‘Học phí ngành Y ở Việt Nam cao nhất nhưng lương bác sĩ khởi điểm lại thấp nhất’
Chi phí học Y tại Việt Nam khoảng 5.000 USD, cao gần gấp đôi thu nhập bình quân một người 2.700 USD/năm; trong khi lương bác sĩ khởi điểm 4-5 triệu đồng/tháng.
Bác sĩ Trần Huỳnh (tên tiếng Anh là Huynh Wynn Tran), đang làm việc tại Bệnh viện Assistant Professor, Los Angeles, Mỹ đưa ý kiến trước việc Đại học Y- Dược TP.HCM và một số trường có ngành Y tăng học phí. Trong đó ông nhấn mạnh đến cơ hội thành bác sĩ của sinh viên tâm huyết, và học phí tăng thì thu nhập có tăng lên không:
Trong lúc tình hình kinh tế thế giới chao đảo vì COVID-19, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam giảm, thì trường Đại học Y Dược TP.HCM tăng học phí, có ngành cao hơn gấp 5 lần như Y và Răng Hàm Mặt lên 68-70 triệu đồng, tương đương 3,000 USD/năm học.
Việc tăng học phí lên 5 lần như thế có thể lấy đi cơ hội thành bác sĩ của những của sinh viên học sinh thực sự có tâm huyết và sinh viên nghèo với ngành Y.
Hiện chi phí ăn uống, ở trọ và đi lại tại TP.HCM trung bình khoảng 3-5 triệu đồng (khoảng 200 USD/tháng và khoảng 2.000 USD/năm học). Như vậy, chi phí ăn uống và học Y tại Sài Gòn mỗi năm khoảng 120 triệu (tương đương 5.000 USD).
Trong 6 năm học Y tại Việt Nam, chi phí ít nhất đã là 720 triệu cho mỗi sinh viên (chưa kể dự tính tăng 10% mỗi năm).
Sau khi ra trường, một bác sĩ phải đi học thêm ít nhất 18 tháng để có bằng hành nghề, học cao học 2 năm, hay làm bác sĩ 2-3 năm. Như vậy sẽ thêm khoảng 200 triệu đồng và cộng thêm cả chi phí ăn, ở trong 18-24 tháng đó.
Rõ ràng tổng số tiền ít nhất để thành bác sĩ tại Việt Nam khoảng 1 tỷ đồng (43.000 USD). So với thu nhập trung bình một người Việt Nam khoảng 2.700 USD/năm thì những con số chi phí để học Y quá cao.
Bác sĩ Trần Huỳnh, làm việc tại Bệnh viện Assistant Professor, Los Angeles, Mỹ. (Ảnh: NVCC)
Một số ý kiến cho rằng sinh viên nghèo, nếu học giỏi vẫn có thể học ngành Y do trường có chương trình học bổng (trường Đại học Y- Dược TP.HCM có hỗ trợ 800 học bổng trên 2.100 sinh viên).
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để thành bác sĩ là sinh viên phải yêu thích nghề Y và có tâm huyết với nghề. Học giỏi (dựa vào bảng điểm) không phải là điều duy nhất để thành bác sĩ. Rất nhiều nghiên cứu và thực tế chỉ ra điểm cao trong lúc học Y không liên quan gì đến thành một bác sĩ giỏi và tận tâm sau này.
Đẩy học sinh tâm huyết với nghề Y ra xa
Do học bổng chỉ dành cho top 10-25% sinh viên giỏi, phần lớn sinh viên y khoa còn lại (trên 50%) vì nhiều lý do không có bảng điểm hoàn hảo, và sẽ không có học bổng hỗ trợ. Với chi phí học cao gần gấp đôi so với thu nhập của người dân Việt Nam, nhiều em sinh viên và gia đình không thể tiếp tục đi học.
Nhưng, đây có thể là những sinh viên tâm huyết nhất với ngành Y và có thể sẽ trở thành những bác sĩ giỏi nhất sau này. Học phí quá cao sẽ khiến các bạn tâm huyết với nghề Y không thể theo đuổi những năm còn lại.
