Học phí nhiều trường đại học đồng loạt ‘tăng vọt’ từ năm 2022
Từ năm 2022, các cơ sở giáo dục đại học sẽ được điều chỉnh tăng học phí theo quy định tại Nghị định mới của Chính phủ về thu chi học phí (NĐ 81/2021/NĐ-CP).
Theo quy định của Nghị định 81/2021/NĐ-CP, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ có các mức khác nhau tùy thuộc vào từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.
Cụ thể từ năm học 2022 – 2023 đến năm học 2025- 2026, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ tăng dần. So với năm học 2021 – 2022, một số ngành đào tạo có mức học phí “tăng vọt”.
Theo phương án tuyển sinh của nhiều trường đại học, mức học phí từ năm tuyển sinh 2022 đều đồng loạt tăng.
Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã có thông báo tuyển sinh đại học năm 2022. Theo đó, mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2022 như sau:
Năm học 2022-2023: 4.200.000 đồng/tháng. (tương đương 42.000.000 đồng/năm);
Năm học 2023-2024: 4.400.000 đồng/tháng. (tương đương 44.000.000 đồng/năm);
Năm học 2024-2025: 4.600.000 đồng/tháng. (tương đương 46.000.000 đồng/năm);
Năm học 2025-2026: 4.800.000 đồng/tháng. (tương đương 48.000.000 đồng/năm).
Đối với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trong mùa tuyển sinh 2022, dự kiến có các mức học phí tương ứng với từng chương trình đào tạo:
Chương trình Đào tạo chuẩn dao động từ 22 – 28 triệu đồng/năm;
Chương trình ELiTECH dao động từ 40 – 45 triệu đồng/năm;
Các chương trình như: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10, IT-E10x); Công nghệ thông tin Việt – Pháp (IT-EP, IT-EPx); Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14, EM-E14x) có học phí dao động từ 50 – 60 triệu đồng/năm
Chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế dao động từ 45 – 50 triệu đồng/năm;
Chương trình Đào tạo quốc tế dao động từ 55 – 65 triệu đồng/năm,
Chương trình TROY (học 3 kỳ/năm) dao động từ 80 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh dự kiến mức học phí trung bình trong năm học 2022 – 2023 đối với chương trình chính quy đại trà là 27,5 triệu đồng/năm; đối với chương trình chất lượng cao là 72 triệu đồng/năm; đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật là 55 triệu đồng/năm.
Dự kiến mức học phí trung bình qua các năm của trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Chụp màn hình)
Trong năm học 2023-2024, mức học phí trung bình dự kiến tăng đối với chương trình chính quy đại trà là 30 triệu đồng/năm; đối với chương trình chất lượng cao là 80 triệu đồng/năm; đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật là 60 triệu đồng/năm.
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thông tin mức học phí theo nhóm ngành cho sinh viên đại học chính quy tập trung khóa 2022 khi thực hiện cơ chế tự chủ đại học. Theo đó, mức học phí dao động từ 16 đến 24 triệu đồng đối với hệ Chuẩn, 60 triệu đồng đối với hệ Chất lượng cao.
Cụ thể mức học phí với nhóm ngành Khoa học xã hội nhân văn như sau:
Các ngành có mức học phí 16.000.000 đồng/năm học bao gồm: Triết học, Tôn giáo học, Lịch sử, Địa lý, Thông tin – thư viện, Lưu trữ học (Trong năm học 2022-2023, ngành này sẽ được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ 35% học phí nên sinh viên sẽ đóng học phí là 13.000.000 đồng);
Các ngành có mức học phí 18.000.000 đồng/năm học bao gồm: Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Văn học, Văn hóa học, Xã hội học, Nhân học, Đông Phương học, Việt Nam học, Quản trị văn phòng, Công tác xã hội, Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Quản lý thông tin, Đô thị học;
Các ngành có mức học phí 20.000.000 đồng/năm học: Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Báo chí, Truyền thông đa phương tiện.
