Học phí ĐH công tăng sốc: Lo ra trường thu hồi vốn?

Theo dõi VGT trên

GS.TS Phạm Gia Khải lo ngại, học phí quá cao có thể khiến giảng đường đại học chỉ dành cho người giàu, còn thí sinh nghèo bị loại khỏi cuộc chơi.

Việc nhiều trường đại học công lập công bố mức học phí áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2020 tăng mạnh so với trước đang khiến nhiều thí sinh và phụ huynh bất ngờ.

Gây “sốc” nhiều có lẽ là học phí của một số trường y phía Nam. Đơn cử, mức học phí mới áp dụng cho khóa tuyển sinh 2020 của trường Đại học Y Dược TP.HCM tăng đột biến lên 30-70 triệu đồng/năm, có ngành tăng gấp 5 lần. Nhà trường cũng cho biết mức học phí các năm tiếp theo dự kiến mỗi năm tăng thêm 10%.

Hay học phí ngành răng hàm mặt thuộc khoa Y – Đại học Quốc gia TP.HCM lên tới 88 triệu đồng/năm học, ngành dược học thuộc khoa này 55 triệu đồng…

Trao đổi với Đất Việt về câu chuyện tăng học phí của các trường đại học công lập, trong đó có các trường y dược, GS.TS Phạm Gia Khải, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cho biết, vấn đề tự chủ không phải chỉ của riêng các trường đại học công lập mà các bệnh viện cũng phải thực hiện tự chủ.

Tuy nhiên, ông thừa nhận thực tế, khả năng chi trả viện phí của rất nhiều bệnh nhân vô cùng khó khăn, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản, người lao động lâm vào cảnh thất nghiệp.

Đối với các trường đại học cũng vậy. Không thể có chuyện học không mất tiề.n như trước đây, song GS Khải lo ngại, học phí quá cao sẽ khiến người học và phụ huynh không chi trả được, việc học chỉ dành cho người có khả năng kinh tế, còn với người nghèo, người thu nhập trung bình giấc mơ đại học sẽ trở nên xa vời.

Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cũng từng chứng kiến nhiều người vì không có khả năng kinh tế mà không thể học, nhưng đây là tình trạng chung. Ông được biết ngay một bệnh viện lớn ở Hà Nội muốn đào tạo lớp y tá chừng 500 người để có nhân lực chăm sóc bệnh nhân hoàn toàn, giúp người nhà bệnh nhân không phải lo lắng song cuối cùng cũng không có người học.

“Muốn có y tá chăm sóc bệnh nhân thì phải trả lương cho người y tá đó, nhưng Nhà nước không trả lương nên đành chịu, trong khi chuyện tăng viện phí cũng không đơn giản và dễ dàng”, GS.TS Phạm Gia Khải nói.

Học phí ĐH công tăng sốc: Lo ra trường thu hồi vốn? - Hình 1

Video đang HOT

Theo công bố của Đại học Y Dược TP.HCM về mức học phí năm học 2020-2021, mức học phí cao nhất là ngành răng hàm mặt với 70 triệu đồng/năm, kế đến là ngành y khoa với 68 triệu đồng/năm. Ảnh: PLO

Bởi vậy, trở lại với câu chuyện tăng học phí, ngoài việc thí sinh nghèo, học giỏi thi đậu nhưng khó có thể tới trường vì học phí cao, vị chuyên gia còn lo ngại sinh viên – vì đã mất quá nhiều tiề.n để học đại học, nên ra trường sẽ tìm cách thu hồi lại vốn. Hiện tượng này không chỉ xảy ra trong ngành y mà các ngành khác đều có.

“Không ai muốn con em mình học giỏi, mất nhiều tiề.n để học đại học, đến khi ra trường lại hưởng lương thấp cả, mà muốn lương cao thì phải làm tư, chứ Nhà nước không thể trả cao được.

