Học phí online mùa dịch: Phụ huynh, nhà trường cùng chia sẻ
Các trường ĐH cũng như các trường phổ thông ngoài công lập đang triển khai dạy học trực tuyến. Vấn đề thu học phí được phụ huynh và dư luận đặc biệt quan tâm.
Học sinh học online
Trường tư thu phí học trực tuyến ra sao?
Ngày 17/3, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản hướng dẫn các trường ngoài công lập thoả thuận mức thu học phí trực tuyến với phụ huynh phù hợp với thực tế. Sở yêu cầu, chi phí hỗ trợ học online, học phí của tháng đã thu và tháng sau khi trở lại trường không vượt quá tổng học phí cả năm học mà trường đã thông báo từ trước.
Cô Văn Thuỳ Dương, Phó hiệu trưởng Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh cơ sở Cầu Giấy cho biết, ngay từ sau khi học sinh nghỉ phòng chống dịch bệnh, trường chỉ đạo giáo viên biên soạn giáo trình, giao bài tập, nhận bài, chấm điểm cho học sinh. Rất nhiều công việc giáo viên thực hiện tuy nhiên đến thời điểm này, trường chưa quyết định thu học phí.
Tình hình dịch bệnh phức tạp, chưa biết thời điểm nào mới kết thúc, trong khi đó kỳ thi THPT quốc gia đang đến gần, do đó, ngày 11/3 ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường đã có buổi làm việc với nhà trường đề nghị trường dạy học trực tuyến, phụ huynh đồng hành, hỗ trợ mức phí 1 triệu đồng/tháng để cùng nhà trường “vượt qua khó khăn” trong tháng 2, 3 sau đó mới có quyết định khác. Mức hỗ trợ 1 triệu đồng bằng 50% mức thu học phí bình thường của trường.
Lãnh đạo Hệ thống Archimedes School cho biết, đơn vị dạy học trực tuyến ngay từ tuần nghỉ học đầu tiên, duy trì trả lương 100% cho giáo viên tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa có quyết định về mức học phí. Ban đầu, trường chỉ dạy Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ nhưng khi học sinh nghỉ học kéo dài, đơn vị cho dạy học tất cả các môn. Nói về lý do chưa đưa ra mức học phí, lãnh đạo nhà trường cho rằng, thời điểm dịch bệnh, phụ huynh cũng có những khó khăn vì thế đợi khi học sinh quay lại trường học, nhà trường mới tính toán mức thu phù hợp. Được biết, hệ thống giáo dục này có nhiều mức thu khác nhau từ 4-6 triệu đồng/tháng.
ại học giảm học phí cho sinh viên
Video đang HOT
Để ứng phó với những diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Trường Đại học Lâm nghiệp đã quyết định tiếp tục triển khai học kỳ II năm học 2019-2020 bằng hình thức học trực tuyến đối với bậc đào tạo đại học ở cả cơ sở chính tại Xuân Mai và Phân hiệu của nhà trường tại tỉnh Đồng Nai từ ngày 16/3/2020.
GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết bên cạnh việc chuẩn bị phương án để giáo viên lên giảng đường giảng dạy theo hình thức “phòng học không sinh viên”, Trường Đại học Lâm nghiệp cho phép giảng viên đăng ký giảng dạy trực tuyến tại nhà. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ gói cước internet phù hợp để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Theo GS. Trần Văn Chứ, do là trường công lập nên các giảng viên, cán bộ nhân viên nhà trường vẫn được nhận lương đầy đủ theo đúng thang bảng lương quy định. Chính vì vậy, trường không tính đến chuyện thu học phí khi sinh viên học online. Nếu dịch còn kéo dài lâu thì lúc đó trường sẽ có văn bản kiến nghị lên Bộ GD&ĐT để có phương án.
Để giảm bớt khó khăn khi học trực tuyến vì Covid-19, ĐH Thương Mại sẽ thanh toán toàn bộ chi phí mạng 3G cho 20.000 sinh viên, học viên với mức giá gói dịch vụ cao nhất. Hiện tại, trường cũng chưa thu bất kỳ khoản học phí nào đối với sinh viên. Nếu dịch kéo dài, phải học online thì trường sẽ có phương án cụ thể.