Công bố dự kiến học phí của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. (Ảnh: Chụp màn hình)
Mức học phí đối với nhóm ngành Ngôn ngữ, Du lịch như sau:
Các ngành: Ngôn ngữ Italia, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Nga có mức học phí 19.200.000 đồng/năm học (trong năm học 2022-2023, ngành này sẽ được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ 35% học phí, nên sinh viên sẽ đóng học phí là 15.600.000 đồng);
Các ngành: Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Đức có mức học phí 21.600.000 đồng/năm học
Các ngành: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có mức học phí 24.000.000 đồng/năm học.
Các ngành đào tạo hệ Chất lượng cao do thí sinh tùy chọn đăng ký sẽ có mức học phí 60.000.000 đồng/năm học (bao gồm các ngành: Quan hệ quốc tế, Báo chí, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Ngôn ngữ Đức, Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành).
Với chương trình liên kết quốc tế 2 2 sẽ có mức học phí 2 năm đầu ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh như sau: Ngành truyền thông và ngành quan hệ quốc tế liên kết với Trường Đại học Deakin có mức học phí 60 triệu đồng/năm học. Ngành ngôn ngữ Anh liên kết với Trường Đại học Minnesota Crookston có mức học phí là 82 triệu đồng/năm học; Ngành ngôn ngữ Trung Quốc liên kết với Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây có mức học phí là 45 triệu đồng/năm học.
Theo Đề án tuyển sinh Đại học chính quy năm 2022 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, mức học phí dự kiến cho năm học 2022 – 2023 của trường từ 41 triệu đồng đến gần 44,5 triệu đồng.
Mức học phí dự kiến cho năm học 2022 – 2023 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cụ thể, với các ngành Y khoa, dược học, Răng – Hàm – Mặt, mức học phí dự kiến cao nhất không quá 44.368.000 đồng.
Với các ngành Điều dưỡng, dinh dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học; Kỹ thuật Hình ảnh y học; Khúc xạ nhãn khoa, Y tế công cộng mức học phí dự kiến cao nhất không quá 41.000.000 đồng
Nhà trường cho biết, đây là đơn giá học phí dự kiến sẽ được áp dụng trong năm học 2022 – 2023, để đáp ứng sự nhu cầu cao về chất lượng nhân lực y tế khi tốt nghiệp đại học. Đơn giá học phí các năm sau có thể được điều chỉnh trượt giá theo quy định.
Nữ thủ khoa trường Kinh tế với điểm GPA gần tuyệt đối
Đạt số điểm gần như tuyệt đối 3,97/4, Văn Thị Phương Thanh đã xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Nhìn lại một hành trình dài, nữ sinh sinh năm 2000 chia sẻ: "Kết quả mà mình đạt được không chỉ được xây dựng trong thời gian vài năm đại học mà còn được tích lũy rất nhiều từ những năm tháng phổ thông".
Tân thủ khoa cảm thấy may mắn khi suốt những năm tháng phổ thông được theo học trong một môi trường top đầu trong thành phố và từ những năm tháng ấy, cô xây dựng được cho mình ý thức tự giác, tự tìm tòi nghiên cứu trong học tập - những hành trang quý giá khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học.
Văn Thị Phương Thanh xuất sắc trở thành thủ khoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với GPA 3,97/4
Với Phương Thanh, việc trở thành một sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng "như một cơ duyên" khi đã có thời điểm, cô không đủ tự tin để điền nguyện vọng vào trường. Sau khi có kết quả tốt nghiệp THPT và nhận được lời khuyên cũng như động viên của mẹ, cô mới mạnh dạn thay đổi nguyện vọng và đỗ vào ngôi trường mơ ước.
Tích cực tương tác với giảng viên là bí quyết học tập hiệu quả
Cũng giống như hầu hết sinh viên năm nhất, Phương Thanh cũng có khoảng thời gian bị "ngợp" trước những khác biệt của môi trường đại học. Tân thủ khoa chia sẻ: "Việc học ở đại học khác với thời trung học rất nhiều khi không còn được cầm tay chỉ việc, phương pháp giảng dạy cũng khác yêu cầu các sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu bên ngoài rất nhiều".