Tôi biết nhiều gia đình chi tiề.n cho con đi học ngành y ở nước ngoài cũng không muốn cho con mình trở về làm việc ở trong nước, nhất là trong bệnh viện công. Họ muốn con em mình làm ở nước ngoài vì ở đó kiế.m tiề.n dễ dàng hơn nhiều. Các nước ASEAN đều vướng phải vấn đề này và rất khó giải quyết”, GS.TS Phạm Gia Khải cho biết.

Lý do khó giải quyết vấn đề này, theo vị chuyên gia, là vì các trường tự chủ, không còn được Nhà nước bao cấp và rót kinh phí hoạt động nữa thì Nhà nước không thể can thiệp được. Cho nên, tăng học phí là chuyện phải xảy ra nhưng cần phải thực hiện dần dần, và phù hợp với tình hình thực tế, khả năng của người dân. Việt Nam không thể bắt chước hay chạy đua với các nước về học phí, nhất là khi hạ tầng của chúng ta còn kém hơn nhiều nước khác.

Trong bối cảnh đó, việc thực hiện phân luồng đối với một số ngành đặc thù, theo ông, là cần thiết. Chẳng hạn, Nhà nước có thể miễn, giảm học phí cho các sinh viên ngành y cam kết sau tốt nghiệp sẽ làm việc tại bệnh viện công, những vùng sâu vùng xa, khó khăn, thiếu bác sĩ.

“Tất nhiên, phương án này có lẽ cũng chỉ khả thi với một bộ phận, bởi có người cam kết nhưng không thực hiện, nhưng dù sao vẫn phải làm.

Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp kiện nhau ra tòa vì không thực hiện cam kết. Như Đà Nẵng từng bỏ cả trăm tỷ đồng đưa nhân tài đi nước ngoài đào tạo nhưng nhiều người sau khi tốt nghiệp không chịu trở về công tác như cam kết. Vì thế TP đã kiện các nhân tài này ra tòa, đòi lại chi phí đào tạo.

Tại sao Mỹ thực hiện tốt việc phân luồng, miễn giảm học phí nếu sinh viên cam kết cống hiến sau khi ra trường? Điều này có liên quan đến văn hóa giữ lời hứa. Người Mỹ có văn hóa thực hiện nghiêm chỉnh những điều họ cam kết, còn ở ta thì chưa được như vậy”, GS.TS Phạm Gia Khải chỉ rõ.

Phụ huynh và sinh viên lo lắng vì trường đại học công tăng học phí

Hầu hết học phí của các trường đại học tại TP. HCM được điều chỉnh theo hướng tăng, riêng ngành y tăng cao "ngất ngưởng".

Chỉ còn vài tháng nữa năm học 2020 - 2021 sẽ bắt đầu, tuy nhiên ngay thời điểm này, hàng loạt trường đại học công lập tại TP. HCM đã thông báo tăng học phí trong năm tới, thậm chí một số trường thuộc nhóm ngành sức khỏe, y dược... tăng cao "ngất ngưởng", khiến nhiều phụ huynh, sinh viên vô cùng lo lắng.

Phụ huynh và sinh viên lo lắng vì trường đại học công tăng học phí - Hình 1


Với mức học phí mới từ 30 - 70 triệu đồng/năm tùy theo ngành, trường Đại học Y dược TP. HCM trở thành "tâm điểm" của dư luận trong những ngày qua.

Nỗi lo tăng học phí

Những ngày qua, nhiều trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM đã công bố đề án án tuyển sinh năm học 2020-2021. Cùng với đó, các trường cũng đã ra thông báo về mức học phí dự kiến mà tân sinh viên phải đóng khi nhập học. Hầu hết mức học phí của các trường được điều chỉnh theo hướng tăng, một số nhóm ngành sức khỏe, y dược tăng cao "ngất ngưởng", khiến dư luận bất ngờ, lo lắng.

