Học phí mới ngất ngưởng của các trường quốc tế tại TP.HCM: Học một năm bằng người ở quê nuôi con đến 20 tuổi, năm nào cũng điều chỉnh tăng dần đều
Năm học 2021 – 2022, phần lớn các trường quốc tế tại TP.HCM đều thông báo sẽ điều chỉnh học phí theo hướng tăng so với năm học trước đó.
Câu chuyện tăng học phí của một trường tư thục tại TP.HCM trước năm học 2021 – 2022 khiến hơn 1000 phụ huynh ký vào đơn kiến nghị mới đây lại khiến chủ đề học phí ở các trường ngoài công lập được quan tâm hơn bao giờ hết.
Trên thực tế, với mong muốn con em được tiếp xúc và học tập trong môi trường đào tạo bài bản và chương trình học của nước ngoài, các trường quốc tế là một trong những lựa chọn hàng đầu với những phụ huynh có nguồn tài chính vững vàng. Mức học phí của những nơi này tất nhiên không hề rẻ, lên đến hàng trăm triệu, lại tăng dần đều qua các năm.
Những trường quốc tế đều có mức học phí hàng trăm triệu mỗi năm, lại tăng dần đều qua các năm. (Ảnh minh họa)
Năm học 2021 – 2022, phần lớn các trường quốc tế tại TP.HCM đều thông báo sẽ điều chỉnh học phí theo hướng tăng so với năm học trước đó. Với mức tăng 20 – 50 triệu/năm, học phí có nơi lên đến hơn 800 triệu đồng. Đây là những con số khủng, không chỉ với những bố mẹ có thu nhập trung bình, ở quê mà ngay cả phụ huynh ở nước ngoài cũng thấy choáng.
Có lần cựu người mẫu Trang Trần tiết lộ riêng tiền học ở một trường quốc tế của bé Kiến Lửa gần nửa tỷ, nhiều người để lại bình luận ngưỡng mộ: “Chị nuôi con một năm bằng nhà quê chúng em nuôi con tới tận năm 18 tuổi”; “Tiền học phí cho trẻ con cao so với bên Mỹ nhiều. Tính ra gần $US 24,000/năm. Con tôi học private school ở Mỹ $US20,000/năm… Quả thực với những mức học phí một năm cao ngất ngưỡng ở những trường quốc tế sau đây, phụ huynh ở quê có thể nuôi con vài chục năm.
Phụ huynh có thể tham khảo mức học phí mới của một số trường quốc tế sau đây để có kế hoạch cân đối tài chính phù hợp trong năm học mới:
Trường Quốc tế TP HCM (ISHCMC) là một trong những trường quốc tế có mức học phí cao hàng đầu TP HCM. Năm học 2021-2022, mức học phí cao nhất của trường là hơn 821 triệu đồng/năm đối với khối lớp 11,12. Mức học phí thấp nhất là hơn 227 triệu đồng/năm, chưa bao gồm chi phí nhập học.
Video đang HOT
Năm học 2021-2022, mức học phí cao nhất của trường là hơn 821 triệu đồng/năm đối với khối lớp 11,12.
Ở năm học trước, mức học phí cao nhất của trường là 775,3 triệu đồng/năm, tăng tương đương 46 triệu/năm.
Trường Quốc tế Anh (BIS)
Trường Quốc tế Anh (BIS) năm học 2021-2022 cũng có mức học phí cao, lên đến 730,8 triệu đồng/năm đối với lớp 12, và 13. Lớp có học phí thấp nhất là 258,3 triệu đồng/năm. Năm 2020-2021, học phí lớp 10, 11 là 672,9 triệu đồng. Bên cạnh đó, phụ huynh cần đóng thêm 3,5 triệu đồng phí tuyển sinh, 70,8 triệu đồng phí nhập học và 23,6 triệu đồng phí giữ chỗ.
Trường Quốc tế Mỹ
Trường Quốc tế Mỹ (TAS) có mức học phí tăng khoảng 20 triệu đồng/năm cho các cấp học so với năm học 2020 – 2021. Cụ thể, năm học 2021 – 2022, tiền học cho học sinh từ lớp 1 – 3 khoảng 483 triệu đồng/năm, lớp 4 – 5 khoảng 486 – 490 triệu đồng/năm. Với cấp THCS và THPT, học phí trong khoảng 546 – 656 triệu đồng/năm.
Trường Quốc tế Renaissance Sài Gòn
Tại Trường Quốc tế Renaissance Sài Gòn, phụ huynh cần trả 466 – 528 triệu đồng cho một năm học của lớp 1 – 5 khóa 2021 – 2022. Năm học 2020 – 2021, học phí bậc tiểu học rơi vào khoảng 444 – 503 triệu đồng/năm, thấp hơn năm tới khoảng 20 triệu đồng. Mức tăng cũng sẽ tương tự với lớp 7 đến lớp 13, đưa tiền học lên khoảng 591 – 689 triệu đồng/năm.
Trường Quốc tế Nam Sài Gòn
Học phí Trường Quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS).
Ở Trường Quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS), học phí cho các lớp 1 – 5 dao động quanh mức 570 triệu đồng/năm. So với năm học 2020 – 2021, mức phí này tăng thêm khoảng 25 triệu đồng . Phụ huynh có hai lựa chọn: Thanh toán đủ trước tháng 7-2021 sẽ được giảm 6%, hoặc đóng thành 4 đợt mỗi đợt từ 91 – 213 triệu đồng.
