Học phí quá cao có thể tạo ra những bác sĩ “móc túi”

Theo dõi VGT trên

Mấy ngày nay, dư luận xôn xao trước thông tin trường Đại học (ĐH) Y dược TP Hồ Chí Minh công bố đề án tuyển sinh năm 2020, theo đó để một sinh viên có được tấm bằng bác sĩ (BS) đa khoa 6 năm sẽ phải đóng gần 525 triệu đồng tiền học phí. Tôi cho rằng học phí cao sẽ là một cái hố bẫy lớn!

Học phí quá cao có thể tạo ra những bác sĩ móc túi - Hình 1

Đào tạo một bác sĩ chuyên sâu ở Việt Nam có thể mất từ 12 – 15 năm. Ảnh: Hải Lý

Thời gian học kéo dài

Tại Mỹ có 151 trường ĐH y khoa đắt đỏ nhất thế giới nhưng đến nay đã có 4 trường tuyên bố miễn học phí, để góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt BS đang ngày càng trầm trọng. Ở Mỹ, để trở thành một BS hệ nội khám bệnh bằng ống nghe và điều trị bằng kê đơn thuốc, cần phải học 4 năm lấy bằng cử nhân, thêm 4 năm lấy bằng BS, học tiếp 3 năm nội trú bệnh viện; tổng thời gian học là 11 năm. Nếu là BS phẫu thuật lồng ngực, phải học 4 năm cử nhân, 4 năm BS, 5 năm nội trú phẫu thuật tổng quát và 2 năm nội trú phẫu thuật lồng ngực, tổng thời gian học 15 năm. Tương tự, để trở thành BS chẩn đoán hình ảnh cũng phải mất thời gian tới 15 năm.

Mô hình học 11 – 15 năm phổ biến ở tất cả các nước phương Tây, cũng như hầu hết các nước châu Á, ngay cả các quốc gia Đông Nam Á cũng đào tạo theo mô hình này.

Nhưng Việt Nam lại đào tạo theo cách khác.

Giai đoạn 1: Để trở thành BS được phép độc lập khám chữa bệnh ở mức thấp nhất, cần học 6 năm lấy bằng BS đa khoa, thêm 1 năm lấy chứng chỉ chuyên khoa định hướng, thêm 1,5 năm đào tạo thực hành lấy chứng chỉ hành nghề; tổng thời gian 8,5 năm.

Giai đoạn 2: Để trở thành BS có chuyên môn phù hợp, học tiếp chuyên khoa cấp I mất 2 năm. Một loại hình đào tạo tương đương dành cho những người xuất sắc hơn là học nội trú hoặc cao học, sau tốt nghiệp có bằng thạc sĩ, thời gian học 3 năm, chưa kể phải ôn thi mất 1 năm mới có cơ may đỗ.

Giai đoạn 3: Để trở thành BS chuyên sâu hơn, cần học chuyên khoa cấp II mất tối thiểu 2 năm nữa hoặc học nghiên cứu sinh 4 năm lấy bằng tiến sĩ. Như vậy, thời gian học y ở Việt Nam là 12,5 hoặc 15,5 năm.

Video đang HOT

Bệnh nhân sẽ phải chi trả khủng

Theo ước tính của Hiệp hội các trường ĐH Y khoa Mỹ (AAMC), học phí trung bình cho 4 năm học lấy bằng cử nhân y khoa là 207.866 USD. Trường Y của ĐH New York học phí 4 năm là 220.000 USD. Các trường công lập ở Mỹ dao động từ 200.000 – 240.000 USD. Thu nhập của một gia đình Mỹ khoảng 50.000 USD nên không thể đóng học phí, vì vậy, phần lớn sinh viên phải vay các ngân hàng thương mại với lãi suất lên tới 10%/năm.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, một sinh viên theo học ngành nghề khác tốt nghiệp 4 năm cử nhân, đi làm lương khởi điểm mỗi tuần tính trung bình vào khoảng 1.263 USD, mỗi năm thu nhập 65.676 USD. Như vậy, tính thô theo cách đơn giản nhất, sinh viên y khoa phải học dài hơn 4 năm mới có bằng BS, họ sẽ mất cơ hội kiếm 262.704 USD so với bạn bè không học y.