Có em gái đang học tại trường Dự bị Đại học TP. HCM với nguyện vọng học y khoa trong năm nay, anh Dụng Toàn Thắng, quê Bình Thuận hiện đang làm việc tại quận Tân Bình mặc dù đồng tình với phương án tăng học phí để phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng anh cho biết thu nhập gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào nghề nông nên anh rất lo lắng khi nghe thông tin nhiều trường đại học, nhất là trường Đại học Y dược sẽ tăng học phí trong năm học này.

Anh Dụng Toàn Thắng chia sẻ: "Làm nông tùy thuộc vào mùa màng, thời vụ, thời tiết nên khá bấp bênh. Với thu nhập của gia đình tôi hiện nay sẽ khó khăn trong việc vừa đóng học phí, vừa lo chi phí sinh hoạt hàng ngày của em nó trong suốt quá trình học tập".

Đồng cảnh ngộ với anh Thắng, chị Hoàng Thanh Nga (quận Thủ Đức, TP. HCM) có con đang học lớp 12 cũng rất lo lắng, không biết với thu nhập ít ỏi từ việc bán nước giải khát bên lề đường của gia đình có đủ sức để lo học phí 4-5 năm nếu con thi đỗ đại học. Chị tâm sự sẽ phải cân nhắc, tư vấn cho con chuyển hướng sang nộp hồ sơ vào các trường có mức học phí phù hợp như sư phạm, hoặc phải theo học hệ cao đẳng:

"Mình sẽ hướng dẫn cho con một ngã rẽ khác, nếu không học được đại học thì sẽ vào cao đẳng hoặc trung cấp. Tại vì không phải con đường đại học mới có thể thực hiện được đam mê, ước mơ của mình", chị Hoàng Thanh Nga cho biết.

Học phí tăng là điều khó tránh

Theo công bố của trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP. HCM) mức học phí năm học 2020-2021 chương trình đại trà là 20 triệu đồng/năm học, chương trình chất lượng cao là 35 triệu đồng, chương trình tiên tiến là 40 triệu đồng/năm, tăng từ 2 triệu đến 5 triệu đồng/năm so với năm học trước.

Tương tự, trường ĐH Luật TP. HCM cũng được Chính phủ phê duyệt đề án tự chủ tài chính với mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà, trình độ đại học là 18 triệu đồng/sinh viên mỗi năm học, tăng 1 triệu đồng so với học phí hiện áp dụng. Riêng hệ chất lượng cao học phí khoảng 49 triệu đồng/năm. Đáng chú ý là ở khối sức khỏe, y dược, theo đề án tuyển sinh năm học tới, trường Đại học Y dược TP. HCM dự kiến mức học phí dao động từ 30-70 triệu đồng/năm tùy theo ngành.

Nguyễn Thúy Nga, sinh viên khoa Răng Hàm Mặt của trường Đại học Y dược TP. HCM cho biết, mức học phí được điều chỉnh chỉ áp dụng đối với tân sinh viên, còn đối với những sinh viên từ khóa 2019 trở về trước, trường vẫn thực hiện đúng như cam kết: "Việc tăng học phí chỉ đối với sinh viên khóa sau, từ năm 2020. Còn những khóa trở về trước học phí vẫn bình thường. Từ đầu nhà trường đã thông báo mỗi năm tăng 10% học phí".

Với mức học phí mới từ 30 - 70 triệu đồng/năm, trong khi năm học 2019 là 13 triệu đồng/năm, áp dụng chung cho tất cả các ngành, Đề án tăng học phí của trường Đại học Y dược TP. HCM được dư luận hết sức quan tâm.

Trước băn khoăn của nhiều phụ huynh, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Y dược TP. HCM cho biết: "Trước đây, sinh viên đóng học phí ở mức hơn 13 triệu đồng/năm, nhưng con số đó không đủ để đào tạo một nhân viên y khoa. Phần còn lại chi phí đào tạo là từ ngân sách Nhà nước thông qua Bộ Y tế cấp bù lại. Tuy nhiên, từ năm 2020, Nhà nước sẽ không cấp ngân sách cho trường nữa, do đó nhà trường phải tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo".