Trong khi đó, ngày 19/3, nhiều trường ĐH ở TPHCM cho biết sẽ giảm 20% học phí học kỳ II cho sinh viên, đồng thời hỗ trợ mua trả góp máy tính, smartphone để chia sẻ những khó khăn do Covid-19.
PGS.TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết, trong hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp, để đồng hành và hỗ trợ sinh viên cùng gia đình, nhà trường thực hiện giảm học phí học kỳ II. Mức giảm tối đa 20% tổng học phí phải đóng. Mức giảm này áp dụng cho các sinh viên đã đóng học phí trước ngày 25/3. Với những sinh viên năm cuối, nếu đã đóng học phí thì lên trường nhận lại 20% học phí đã đóng.
TS Lê Sĩ Hải, Giám đốc Điều hành Trường ĐH Văn Hiến, nhà trường hỗ trợ 20% học phí các môn học online và 10% đối với các môn học offline tất cả sinh viên Văn Hiến. Áp dụng ngay từ 16/3.
Cũng theo ông Hải, ngoài giảm học phí, trường còn hỗ trợ sinh viên gói cước phí tốc độ cao để học tập trực tuyến, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc gặp khó khăn về phương tiện học tập như không có smartphone hay laptop sẽ được nhà trường hỗ trợ mua trả góp hoặc cho mượn. “Dự kiến nhà trường cung cấp khoảng 100 máy tính bảng, điện thoại thông minh và laptop cho sinh viên khi có nhu cầu”, ông Hải nói.
Tương tự, Trường ĐH Văn Lang cũng quyết định giảm 20% học phí đối với học phần học online sinh viên đã đăng ký và tham gia lớp học. Hỗ trợ 10% học phí đối với học phần không dạy online và học phần không đăng ký học online. Sinh viên hoàn thành đóng 100% học phí trước ngày 30/3/2020.
ĐH Thương mại sẽ thanh toán toàn bộ chi phí mạng 3G cho 20.000 sinh viên, học viên với mức giá gói dịch vụ cao nhất.
Theo tienphong.vn
Có nên đem nội dung học online vào đề thi?
Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu để tinh giản nội dung chương trình học lớp 12, nhưng không có chuyện cắt giảm một cách cơ học.
Bộ GD&ĐT khẳng định không cắt giảm chương trình học một cách cơ học
Thuận lợi cho học sinh
Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, đến thời điểm này, đa số địa phương đều cho học sinh nghỉ học kéo dài gần 2 tháng.
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã tuyên bố, sẽ có một số điều chỉnh "phù hợp tình hình mới" cho kỳ thi năm nay. Theo đó sẽ sớm công bố đề minh hoạ các môn thi đồng thời giảm tải chương trình nhằm phù hợp với điều kiện dạy học của các nhà trường hiện nay.
"Vì thế, trong điều kiện bắt buộc cũng nên tính đến phương án học gì thi nấy, cắt giảm nội dung cụ thể, còn nói giảm độ khó đề thi sẽ rất mơ hồ, các em vẫn phải học hết SGK".
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường THCS-THPT Marie Curie
Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho rằng, giảm tải chương trình và công bố đề minh họa là hai nội dung phù hợp, đúng đắn, thuận lợi cho học sinh ở thời điểm này. "Bởi trước đó, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có các đề xuất như giảm bớt môn thi, bỏ 2 bài thi tổ hợp, thậm chí bỏ cả kỳ thi... Tôi cho rằng, đề xuất như vậy gây hoang mang, lo lắng cho học sinh cuối cấp. Việc bỏ bớt môn thi, bỏ thi không hợp lý, tạo sự không công bằng, khách quan giữa các môn thi, tạo tiền lệ xấu", thầy Tùng nói.