Chưa kể số tiền học phí phải đóng thêm trong 4 năm ấy, theo ước tính của AAMC khoảng 200.000 USD nữa. Đó là chưa kể 3 – 7 năm học nội trú. Đây là lý do để sinh viên y có xu hướng chỉ chọn những chuyên ngành kiếm được nhiều tiền. BS chăm sóc sức khỏe ban đầu và BS ở các khu vực nông thôn, do thu nhập không cao, dần trở nên thiếu trầm trọng. AAMC dự báo đến năm 2032, Mỹ sẽ thiếu từ 46.900 – 121.900 BS.

Nước Mỹ đang trở thành tâm điểm của đại dịch Covid-19, với gần 2 triệu người mắc, hơn 111.000 người tử vong, khoảng 1,1 triệu bệnh nhân đang phải điều trị trong đó có 11.000 bệnh nhân nặng. Vậy nhưng, số BS tuyến đầu điều trị hiện chỉ có dưới 65.000 người, cùng với 550.000 điều dưỡng chăm sóc quan trọng. Đại dịch Covid-19 cho thấy cuộc khủng hoảng hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Mỹ là sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ các chuyên gia, thiếu BS ICU, thiếu BS chuyên sâu và nhân viên bệnh viện.

Nguyên nhân gây thiếu BS ở Mỹ, nhiều ý kiến cho là học phí đào tạo y khoa quá cao. Tôi cho rằng, đào tạo y khoa với học phí quá cao rất có thể sẽ tạo ra những BS “móc túi”, bệnh nhân sẽ phải trả những hóa đơn thái quá. BS và người bệnh sẽ chẳng bao giờ hài lòng với nhau, chất lượng chuyên môn sẽ ngày càng giảm xuống. Đơn cử, trong đại dịch Covid-19 ở Mỹ đã xuất hiện những hóa đơn y tế không tưởng, có bệnh nhân phải chi gần 20 tỷ đồng tính theo tiền Việt.

Giảm sinh viên giỏi

Trên toàn thế giới, sinh viên trường y bao giờ cũng phải là những người giỏi nhất, thông minh nhất và tham vọng nhất, đặc biệt là tham vọng trở thành BS. Để chọn được những sinh viên ưu tú, mỗi quốc gia sẽ có những tiêu chí tuyển chọn, với các ngưỡng cụ thể. Ở Việt Nam, ngưỡng tuyển chọn là điểm số đầu vào trong kỳ thi tuyển sinh luôn cao nhất so với các trường ĐH khác. Điều đó cũng dễ hiểu bởi không ai muốn đặt tính mạng của mình vào tay một BS dốt.

Nhưng, khi tiền học phí quá cao so với thu nhập bình quân của người dân sẽ trở thành một tiêu chí chính, nghĩa là số sinh viên giỏi sẽ giảm xuống và số sinh viên có tiền theo học y sẽ tăng lên. Không khó để nhận ra, ở thời điểm hiện tại, lương khởi điểm của BS chưa đến 4,9 triệu đồng/tháng, trong khi sinh viên học ĐH Y phải đóng 7,2 triệu đồng. Đó là điều vô lý mà tôi tin rằng sẽ không ít BS theo mô hình đào tạo ấy sẽ trở thành những kẻ “móc túi” bệnh nhân.

BS là một công việc đặc biệt nên tuyển chọn và đào tạo y khoa cũng phải có cơ chế đặc biệt. Nếu học phí đào tạo quá cao, chắc chắn chất lượng sinh viên y khoa sẽ giảm. Nước Mỹ sau nhiều năm duy trì mô hình đào tạo y khoa với học phí cao khủng khiếp, thì nay đã phải trả giá bằng tình trạng thiếu BS trầm trọng, giá cả dịch vụ y tế ở mức không tưởng, trong khi chất lượng chuyên môn y khoa ở Mỹ không thực sự đáng tin tưởng như người Việt vẫn ám thị, các vụ kiện tụng BS ở Mỹ cũng là nỗi kinh hoàng cho bất cứ ai làm ngành y ở quốc gia này.