Video đang HOT
Nhiều học sinh bậc THPT có tâm với ngành Y, nhưng không phải là những học sinh giỏi nhất, và các em sẽ không có cơ hội học bổng nếu được nhận vào trường Y. Các em này sẽ chọn học ngành khác thực tế hơn. Bởi 120 triệu/năm học là khả năng quá cao để em và gia đình có thể đeo đuổi.
Sinh viên nghèo dồn thời gian đi làm thêm
Học phí tăng khiến nhiều sinh viên nghèo dồn hết thời gian vào bảng điểm hay làm thêm để kiếm tiền.
Đào tạo bác sĩ mất rất nhiều thời gian, thường ít nhất 10-11 năm để có một bác sĩ giỏi và tâm với nghề Y. Nghề Y cần các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, và kiến thức rộng. Đây là những thứ không thể học bằng sách vở và không thể đánh giá bằng bảng điểm.
Tôi có cơ hội làm việc với nhiều sinh viên Y khoa tại Việt Nam học rất giỏi, có bảng điểm tuyệt đối, nhưng tính nhân ái, kiến thức xã hội, và cách đối xử với bệnh nhân của các bạn thì còn ngây ngô. Tôi từng viết và nói nhiều về sự cần thiết của tăng kiến thức xã hội, tiếng Anh chuyên ngành, và kỹ năng sống cho các sinh viên Y khoa Việt Nam.
Hiện nay, nhiều trường Y tại Mỹ đã bỏ cách tính điểm trong trường, đa số là trường đều chuyển thành pass/fail cho các môn học vì muốn sinh viên Y chú trọng vào kiến thức và kỹ năng, không chú trọng vào bảng điểm.
Đào tạo Y khoa tại Việt Nam hiện nay có thể ví dụ học phổ thông cấp 4 khi các em sinh viên phải học thi, thi học, rất vất vả, với điểm số là quan trọng nhất. Vì đây là tiêu chuẩn để được thi nội trú, để được thi cao học, và để được xin việc sau này.
Để tồn tại và có tiền đóng học phí, những sinh viên nghèo phải học ngày đêm để có điểm top hoặc đi làm thêm bên ngoài. Cả hai việc này đều sẽ không tạo ra một bác sĩ có tâm huyết.
Sinh viên thực hành soi kính hiển vi. (Ảnh: H.C)
Học phí cao nhất, thu nhập nhất nhất
Theo mức thang học phí mới như các trường dự kiến thu thì Y khoa tại Việt Nam sẽ là một trong những ngành có học phí cao nhất. Tính ra, chi phí học Y tại Việt Nam khoảng 5.000 USD, cao gần gấp đôi thu nhập trung bình một người dân Việt Nam 2.700 USD/năm.
Trong khi đó, lương bác sĩ khởi điểm khoảng 4-5 triệu đồng/tháng, tương đương 200-300USD/tháng, khoảng 2.500-3.000 USD/năm. Mức lương này thuộc dạng thu nhập thấp nếu trên 10 năm đầu tư học hỏi.
Tại các nước khác, lương một bác sĩ trung bình cao hơn 4- 6 lần so với thu nhập trung bình của người dân, đền bù công sức đèn sách học hành hơn 10 năm.
Cuối cùng, ai sẽ được học Y tại Việt Nam?
Có thể chỉ còn những sinh viên rất giàu và những sinh viên rất nghèo nhưng học giỏi trên sách vở có thể tiếp tục học. Tuy nhiên, cả hai nhóm sinh viên sẽ cho ra những bác sĩ ở hai thái cực khác nhau. Cái chúng ta cần nhất là những bác sĩ có tâm với nghề Y và là những nhà lâm sàng giỏi, mà ngay từ đầu những sinh viên này có thể đã bị loại bỏ do học phí quá cao.
Giải pháp là gì?