Bên cạnh đó, việc phải liên tục thay đổi lớp học trong những ngày đầu theo tín chỉ cũng khiến cho cô cảm thấy khó khăn trong việc kết nối với các bạn học hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực, chăm chỉ và ham học hỏi của mình, Phương Thanh nhanh chóng bắt nhịp với môi trường mới, cô bộc bạch: "Ngay từ ban đầu, em đã chuẩn bị sẵn tâm thế vào đại học không phải để "xõa" như nhiều người vẫn nói mà luôn nghiêm túc với bản thân trong việc học trên lớp cũng như tìm tòi đọc thêm, nghiên cứu thêm.
Bí quyết học tập của em là không dồn tất cả kiến thức học vào trước kì thi vì như vậy sẽ rất bị động. Vào đầu kì, em đã xác định bắt đầu học từng chút một nên đến khi ôn thi cuối kì sẽ nhàn hơn rất nhiều, có nhiều thời gian hơn và bản thân cũng thoải mái hơn"
Với môn học đại cương "khó nhằn" như Triết học, cô chọn phương pháp vẽ sơ đồ tư duy, gạch và nắm chắc những ý chính để việc học trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Nữ sinh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tương tác với giảng viên trong quá trình học tập: "Việc nghe giảng trên lớp rất quan trọng vì lúc các thầy cô giảng có những điều còn thắc mắc chưa hiểu thì có thể hỏi luôn để tìm lời giải đáp".
Thời gian rảnh, nữ sinh nói thích dành thời gian cho việc làm bếp. Cô tâm sự, dù không phải người nấu ăn quá giỏi nhưng việc vào bếp và tập trung vào các món ăn và không phải suy nghĩ quá nhiều giúp cô xả stress khá hiệu quả sau những giờ học tập mệt mỏi.
Nỗ lực không ngừng giúp cho tân thủ khoa luôn duy trì thành tích học tập ấn tượng: giành học bổng khuyến học của trường THPT Nguyễn Tất Thành suốt 3 năm phổ thông, đạt học bổng tất cả các kì tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đạt giải Ba trong cuộc thi nghiên cứu khoa học của trường...
Không kì vọng được săn đón
Chia sẻ với VietNamNet, Phương Thanh cho rằng, bên cạnh sự vui mừng và hãnh diện thì việc đạt được một thành tích cao cũng đi cùng với những kì vọng rất cao của mọi người.
"Nhưng với mình, những áp lực cũng chỉ là một phần, sau cùng, cuộc sống của mình là do bản thân tự quyết định".
Theo nữ sinh, gia đình chính là động lực lớn nhất với bản thân.
"Đúng là ko có con đường nào là bằng phẳng cả, ai cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn thử thách thôi. Những lúc cảm thấy mệt mỏi và chán nản thì mình hay tìm đến gia đình. Bố mẹ và anh chị luôn sẵn lòng lắng nghe, chia sẻ và đưa ra lời khuyên để giúp mình vượt qua những khoảng thời gian khó khăn như thế".
Cô cũng tin rằng việc trở thành thủ khoa của một trường đại học lớn là hành trang quý giá nhưng khẳng định bản thân không kì vọng nhiều vào việc thành tích này sẽ giúp cô được các công ty lớn chào đón mà năng lực làm việc mới chính là yếu tố quan trọng nhất trong mắt các nhà tuyển dụng.
Hiện tại, Phương Thanh đang làm chuyên viên tư vấn tài chính tại một công ty chứng khoán lớn và tập trung toàn bộ vào việc phát triển sự nghiệp theo đúng chuyên ngành đã học.
Nhiều trường đại học tăng học phí, có trường tới 40% Trong năm học 2022-2023, một số trường đại học đã dự kiến tăng học phí theo nghị định của Chính phủ, mức tăng lớn nhất là 40% ở ngành Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt. Theo Nghị định 81, từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025- 2026, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục ĐH công...