Cần tính toán lại nếu học phí trường công lập cao tới cả nửa tỉ đồng

Theo TS Lê Viết Khuyến, học phí trường công lập không thể tăng cao đến mức dự tính 70 triệu đến cả trăm triệu/năm. Với mức này, học sinh gia đình không khá giả, giàu có thì làm sao theo học được. Các trường cần phải cân đối và tính toán lại.

Cần tính toán lại nếu học phí trường công lập cao tới cả nửa tỉ đồng - Hình 1

Theo TS Lê Viết Khuyến, học phí tại các trường công lập không thể tăng quá cao, đặc biệt với các ngành đặc thù như Sức khoẻ, Sư phạm. Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn

Cứ tự chủ là học phí tăng

Trường Đại học Y Dược TPHCM vừa công bố mức học phí tăng "chóng mặt" từ mức 13 triệu đồng/năm lên 50-70 triệu đồng/năm trong phương án tuyển sinh 2020.

Đây không phải lần đầu tiên học sinh, phụ huynh "choáng" với mức học phí tăng "khủng", bởi hễ cứ nhắc đến được tự chủ là học phí sẽ tăng cao gấp nhiều lần. Đáng nói, những trường được tự chủ đều có chất lượng đào tạo thuộc tốp đầu.

Với ngành Răng-Hàm-Mặt của Trường Đại học Y Dược TPHCM, nếu tính theo dự kiến tăng 10% học phí các năm tiếp theo, sinh viên học năm thứ nhất sẽ đóng 70 triệu đồng/năm, năm thứ hai là 77 triệu đồng/năm, năm thứ 3 là 84,7 triệu đồng, năm thứ 4 là 93,1 triệu đồng, năm thứ 5 là 102,4 triệu đồng và năm học thứ 6 là 112,6 triệu đồng.

Như vậy sau 6 năm học, một sinh viên ngành Răng-Hàm-Mặt sẽ phải đóng khoảng 540 triệu đồng học phí.

Ngoài ra, nếu tính thêm tiền đóng các chi phí khác trong trường, lớp, thuê trọ, ăn uống, sách vở... tiết kiệm tối đa thì sau 6 năm, học tổng chi phí cũng khoảng 750 triệu đồng. Một con số mà nhiều gia đình không dám nghĩ đến.

Trong khi đó, bác sĩ ra trường lương cao cũng chỉ khoảng 10 triệu/tháng. Nếu người đó vay tiền đi học, sau khi trừ chi phí sinh hoạt tạm tính 5 triệu/tháng thì cũng mất nhiều năm để "è cổ" trả hết nợ thời sinh viên.

Không chỉ Trường Đại học Y TPHCM mà nhiều trường khác cũng có học mức học phí cao do tự chủ.

Khi đưa ra mức học phí này, các trường đều cam kết rằng sẽ không để sinh viên giỏi nghỉ học vì học phí mà sẽ có chế độ chính sách về học bổng..., nhưng thực tế, tỉ lệ cấp học bổng rất ít so với nhu cầu hoặc mức học bổng cũng không thể "chạy theo" học phí.

Chính vì thế, một vấn đề cần nghiêm túc được nhìn nhận là với mức học phí cao thế này, con em nông dân, người thu nhập thấp, thậm chí ngay cả con nhà công chức, viên chức bình thường dù có giỏi thì cũng khó có cơ hội theo học.

Phải tính lại

Bàn về vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng mức học phí tăng như hiện nay, với đa số học sinh không phải nghèo nhưng gia đình không khá giả, giàu có thì đều sẽ khó khăn.

Các trường công lập được tự chủ, chi phí đào tạo sẽ phải được tính cân bằng giữa thu và chi. Nguồn thu sẽ có từ ngân sách nhà nước cấp, học phí, các hoạt động của nhà trường như nghiên cứu khoa học, dịch vụ, sản xuất, nguồn xã hội hoá... Tất cả các nguồn đó phải được cân bằng lại với chi phí đào tạo.

"Nếu được tự chủ, người học sẽ phải đóng phần lớn trong chi phí đào tạo nhưng vẫn phải trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng xã hội. Đối với các trường công, học phí phải phù hợp, ở mức độ vừa phải và với thu nhập của người dân chứ không được lấy học phí cao chót vót. Các trường cần lưu ý không thể lẫn lộn, không thể đánh đồng giữa học phí và chi phí đào tạo", ông Khuyến thẳng thắn nêu.

