Học phí học trực tuyến ở trường quốc tế gây bức xúc
Nhiều ngày qua, phụ huynh học sinh (HS) các trường tư thục, trường có yếu tố nước ngoài tại TP HCM bức xúc với chính sách học phí của các trường.
Họ đã liên tục gửi đơn cầu cứu, kiến nghị lên UBND TP HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Thậm chí, phụ huynh ở nhiều trường đã đến trường yêu cầu gặp trực tiếp ban giám hiệu để đối thoại, làm rõ những vấn đề về học phí cùng các khoản chi phí khác.
Ngày 5-5, gần 300 phụ huynh của Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) đã đến trường yêu cầu gặp ban giám hiệu để đối thoại sau nhiều lần kiến nghị nhưng không nhận được phản hồi. Trước đó, ngày 9-4, phụ huynh nhận được thông báo về việc giữ nguyên học phí học phần 4 của năm học 2019-2020, dù HS không đến trường và chỉ học trực tuyến. Mức học phí của trường này là từ 143-425 triệu đồng/năm tùy lớp.
VAS lý giải rằng dù HS không đến trường nhưng nhà trường vẫn phải trả lương cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. Sau khi phụ huynh có nhiều phản ứng, nhà trường đã ra thông báo giảm 70% học phí cho thời gian nghỉ học và học trực tuyến. Sau khi HS đi học lại, trường sẽ tính học phí toàn bộ như biểu phí niêm yết trước đó. Tuy nhiên, đa số phụ huynh không chấp nhận mức phí 30% của học phí học trực tuyến, vì học trực tuyến của trường không hiệu quả như học trực tiếp.
Phụ huynh học sinh Trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan (VFIS) bức xúc về thời gian học bù và chất lượng học trực tuyến của trường
Phụ huynh tại Trường Song ngữ Quốc tế EMASI (quận 7) cũng bức xúc khi trường này thông báo xem việc dạy bù và học trực tuyến tương đương với toàn bộ học phí và sẽ không hoàn lại. Nhận thấy việc “bù trừ” này của nhà trường là chưa thỏa đáng, nhiều phụ huynh đã gửi thư yêu cầu hoàn trả chênh lệch học phí.
Theo một phụ huynh có con học tại Trường Song ngữ Quốc tế EMASI, thời gian học trực tuyến không thể tính như thời gian học chính thức. Phụ huynh không trả tiền để con học trực tuyến nên nhà trường “ép buộc” họ phải công nhận học phí cho việc học trực tuyến là không hợp lý.
Ngoài ra, theo thông báo từ nhà trường, thời gian học bù dự kiến cho từng khối lớp tối đa là 11 tuần. Trong khi đó, thời gian của toàn bộ học phần của học kỳ II là 17,5 tuần. Dù trước Tết, HS đã được học 2 tuần nhưng thời gian học bù vẫn có sự chênh lệch. Do đó, nhà trường cần hoàn lại phần học phí chênh lệch tương ứng.
Mức học phí tại Trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan (VFIS) dao động từ 234 triệu đồng đến hơn 500 triệu đồng/năm, tùy chương trình và khối lớp. Song, những ngày qua, phụ huynh trường này hoang mang khi trường thông báo học phí năm học 2019-2020 sẽ tính vào 2 tuần học bù thời gian nghỉ dịch và học trực tuyến. Nhà trường sẽ miễn phí 3 tuần học cho khóa hè.
Video đang HOT
Chị Trần Hoàng Ngọc Uyên, phụ huynh HS VFIS, cho biết thời gian nghỉ dịch gần 3 tháng nhưng nhà trường chỉ bố trí học bù 2 tuần. Như vậy làm sao bảo đảm thời gian truyền tải tất cả kiến thức đến các em, trong khi trường vẫn thu đủ học phí học kỳ II? Trường đề xuất HS tham gia khóa hè 3 tuần miễn phí chủ yếu là dạy kỹ năng và vui chơi nhưng lại không dành thời gian này để bổ sung kiến thức chính khóa. Từ khi học trực tuyến đến nay, trường cũng không có bất kỳ bài kiểm tra, khảo sát nào để xem mức độ hiệu quả của việc học trực tuyến.
Trả lời vấn đề mà phụ huynh các trường quốc tế phản ánh, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết sở đã tiếp nhận đơn của phụ huynh và có buổi gặp gỡ họ, sau đó sẽ gặp nhà trường để có những chỉ đạo đúng theo quy định. Các khoản thu ở trường tư thục được quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định 86 về cơ chế thu, quản lý học phí.