Phụ huynh và sinh viên lo lắng vì trường đại học công tăng học phí - Hình 2


PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Y dược TP. HCM.

Bác bỏ quan điểm học sinh có hoàn cảnh khó khăn sẽ không kham nổi học phí khi học tại trường, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi khẳng định, không bao giờ để một em sinh viên nghèo học giỏi vì mức học phí cao mà không thể học tại trường. Trong năm học 2020-2021, trường Đại học Y dược TP. HCM sẽ dành 800 suất học bổng tổng trị giá hơn 15,4 tỷ đồng và sẽ có gần 37% sinh viên trúng tuyển vào trường năm 2020 được nhận học bổng.

"Chúng ta không thể nào nói rằng đây là trường nhà giàu. Không bao giờ nhà trường có quan điểm đó. Nhà trường luôn luôn muốn rằng các bạn ưu tú nhất, giỏi nhất vào học ở trường, bởi vì đó là tiếng tăm và chất lượng của nhà trường xưa giờ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng chúng ta sẽ bao cấp toàn bộ tất cả các bạn. Bởi vì không có trường nào khi tự chủ tài chính mà làm được chuyện đó", PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi cho biết.

PGS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên,Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, việc duy trì chế độ bao cấp giáo dục đại học trong thời gian dài chính là lý do khiến giáo dục đại học ở nước ta kém phát triển so với các nước trong khu vực. Hầu hết các nước trên thế giới, nhà nước chỉ có thể bao cấp cho giáo dục bắt buộc, còn giáo dục không bắt buộc thì người học phải tự chi trả hoặc cùng chia sẻ với nhà nước. Do đó việc tăng học phí ở các trường đủ điều kiện tự chủ là bắt buộc, tuy nhiên nên tăng theo lộ trình.

PGS.TS Nguyễn Minh Thuyết bày tỏ: "Tôi cho rằng các trường Đại học có quyền được xác định mức học phí theo Luật Giáo dục. Học phí phải bù đắp được chi phí về đào tạo. Nhưng các trường cũng nên tính toán và có lộ trình tăng chứ không tăng ngay một lúc quá cao, không phù hợp với mặt bằng chung đời sống trong nước".

PGS.TS Nguyễn Minh Thuyết cũng đưa ra lời khuyên, trong bối cảnh nhiều trường tự chủ học phí tăng, người học nên cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn trường học, ngành học phù hợp với năng lực bản thân, để khi ra trường có thể nhanh chóng tìm việc làm; đồng thời tận dụng tối đa nguồn tín dụng dành cho học sinh, sinh viên./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhắn tin hỏi học sinh "không đi học thêm thật hả", cô giáo ở TP.HCM phải viết tường trình, hé lộ nội dung
10:52:18 06/10/2024
Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5
06:38:12 06/10/2024
Đêm tân hôn, nhìn thấy mẩu giấy trong phòng bì mừng cưới ở đầu gường, tôi nổi giận bỏ về nhà ngay lập tức
07:51:55 06/10/2024
Cuộc sống của mỹ nhân đình đám sau khi bị gán mác "máy đẻ" cho giới thượng lưu giờ ra sao?
08:25:56 06/10/2024
Đêm trước ngày tái hôn chồng cũ bất ngờ tìm đến nhà, anh đưa cho tôi 2 món đồ nhìn thấy hiện vật mà tim tôi đau xé
08:22:55 06/10/2024
Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra
06:26:33 06/10/2024
Anh chồng đòi chia tài sản, tôi lấy ra một hộp quà cũ đưa anh thì anh ôm mặt khóc, từ bỏ không đòi nhà nữa
07:37:29 06/10/2024
Miss Cosmo 2024: Indonesia đăng quang không bàn cãi, Việt Nam băng băng top 5
08:09:01 06/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Gần 150 chiến sĩ truy bắt đối tượng ché.m một trưởng công an xã ở Yên Bái

Pháp luật

12:08:19 06/10/2024
Gần 150 cán bộ công an ở Yên Bái được huy động để truy bắt 2 đối tượng dùng hun.g kh.í tấn công Trưởng Công an xã Tân Hương (huyện Yên Bình).