Theo nguyên Phó Vụ trưởng, nếu chi phí đào tạo sau tự chủ lên quá cao thì cần tính toán lại để các chi phí khác như nghiên cứu khoa học, dịch vụ, sản xuất... phải "gánh" đi. Các thông tin này phải minh bạch và công khai để xã hội hiểu tại sao học phí lại tăng cao như vậy.

Ông Khuyến chia sẻ: "Nhiều trường sẽ lý giải là không thu như thế không thể đào tạo được, nhưng lãnh đạo các trường phải tính đến con đường giảm chi phí đào tạo, thậm chí là cân đối lại chất lượng đầu ra để vẫn đảm bảo chi phí vừa phải, phù hợp với học phí của người học. Còn nếu muốn tăng hoặc giữ nguyên chất lượng thì phải tìm thêm các nguồn khác chứ không thể nâng vô tội vạ được".

Ngoài ra, các trường có lộ trình tăng học phí quá cao, gấp nhiều lần thì cần phải thông báo từ rất sớm để học sinh không bị động.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ TPHCM lên Bình Dương thăm bạn, cô gái bị tai nạn tử vongTừ TPHCM lên Bình Dương thăm bạn, cô gái bị tai nạn tử vong
13:41:44 24/02/2025
NÓNG: 2 con Từ Hy Viên nhập viện cấp cứuNÓNG: 2 con Từ Hy Viên nhập viện cấp cứu
14:33:19 24/02/2025
Chia sẻ mới nhất của mẹ Bắp từ Singapore về tình hình hiện tại của con traiChia sẻ mới nhất của mẹ Bắp từ Singapore về tình hình hiện tại của con trai
16:53:46 24/02/2025
1 nữ diễn viên yêu toàn mỹ nam hàng đầu showbiz nhưng sau quyết giật chồng, có con ngoài giá thú với người tình U701 nữ diễn viên yêu toàn mỹ nam hàng đầu showbiz nhưng sau quyết giật chồng, có con ngoài giá thú với người tình U70
13:59:36 24/02/2025
Vụ trâu húc 2 người nhập viện ở Bình Chánh: Do nạn nhân chọc ghẹo trâuVụ trâu húc 2 người nhập viện ở Bình Chánh: Do nạn nhân chọc ghẹo trâu
14:11:06 24/02/2025
Hé lộ 3 điều kiện ly hôn của "Tiểu Long Nữ - Dương Quá", có 1 điều khiến ngàn người ngỡ ngàng choáng vángHé lộ 3 điều kiện ly hôn của "Tiểu Long Nữ - Dương Quá", có 1 điều khiến ngàn người ngỡ ngàng choáng váng
13:57:06 24/02/2025
Hoa hậu Nông Thúy Hằng khoe em chồng tương lai, nhan sắc, chiều cao nổi bậtHoa hậu Nông Thúy Hằng khoe em chồng tương lai, nhan sắc, chiều cao nổi bật
13:48:43 24/02/2025
Phát hiện thi thể người đàn ông cháy đen trong khu mồ mả ở Bình ChánhPhát hiện thi thể người đàn ông cháy đen trong khu mồ mả ở Bình Chánh
13:55:28 24/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cô gái Bắc Ninh kể màn rước dâu chưa đầy 1 phút và tấm biển 'lạ' trước cổng

Cô gái Bắc Ninh kể màn rước dâu chưa đầy 1 phút và tấm biển 'lạ' trước cổng

Netizen

19:29:14 24/02/2025
Lấy chồng là anh hàng xóm ở ngay nhà đối diện, cô gái Bắc Ninh gặp nhiều tình huống thú vị trong ngày cưới, trong đó có màn rước dâu thần tốc.
Nga cáo buộc vụ nổ ở lãnh sự quán tại Pháp có dấu hiệu tấn công khủng bố