Đó là cần hỗ trợ từ nhiều nguồn. Tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới, học y khoa là một trong những cách đầu tư chắc chắn và hiệu quả nhất. Vì vậy, các ngân hàng thường kết hợp với trường Y cho sinh viên vay tiền học. Dù lãi suất cao, nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên y khoa sau khi ra trường đều có thể trả nợ (mặc dù mất khá nhiều thời gian).
Nhiều tỉnh miền Tây có chương trình hỗ trợ cho các sinh viên Y khó khăn học tại Sài Gòn nhưng các em sẽ cần nhiều hơn nữa do học phí đã tăng 5 lần.
Các hoạt động xã hội, nghiên cứu, kỹ năng khác nên có những học bổng tương tự.
Bên cạnh đó, tăng lương bác sĩ và trả lương bác sĩ nội trú. Lương trung bình của bác sĩ tại Việt Nam hiện nay chưa cao. Mặc dù có nhiều bác sĩ làm việc ở bệnh viện tư có mức lương rất cao, lương trung bình ở mặt bằng chung vẫn chưa xứng đáng với công sức bỏ ra trong hơn 10 năm học hành.
Cần loại bỏ học phí ở chương trình cao học hoặc bác sĩ nội trú. Các bác sĩ nội trú này có thể giam gia chữa bệnh và góp phần vào chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Cơ hội tự học, trau dồi kỹ năng sống khi nghỉ học vì corona
Không hẹn mà gặp, nhiều bạn đọc chia sẻ ý tưởng, giải pháp cùng cách nhìn tích cực nhân việc con nghỉ học vì dịch. Xin giới thiệu hai ý kiến từ hai miền đất nước.
Tự học dựa vào Internet, con sẽ có cơ hội được học từ nhiều thầy cô khác nhau - Ảnh: H.NG.
Thời gian nghỉ học vì dịch là lúc để các con hiểu rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng tuân theo những lịch trình, kế hoạch đã vạch sẵn. Điều quan trọng là dù ở những chặng đường nào, tình huống nào, ta cũng tìm cho mình nguồn vui và sống có ý nghĩa.
Hồng Ngân
Không được đến trường đối với học sinh là một thiệt thòi, nhưng giữa sức khỏe và kiến thức thì lựa chọn an toàn là một quyết định sáng suốt. Tôi là một phụ huynh có con trong độ tuổi đi học, nhận thấy đây chính là thời điểm mà chúng ta phải nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực nhất.
Tự học dựa vào Internet
Trong khi đội ngũ y bác sĩ và những người phục vụ trong ngành y, quân đội... đang ngày đêm âm thầm làm việc không quản hiểm nguy để ngăn chặn dịch bệnh thì phụ huynh hãy tranh thủ giúp con phát huy khả năng tự học của mình. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho con, giúp con phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống - những điều mà trường học còn hạn chế.
Trong thời đại 4.0, nếu học sinh chỉ dựa vào kiến thức tiếp thu trên lớp sẽ không đủ để hoàn thành nhiệm vụ học tập, mà cần tận dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là Internet. Với phần tự học qua Internet, phụ huynh cần hỗ trợ và sát cánh, hướng dẫn chi tiết cho con.
Trước khi học phải có lịch học cụ thể môn gì và học nội dung nào. Để vào học chỉ cần gõ nội dung cần học và tìm kiếm đoạn video bài giảng mà mình thấy dễ học, dễ tiếp thu, có hứng thú nhất. Các con sẽ thấy mình phù hợp với mỗi kiểu trình bày, giảng dạy của các thầy, cô giáo khác nhau. Với kinh nghiệm của nhiều thầy cô từ mọi miền, chắc chắn các con sẽ tiến bộ.
Hãy là khán giả của con
Phương pháp tự học con có thể áp dụng là kết hợp đọc tin bài phù hợp với vẽ và sử dụng bản đồ tư duy. Thuyết trình là bước cuối cùng để đánh giá quá trình tự học của các con. Với phương châm chủ động, tích cực tích lũy kiến thức mọi nơi mọi lúc, đều đặn và bền bỉ, tôi không dám đảm bảo con chúng ta sẽ xuất sắc, nhưng một điều chắc chắn là các bạn ấy biết được giá trị của việc học, học cho ai và học để làm gì.