Rating Love Next Door lại giảm, biên kịch bế tắc quá rồi!

Phim châu á

11:58:13 06/10/2024
Dựa trên thống kê của Nielsen Korea, tập 15 đã đạt mức rating trung bình là 7.0% đối với khu vực Seoul và 6.1% trên toàn quốc, giảm 1% so với tập 14 trước đó.

Michael Trương có hành động gây tranh cãi, Yuna Vũ lựa chọn bất ngờ

Tv show

11:55:28 06/10/2024
Văn Mai Hương khó lòng chấp nhận được hành động thiếu tinh tế của Michael Trương khi mang ghế sang chỗ khác để trò chuyện chỉ vì không hiểu ngôn ngữ tiếng Hàn

Vũ Luân hát về tình cha, gợi nhớ đến cố NS Vũ Linh, dân tình tranh cãi

Sao việt

11:50:10 06/10/2024
Mới đây Vũ Luân đã chia sẻ đoạn clip ghi lại màn trình diễn trên sân khấu, đồng thời viết lời đề dẫn: Vũ Luân rưng rưng nước mắt khi hát ca khúc Tình phụ tử . Khi hát, nam nghệ sĩ nhiều lần xúc động.

Lại xuất hiện tranh cãi giữa Tốc Chiến và game "quốc dân", đâu mới là cái tên có quái khủng mạnh nhất?

Mọt game

11:48:22 06/10/2024
. Điển hình như vừa qua, lại có một màn tranh luận căng thẳng, khiến fan hai trò chơi đấu khẩu ác liệt. Được biết, chủ đề được nhắc tới chính là sức mạnh của hai quái khủng nguy hiểm nhất

Miss Cosmo Nhật Bản khoe chân dài, da nâu trong thiết kế của Lê Ngọc Lâm

Thời trang

11:31:53 06/10/2024
Miss Cosmo Nhật Bản Chika Mizuno tỏa sáng tại phần thi trình diễn trang phục dạ hội nhờ bộ đầm cắt xẻ của Lê Ngọc Lâm.

Trời sang thu, 3 con giáp này có tài lộc bất ngờ, công danh rộng mở nhưng cần lưu ý một điều

Trắc nghiệm

11:27:34 06/10/2024
3 con giáp này trong tháng 10 gặt hái được nhiều thành quả. 15 ngày tới, 3 con giáp này bứt phá ngoạn mục: Tài lộc hanh thông, phúc lành đầy nhà, sự nghiệp

Cộng đồng Liên Quân đang "ngất ngây" trước màn hoá thân tuyệt đẹp của nữ coser "2k5"

Cosplay

11:17:37 06/10/2024
Có thể khẳng định, các coser Việt Nam đang ngày càng chăm chút, đầu tư tỉ mỉ vào những lần hoá thân của họ để khiến người xem ưng ý.

Dàn mỹ nhân Việt Nam và quốc tế mặc xuyên thấu trên thảm đỏ Miss Cosmo 2024

Phong cách sao

11:14:55 06/10/2024
Các người đẹp xuất hiện với những bộ cánh lộng lẫy, gợi cảm, thu hút mọi ánh nhìn tại thảm đỏ chung kết Miss Cosmo 2024.

Đăng kiểm viên bị án treo vẫn được hành nghề đến 1/1/2025

Tin nổi bật

11:05:52 06/10/2024
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2018 quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày mai (5/10).

Trung Quân lần đầu lộ diện sau lời xin lỗi về group bàn nội dung nhạy cảm

Nhạc việt

10:59:40 06/10/2024
Tối 5/10, nhạc sĩ Đức Trí đã tổ chức live concert tại Nhà Thi đấu Quân khu 7, TP.HCM, quy tụ loạt nghệ sĩ tên tuổ.i tham gia. Được chú ý nhất hiện tại là sự xuất hiện của Trung Quân Idol.