“Trường phải xem xét với phụ huynh công tác giảng dạy đủ chưa, đã bảo đảm kiến thức cho HS chưa. Trên cơ sở đó, nhà trường thống nhất với phụ huynh. Học phí thu theo thỏa thuận. Các trường tư thục cung cấp dịch vụ giáo dục. Phụ huynh đồng ý thì bỏ tiền ra để sử dụng dịch vụ. Sở chỉ quản lý chuyên môn, không can thiệp mức thu học phí” – ông Lê Hoài Nam nhấn mạnh.
Phụ huynh "sốc" khi trường quốc tế giữ nguyên học phí trong đợt nghỉ dịch
Nhiều phụ huynh Trường Việt Úc "sốc" khi trường thông báo thu học phí học phần mới, không hề "cấn trừ" học phí trong đợt nghỉ dịch Covid-19. Mức học phí cao nhất của trường gần 425 triệu đồng/năm.
Nhiều huynh có con học tại Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) bức xúc cho biết, họ mới nhận được thông báo của trường về việc đóng học phí và các khoản chi phí học phần 4 của năm học, hạn cuối là ngày 25/4/2020. Các khoản bao gồm học phí, chi phí ăn uống, xe đưa đón (nếu có).
Trong thông báo, nhà trường thông tin, tất cả các chi phí ăn uống và xe đưa rước chưa sử dụng trong đợt nghỉ dịch sẽ được trường chuyển vào chi phí của năm học kế tiếp. Còn học phí trong thời gian nghỉ học vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 mà phụ huynh đã đóng trước đó (học phần 3) không được nhắc đến. Đồng thời trường cũng thông báo thu phí giữ chỗ cho năm học mới (20 triệu đồng/HS).
Một trong những cơ sở của Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc. (Ảnh: Hoài Nam)
Phụ huynh của trường cũng thông tin, trường tổ chức học online tùy khối lớp 4 - 6 buổi/tuần trong thời gian nghỉ học, trong đó chỉ có 1 buổi môn tiếng Anh.
"Nhiều phụ huynh sẵn sàng chia sẻ với trường học trong thời điểm dừng hoạt động vì dịch bệnh Covid-19, có thể là 30 - 50% học phí. Trẻ đến trường không chỉ có mỗi việc học, nhà trường còn quản lý, chăm sóc trong ngày để phụ huynh đi làm. Khi trẻ nghỉ tránh dịch, chúng tôi phải thuê người giữ trẻ, thu nhập cũng bị giảm... Nhưng chúng tôi vẫn phải đóng nguyên tiền học phí thì quá vô lý", một phụ huynh của trường cho hay.
Nhà có 3 con học tại Trường Việt Úc, vị phụ huynh này cho biết, một học phần (một năm gồm 4 học phần) họ đóng gần 200 triệu đồng bao gồm cả tiền học phí, ăn uống, xe đưa đón.
Trường thông báo chi phí ăn uống, xe đưa đón trong thời gian nghỉ dịch được chuyển vào năm học kế tiếp
Một phụ huynh khác của trường cho biết, phụ huynh lúc này cũng khó khăn. Ngoài học phí, tiền ăn uống, đưa đón của học phần 3 vừa rồi chưa sử dụng sao trường không chuyển ngay sang cho học phần 4 hoặc trả lại cho phụ huynh (với những người đã đóng cả năm) để giảm áp lực cho phụ huynh mà lại để chuyển vào chi phí cho năm học kế tiếp?
Trong thông báo thu học phí học phần 4 gửi phụ huynh, Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc viết: Hiện tại, nhà trường đang chịu một số khoản phí phát sinh và chắc chắn sẽ có thêm nhiều phát sinh khác trong thời gian tới, đây là những chi phí để thực hiện cam kết của chúng tôi trong việc đảm bảo bù đắp thời gian học một cách tốt nhất có thể cho học sinh.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không để việc này ảnh hưởng đến quý phụ huynh và các em học sinh. Nói cách khác, chúng tôi sẽ không thu thêm bất kỳ chi phí phát sinh nào trong khoảng thời gian nhà trường sẽ bắt buộc phải kéo dài năm học như chúng tôi đã thông báo.