Trường Quốc tế Úc
Tại Trường Quốc tế Úc (AIS), trong năm học sắp tới, học phí nằm trong khoảng 104 – 276 triệu đồng/năm cho các lớp mẫu giáo, 455 – 699 triệu đồng/năm cho học sinh từ lớp 1 – 12. Nếu chia theo số ngày thực học (dao động khoảng 180 ngày/năm) thì mỗi ngày phụ huynh phải bỏ ra 3,9 triệu đồng để đóng học phí. Mức phí này chưa bao gồm các khoản chi phí khác như: phí đăng ký 4,5 triệu đồng, phí ghi danh 64 triệu đồng.
So với năm học 2020 – 2021, mức học phí này tăng khoảng 35 – 53 triệu đồng.
Một số trường tư thục cũng điều chỉnh mức học phí:
Trường Quốc tế Á Châu cũng thông báo điều chỉnh học phí năm học 2021 – 2022.
Trường Quốc tế Á Châu cũng thông báo học phí năm học 2021 – 2022 từ lớp 1 – 5 tăng 15%, lớp 6 – 7 tăng 14%, lớp 8 tăng 13%, lớp 9 tăng 12%, lớp 10 – 12 tăng 11%. Hơn 1.000 phụ huynh của trường này không đồng tình với mức tăng của trường đưa ra, ký đơn phản đối và gửi đơn khiếu nại lên Sở GD-ĐT TP HCM.
Trường Quốc tế Việt Úc (VAS), công bố học phí năm học 2021-2022 từ lớp 1 – 12 giao động từ gần 186 triệu đồng đến hơn 462 triệu đồng/năm. Đối với chương trình Cambridge Quốc tế Toàn phần mức cao nhất là ở khối 12 với gần 497 triệu đồng/năm, tăng 52 triệu đồng so với năm ngoái , tương đương hơn 11%.
Trường quốc tế thu học phí dạy online thế nào
Các trường ngoài công lập phải thoả thuận với phụ huynh về khoản thu trong thời gian nghỉ chống dịch, không tổ chức dạy trực tuyến thì không thu học phí.
Yêu cầu trên được Sở Giáo dục và Đào tạo nêu trong hướng dẫn các khoản thu học phí năm học 2020-2021, khi học sinh trở lại sau thời gian nghỉ phòng dịch.
Các cơ sở giáo dục ngoài công lập (trường quốc tế, trường tư thục) phải công khai mức thu khi dạy trực tuyến, các khoản chi phí phát sinh cần thiết, thời gian dạy, các nội dung truyền tải và tỷ lệ hoàn thành chương trình.
Động thái này được đưa ra do từng xảy ra hàng loạt mâu thuẫn giữa phụ huynh và trường quốc tế về cách tính học phí học online hồi tháng 5 năm ngoái. Khi đó, sau 3 tháng học sinh nghỉ chống dịch trở lại trường, nhiều trường quốc tế chỉ giảm 5-10% học phí hoặc giữ nguyên mức thu. Với khoản học phí và chi phí khác mỗi năm, từ 200-600 triệu đồng, nhiều phụ huynh cho rằng cách tính trên là vô lý, thiếu sự chia sẻ.
Hơn 200 phụ huynh phản đối việc thu học phí trong 3 tháng nghỉ phòng dịch tại trường Quốc tế Việt Úc, quận 10, tháng 5/2020. Ảnh: Mạnh Tùng.
Với khối trường công lập, Sở yêu cầu thời gian thu học phí và các khoản thu khác đúng số tháng thực học nhưng không quá 9 tháng.
Với các khoản thu thoả thuận (học hai buổi mỗi ngày, tiền bán trú, vệ sinh bán trú, tổ chức ăn sáng...), trường thu theo thời gian thực học; không thu các khoản này trong thời gian học sinh không đến trường.
Riêng đề án dạy và học các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam, để đảm bảo kinh phí cho chương trình, mức thu có thể chia định kỳ theo quý, học kỳ hoặc cho cả năm.
Bộ phận tài vụ phụ trách việc thu các khoản tiền, giáo viên không tham gia. Nhằm giữ an toàn với Covid-19, phương thức không dùng tiền mặt được ưu tiên nhưng không bị giới hạn các ngân hàng thanh toán.
Học sinh TP HCM vừa có hơn 2 tuần nghỉ học tập trung, phòng dịch trước và sau kỳ nghỉ Tết Tân Sửu. Các em đi học lại đồng loạt từ ngày 1/3.
Hiện thành phố có hơn 2.300 trường học, khối công lập là hơn 1.300, gần 1.000 trường ngoài công lập, trong đó hơn 20 trường có vốn đầu tư nước ngoài (thường gọi là trường quốc tế). Với hơn 1,7 triệu học sinh, khối công lập chiếm hơn 1,4 triệu; còn lại là ngoài công lập.
TP.HCM yêu cầu 4 trường quốc tế ngừng dạy chương trình nước ngoài UBND TP.HCM yêu cầu 4 trường quốc tế: THCS-THPT Quốc tế APU, TH-THCS-THPT Quốc tế Sài Gòn Pearl, TH-THCS-THPT Quốc tế Canada, TH-THCS-THPT Quốc tế Mỹ chấm dứt hoạt động thí điểm dạy chương trình nước ngoài hoặc chương trình tích hợp. Ảnh minh họa UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục ngoài...