Nguyên tắc cơ bản của hoạt động này là phải tìm kiếm được chủ đề kích thích trí tò mò của các con. Ví dụ, thời gian này tôi hướng dẫn con thử tìm kiếm, cập nhật thông tin về dịch bệnh trên báo chí bằng tiếng Việt và tiếng Anh để đọc bài và cùng thảo luận thông tin. Mục đích của việc đọc ngoài nắm thông tin thì các con cần học từ vựng và cách dùng từ. Và cuối cùng, phụ huynh hãy là khán giả của con mình. Hãy nghe con trình bày sản phẩm tự học.
Với những người lạc quan nhiều khi tự thấy may mắn, kể cả lúc nghỉ ốm ở nhà. Đó là quãng thời gian để tâm hồn chút tĩnh lặng, chiêm nghiệm tâm và cảnh vận hành như thế nào trong vũ trụ bao la.
Chuyện gì cũng có hai mặt của nó. Với tình hình kiểm soát dịch và sự cố gắng của toàn cầu, hi vọng các con chúng ta sẽ sớm được trở lại trường. Hãy luôn lạc quan và không ngừng cố gắng trong yêu thương. Đó là chìa khóa vạn năng trong mọi hoàn cảnh.
Cơ hội dạy con nhiều bài học cuộc sống
Khuyến khích con dùng tiếng Anh và sơ đồ tư duy để nói về dịch COVID-19 - Ảnh: H.NG.
Mỗi sáng trước khi đi làm, vợ chồng tôi rủ rê các con cùng xem bản tin thời sự trên tivi để biết tình hình dịch bệnh đang diễn ra ở mức độ nào; để hiểu cách phòng ngừa; để thu thập thêm kiến thức, thông tin về việc giữ gìn sức khỏe, ăn uống những thực phẩm nào giúp tăng khả năng đề kháng cho cơ thể; để đồng cảm, sẻ chia những khó khăn của người dân trong vùng có dịch; để thấy tình người trong cơn dịch bệnh... Để rồi chính mình biết ứng xử thích hợp, văn minh hơn.
Tôi cũng giúp các con biết đón nhận và chia sẻ thông tin có chọn lọc. Biết phân biệt đâu là những thông tin cần thiết, đâu là những thông tin giả, những điều không đáng tin. Qua những vụ mọi người đổ xô nhau đi mua khẩu trang, nước rửa tay khô, săn lùng tinh dầu tràm, dầu sả... tôi giúp các con biết được đâu là điều chính yếu cần phải làm trong lúc này thay vì cứ chạy theo đám đông, nghe lời xúi giục của người khác.
Thời gian này cũng là dịp thuận tiện để giúp các con quan tâm hơn đến các thành viên trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị em... Đồng thời chúng ta cũng nên giúp các con hình thành khả năng tự giải trí, tự tìm những thú vui lành mạnh bổ ích như học cách tự làm thiệp, xếp giấy origami, tạo hình với bong bóng... Tạo điều kiện cho các con hẹn đến nhà nhau cùng giải các bài tập online do nhà trường giao cho, rồi ra thực đơn, nấu nướng bữa ăn trưa cho chính mình.
Người Việt có câu "Trong cái rủi có cái may", chúng ta cùng hi vọng rằng nỗi lo dịch bệnh này là cơ hội để chúng ta lưu tâm nhiều hơn đến con cái và giúp các con có thêm những bài học từ cuộc sống.
Theo Tuổi trẻ
Hướng nghiệp cho học sinh lớp 9: Cần cách làm mới Để đáp ứng nhu cầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS (lớp 9), ngành Giáo dục đã chủ trương đưa nội dung dạy học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục hiện hành. Học sinh cần được tiếp cận với các chương trình hướng nghiệp thực tế và phù hợp với lứa tuổi. Ảnh minh họa Tuy...