Giảm 10% vào năm học mới
Sáng ngày 10/4, PV Dân trí đã liên hệ với đại diện Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc về những phản ánh của phụ huynh. Chiều cùng ngày, trường gửi phản hồi bằng thông cáo báo chí. Đồng thời hẹn sẽ gửi trả lời câu hỏi cụ thể của PV Dân trí vào ngày 11/4.
Về chính sách dành cho phụ huynh trước ảnh hưởng của dịch bệnh, thông báo nhà trường thông tin, trường gia hạn thời gian thanh toán học phí học phần 4, năm học 2019 - 2020 thêm 4 tuần, đến hạn cuối cùng là ngày 25/4/2020. Và gia hạn thời gian đăng ký giữ chỗ cho năm học mới, đồng thời mở thêm lựa chọn "Chưa chắc chắn" trong trường hợp phụ huynh cần cân nhắc thêm trong thời gian này.
Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc hỗ trợ phụ huynh trước ảnh hưởng của dịch bệnh bằng cách giảm 10% trên tổng học phí năm học tới 2020-2021 nếu phụ huynh thanh toán trước ngày 15/5/2020.
Trường quyết định hỗ trợ quý phụ huynh học phí cho năm học 2020 - 2021 với mức ưu đãi giảm 10% trên tổng học phí với điều kiện huynh thanh toán trước ngày 15/5/2020.
Đối với học sinh, trường thông tin ngoài việc duy trì hoạt động học tập trực tuyến triển khai từ đầu tháng 2/2020 theo khung kiến thức giản lược của Bộ GD&ĐT và Cambrige cung cấp. Trường cũng cam kết đảm bảo bù đắp thời gian học tập cho học sinh, khi năm học có thể kéo dài đến hết tháng 6 hoặc giữa tháng 7/2020.
Toàn bộ quản lý, giáo viên hưởng lương bình thường
Thông cáo của trường cũng khẳng định, tất cả nhân viên của trường từ tài xế, bảo vệ, bảo mẫu đến giáo viên và quản lý các cấp đều được hưởng lương như bình thường.
Theo thông báo của VAS, tất cả nhân viên từ tài xế, bảo vệ, bảo mẫu đến giáo viên và quản lý các cấp đều được hưởng lương như bình thường. Trong ảnh: Thầy trò nhà trường (ảnh do trường cung cấp)
Nhà trường lý giải về việc giữ nguyên lương trong ảnh hưởng của dịch bệnh: "Rất nhiều nhân viên, giáo viên của chúng tôi đến từ nước ngoài và các tỉnh thành khác trên cả nước. Chúng tôi hiểu rằng, việc đảm bảo mức lương bình thường cho mọi người là một việc làm cần thiết họ có thể tiếp tục trang trải cuộc sống, hỗ trợ và chăm sóc gia đình trong khoảng thời gian này".
Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc là một trong những trường "con nhà siêu giàu", có học phí đắt đỏ hàng đầu ở TPHCM. Thông báo học phí năm học 2019-2020 của trường, mức cao nhất là gần 425 triệu đồng/năm/học sinh ở khối 12. Mức thấp nhất là trên 143 triệu đồng/năm/học sinh tùy vào bậc học, chương trình. Hệ thống trường có trên 9.000 học sinh.
Trong thư gửi phụ huynh về thông tin thu học phí học phần mới, năm học mới, Chủ tịch điều hành VAS, ông Marcel van Miert viết: Trong một hiểm họa sức khỏe toàn cầu như thế này, tất cả chúng ta cần hợp tác, đoàn kết và chăm sóc lẫn nhau. Chúng ta cũng đều nhận thấy rằng cuộc khủng hoảng này đang gây ra nhiều lo ngại khác vì một số công ty và tổ chức đã phải cắt giảm dịch vụ và nhân sự. Chúng tôi cho rằng không cá nhân nào nên trục lợi từ hiểm họa sức khỏe toàn cầu này, và VAS đã tập trung giảm thiểu những lo lắng của học sinh, phụ huynh cũng như bảo vệ sinh kế của tập thể nhân viên và thầy cô.
Hoài Nam
Trường quốc tế không ngại giãn cách Việc thực hiện giãn cách chổ ngồi theo khuyến cáo của Bộ Y tế đối với các trường quốc tế là điều không quá khó khăn, bởi số lượng học sinh ít. Tuy nhiên hoàn thành tiêu chí này không đơn giản. Xếp bàn cách nhau 1,5m tại Trường Quốc tế Úc - Ảnh: Ý NGUYÊN Ra chơi từng đợt Theo TS Roderick...