Học phí ĐH Luật TP.HCM tuyển sinh năm 2019 tăng nhẹ
Trường ĐH Luật TP.HCM vừa công bố mức học phí dự kiến của các chương trình đào tạo bậc ĐH áp dụng năm học 2019-2020 đối với sinh viên khóa 44 (khóa tuyển sinh năm 2019).
Ảnh minh họa
Theo đó, học phí khóa 44 dự kiến tăng nhẹ so với khóa trước: lớp đại trà 17.500.000 đồng/sinh viên/năm, lớp Anh văn pháp lý 35.000.000 đồng/năm, lớp chất lượng cao 43.750.000 đồng (học phí khóa 2018 lần lượt là 17 triệu đồng, 34 triệu đồng và 42,5 triệu đồng).
Trong khi mức học phí dành cho sinh viên các khóa trước khi nhà trường được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm tự chủ (tháng 4-2017) vẫn sẽ được thu theo nghị định 86 của Chính phủ như các ĐH công lập khác.
Năm 2019, phương thức tuyển sinh được Trường ĐH Luật TP.HCM thực hiện qua hai bước (bước 1: xét tuyển, bước 2: kiểm tra năng lực) với ba tiêu chí (xét điểm học bạ, xét điểm kỳ thi THPT quốc gia và điểm của bài kiểm tra năng lực).
Căn cứ kết quả xét tuyển và điểm của bài kiểm tra năng lực, trường sẽ định ra mức điểm chuẩn xét tuyển theo từng ngành và từng tổ hợp.
Video đang HOT
ThS Lê Văn Hiển – phó trưởng phòng đào tạo nhà trường – cho biết bài kiểm tra năng lực gồm những nội dung liên quan đến 4 lĩnh vực: kiến thức về pháp luật, quan niệm về công lý; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; kiến thức xã hội tổng hợp; tư duy logic và khả năng lập luận.
Dự kiến giữa tháng 3-2019, nhà trường sẽ công bố đề thi minh họa kiểm tra năng lực.
“Nhà trường không tổ chức phỏng vấn trực tiếp thí sinh. Trường chỉ xét trúng tuyển đối với những thí sinh có tham dự làm bài kiểm tra năng lực; và để có mặt trong buổi kiểm tra năng lực, thí sinh phải đăng ký xét tuyển sơ bộ theo đúng thời gian quy định của nhà trường” – ông Hiển lưu ý.
Theo tuoitre
Thủ khoa xuất sắc của ĐH Luật TP.HCM 35 năm qua
Sau 35 năm đào tạo hệ đại học, ĐH Luật TP.HCM lần đầu tiên có một nữ thủ khoa được cấp bằng hạng xuất sắc với mức điểm 3,64/4 tốt nghiệp (tương đương 9,1 trên thang điểm 10).
Đó là Ngô Nam Phương, sinh viên lớp chất lượng cao 39A, ĐH Luật TP.HCM. Trong số hơn 1.000 sinh viên tốt nghiệp năm 2018, Ngô Nam Phương đạt số điểm kỷ lục: 3,64/4.
Lấy áp lực làm động lực
Nam Phương cho biết một trong những lý do để cố gắng hơn đó chính là thất bại đầu đời. Là học sinh lớp chuyên Anh của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), Phương dự thi học sinh giỏi quốc gia và nghĩ chắc rằng mình sẽ đậu, còn dự định dùng kết quả đó để tuyển thẳng vào đại học.
Thế nhưng, cuối cùng, Nam Phương đã rớt. "Em buồn và khóc rất nhiều vì không đạt kết quả như mong đợi và do em đã chủ quan, không cố gắng hết mình" - Phương chia sẻ.
Ngô Nam Phương được PGS.TS Phan Huy Hồng, đại diện trường, trao bằng khen "Sinh viên xuất sắc toàn khóa học" trong buổi lễ tốt nghiệp. Ảnh: Người Lao Động.
Tiếp đến là kỳ thi đại học, mặc dù kết quả của Phương không tệ, một lần nữa em cảm thấy chưa đạt được kỳ vọng. Với Phương, việc không vượt qua được chính bản thân mình mới là điều đáng buồn, đáng thất vọng nhất. Từ đó, em tâm niệm không thể chỉ vì nghĩ mình giỏi mà hài lòng và ngừng cố gắng.
Khi được hỏi về bí quyết học tập, Phương thú nhận không có bí quyết gì đặc biệt ngoài chăm chỉ: Em lên lớp thường xuyên, khi không có việc quá quan trọng thì không bao giờ nghỉ học. Ghi chép bài đầy đủ cũng là một phương pháp, thực ra có nhiều môn không cần nhưng em vẫn chép đầy đủ vì mỗi lần chép là một lần nhớ, và khi cần thiết hoặc quên có thể lấy ra xem lại. Ngoài ra, em có một nhóm bạn 8 người thường xuyên giải đề, trao đổi với nhau.
"Vì không ai giỏi hết tất cả nên 8 người sẽ có những điểm mạnh riêng hỗ trợ cho nhau" - Phương nói.
"Quả ngọt" cho sự cố gắng không ngừng
Trong tất cả kỳ học, điểm tổng kết kỳ học thấp nhất của Nam Phương là 8,73 và kỳ học đạt điểm cao nhất lên tới 9,5. Do đó, em giành được học bổng khuyến khích học tập của trường trong tất cả các kỳ.
Ngoài ra, Phương còn nộp hồ sơ xin học bổng từ các công ty, doanh nghiệp hỗ trợ cho sinh viên đạt thành tích học tập cao của trường. Tổng cộng số tiền học bổng mà Phương nhận được là hơn 50 triệu đồng.
Cùng với thành tích học tập, Phương cũng năng nổ tham gia các câu lạc bộ và đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" của trường. Sau khi tốt nghiệp, Phương được nhận làm ngay vào một công ty luật với số lương đáng mơ ước đối với sinh viên mới ra trường.
PGS.TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết: "Nam Phương là một trường hợp đặc biệt từ trước đến nay. Trường rất muốn giữ em lại làm giảng viên, sẵn sàng hỗ trợ để em học lên cao hơn".
Ra trường, Phương chọn đi làm chứ chưa học lên vì cảm thấy mình còn thiếu kiến thức thực tế, cần phải va chạm để trải nghiệm nhiều hơn.
"Em rất thích học và sẽ học lên nữa nhưng hiện tại, em quyết định đi làm vì muốn trải nghiệm môi trường thực tế, năng động để trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm, sau này sẽ tự tin đứng trên bục giảng nếu có duyên trở thành giảng viên" - Phương tâm sự.
Theo Zing
Góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi): Hiệu trưởng trường phổ thông không có nhiệm vụ tăng nguồn thu Nếu như ở bậc ĐH, tự chủ về tài chính bao hàm vấn đề tạo lập nguồn thu và phân phối, kiểm soát nguồn thu thì ở giáo dục phổ thông chỉ dừng lại ở mức phân phối và kiểm soát nguồn thu. Có nghĩa là việc tạo lập nguồn thu không phải là nhiệm vụ của hiệu trưởng trường phổ thông. Nhiều...