Nga cáo buộc vụ nổ ở lãnh sự quán tại Pháp có dấu hiệu tấn công khủng bố

Thế giới

18:32:49 24/02/2025
Bà Zakharova đồng thời nhấn mạnh rằng Nga sẽ đề nghị giới chức Pháp điều tra kỹ lưỡng về vụ việc đồng thời tăng cường an ninh tại các trụ sở cơ quan đại diện Nga tại Pháp.
Lộ clip Lộc Hàm say khướt, đi không vững, giữa lúc tin chia tay tình 7 năm khiến cả MXH ăn mừng

Lộ clip Lộc Hàm say khướt, đi không vững, giữa lúc tin chia tay tình 7 năm khiến cả MXH ăn mừng

Sao châu á

18:22:24 24/02/2025
Một blogger chuyên săn tin trong làng giải trí Hoa ngữ đã đăng tải đoạn video ngắn ghi lại khoảnh khắc Lộc Hàm say xỉn khi đi ăn tối cùng Đặng Siêu và một số người bạn thân thiết.
Phát hiện siêu thực phẩm chống cúm

Phát hiện siêu thực phẩm chống cúm

Sức khỏe

18:19:00 24/02/2025
Beta-glucan thường khuyên dùng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giúp ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol, kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng các chất hóa học ngăn ngừa nhiễm trùng.
Phát hiện thi thể nam giới ở bờ sông Sài Gòn, chân có hình xăm mặt quỷ

Phát hiện thi thể nam giới ở bờ sông Sài Gòn, chân có hình xăm mặt quỷ

Tin nổi bật

18:07:56 24/02/2025
Người dân đi dạo thì phát hiện thi thể nam giới ở bờ sông Sài Gòn thuộc địa bàn Thủ Đức, chân người này có hình xăm mặt quỷ.
Salah xứng đáng giành Quả bóng vàng

Salah xứng đáng giành Quả bóng vàng

Sao thể thao

17:50:40 24/02/2025
Ngôi sao người Ai Cập ghi bàn đầu tiên cho Liverpool và kiến tạo bàn thứ hai vào lưới Man City, khiến cựu HLV của Arsenal, Arsene Wenger đã hết lời khen ngợi ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu Quả bóng vàng.
Jang Geun Suk ám ảnh bạn gái cũ tới mức liên tục làm 1 hành động đáng bị ném đá khi mất tỉnh táo

Jang Geun Suk ám ảnh bạn gái cũ tới mức liên tục làm 1 hành động đáng bị ném đá khi mất tỉnh táo

Sao việt

17:07:23 24/02/2025
Trước ống kính, nam diễn viên Jang Geun Suk để lộ chuyện nhiều lần gọi điện thoại cho người yêu cũ sau khi uống rượu.
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng

Ẩm thực

16:59:33 24/02/2025
Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng. Bữa tối vừa ngon lại có sự trải nghiệm hương vị mới mẻ thế này chắc chắn cả nhà sẽ thích.
Lạ nhưng thật: Cướp cầm dao kề vào mặt, nhân viên siêu thị tỉnh bơ hỏi một câu 5 chữ liền thoát nạn

Lạ nhưng thật: Cướp cầm dao kề vào mặt, nhân viên siêu thị tỉnh bơ hỏi một câu 5 chữ liền thoát nạn

Lạ vui

14:57:02 24/02/2025
Mới đây, một nhân viên cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản đã được khen thưởng vì hành động dũng cảm và mưu trí khi đối mặt với tên cướp có vũ khí. Anh đã khéo léo khiến tên cướp mất cảnh giác rồi nhanh chóng khống chế, bắt giữ.
Khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 24/2 - 2/3/2025 đem đến may mắn, tài lộc

Khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 24/2 - 2/3/2025 đem đến may mắn, tài lộc

Trắc nghiệm

14:52:59 24/02/2025
Để lựa chọn khung giờ vàng động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 24/2 - 2/3/2025, bạn có thể tham khảo dưới đây để thực hiện công việc được thuận lợi, may mắn.
Không thời gian - Tập 48: Tình cảm giữa Hùng và Hạnh có tín hiệu khởi sắc

Không thời gian - Tập 48: Tình cảm giữa Hùng và Hạnh có tín hiệu khởi sắc

Phim việt

14:47:45 24/02/2025
Ông Cường và bà Hồi đã gỡ bỏ được những khúc mắc trong quá khứ, giúp chuyện tình cảm của hai người con có tín hiệu khởi sắc.