Thầy Tùng đề xuất, Bộ GD&ĐT nên bỏ phần kiến thức lớp 11 vì vài năm trở lại đây, kiến thức lớp 11 chỉ chiếm khoảng 10% đề thi, nhưng học sinh vẫn phải ôn tập rất nhiều. Ngoài ra, phương pháp học trực tuyến như hiện nay mới chỉ là giải pháp tình thế, khi đi học trở lại, thầy trò sẽ rất vất vả để chạy đua với học và ôn tập. Do đó, đề thi nên tập trung nhiều vào nội dung, kiến thức vào học kỳ I, học kỳ II chỉ nên chiếm 20-30%. Chưa kể, các địa phương sẽ căn cứ thực tế dịch bệnh cho học sinh nghỉ học, nếu nghỉ học quá lâu sẽ không đủ thời gian để học hết chương trình.
Ông Lê Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Quan (Hà Nội), đánh giá, điều chỉnh của Bộ GD&ĐT là kịp thời, hợp lý, giúp học sinh bình tĩnh, tự tin hơn. Trước đó, dù học sinh có được giao bài tập, học trực tuyến nhưng nghỉ học kéo dài, các em không tránh khỏi tâm lý lo lắng. Ông Dũng cho biết, nhà trường sẽ chờ đợi giảm tải cụ thể của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn của sở để giáo viên thiết kế chương trình dạy học.
Hiện nay, Hà Nội yêu cầu 100% học sinh học qua truyền hình, giáo viên chủ nhiệm thông báo lịch học tới phụ huynh, học sinh toàn trường. Thầy cô bộ môn sẽ giải đáp thắc mắc nếu học sinh chưa hiểu bài. Tuy nhiên, việc học theo phương pháp này chưa thể kiểm tra, đánh giá hiệu quả ngay mà phải chờ đi học trở lại. Đã có hơn 90% học sinh tham gia học theo phương thức này và có chế độ báo cáo hằng ngày cho giáo viên.
Nên học gì thi nấy
Nhiều giáo viên cho rằng, những năm trước, trong quá trình ôn tập, giáo viên thường dạy hết chương trình SGK, ôn tập các dạng bài, đào sâu kiến thức để các em có thể vận dụng làm được cả bài cơ bản và nâng cao.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Marie Curie, người trước đó đề xuất Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bỏ 2 bài thi KHTN và KHXH, giảm tải chương trình học cho rằng, hiện tại, điều chỉnh của Bộ mới chỉ tính đến thời điểm học sinh nghỉ học đến hết tháng 3. Nếu học sinh tiếp tục nghỉ học hết tháng 4, tháng 5, Bộ phải có phương án khác.
Tuy nhiên, ông Khang cho rằng, phải có thời gian học thực tế ở nhà trường mới đem nội dung học vào đề thi. Không thể học online 3-4 tháng nhưng vẫn đem kiến thức, nội dung đó vào đề vì học trực tuyến không đảm bảo tính đồng bộ về phương tiện, năng lực tổ chức, điều kiện từng gia đình. "Vì thế, trong điều kiện bắt buộc cũng nên tính đến phương án học gì thi nấy, cắt giảm nội dung cụ thể, còn nói giảm độ khó đề thi sẽ rất mơ hồ, các em vẫn phải học hết SGK", ông Khang nói.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ đang rà soát, nghiên cứu để tinh giản chương trình theo hướng giảm nhẹ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện chương trình. Do đó, sẽ không có chuyện cắt giảm nội dung, chương trình một cách cơ học. "Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện tinh giản nội dung nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu, chất lượng", ông Thành nói.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng cho rằng, trước những ý kiến khác nhau về kỳ thi, tránh gây tâm lý hoang mang, lo lắng không đáng có cho học sinh, Bộ đã có những điều chỉnh. Do đó, học sinh nên yên tâm ôn tập, chuẩn bị nền tảng kiến thức tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Trong công văn 4612 hướng dẫn của Bộ GD&ĐT năm 2017, Bộ đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong SGK hiện hành, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK...
HÀ LINH (tienphong.vn)
Tranh cãi chuyện thu phí học trực tuyến giữa dịch COVID-19 Học sinh nghỉ học kéo dài vì dịch bệnh COVID-19, trong khi các trường tư vẫn phải duy trì trả lương cho giáo viên và dạy trực tuyến. Nhiều ngày qua, câu chuyện phụ huynh Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) được yêu cầu thu thêm tiền để phục vụ việc học trực tuyến trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang gây tranh...