Học phí đại học từ 12-800 triệu đồng mỗi năm
Theo ghi nhận của KTSG Online, để theo học bậc đại học tại TPHCM năm học 2022-2023, mức học phí sinh viên cần đóng từ 12-800 triệu đồng/năm tùy ngành và trường.
Học phí năm học 2022-2023 sẽ tăng đối với hệ thống trường đại học – Ảnh minh họa: TTXVN
Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ, từ năm học 2022-2023, học phí các trường đại học công lập chưa tự đảm bảo thu chi, sẽ thu thấp nhất từ 1,2-2,45 triệu đồng/tháng. Khối ngành có mức học phí cao nhất là y dược với 24,5 triệu đồng/năm. Các ngành: nghệ thuật, nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường… có học phí thấp nhất, ở mức 12 triệu đồng/năm.
Ở chương trình chất lượng cao, và liên kết quốc tế 2 2, học phí 60 triệu đồng/năm gồm các ngành: liên kết các trường quốc tế; quan hệ quốc tế, báo chí, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Ngôn ngữ Đức, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Đối với trường đại học công lập đã tự đảm bảo chi thường xuyên, mức thu này được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần trường chưa tự chủ tương ứng với khối ngành và năm học, được thu từ 24-49 triệu đồng/năm.
Các trường công lập tự đảm bảo cả chi thường xuyên và chi đầu tư thì được thu tối đa 2,5 lần mức trần trường chưa tự chủ, tương ứng với 30-61 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Do vậy, thực tế sẽ có nhiều trường đại học công lập thu học phí cao hơn khung trần. Như trường Đại học Y dược TPHCM dự kiến ngành cao nhất Răng-Hàm-Măt học phí ở mức 77 triệu đồng/năm; ngành Y khoa dự kiến là 74,8 triệu đồng/năm; Dược học dự kiến thu 55 triệu đồng/năm; y học dự phòng và y học cổ truyền cùng có mức thu dự kiến 41,8 triệu đồng/năm.
Các ngành chất lượng cao trường Đại học Luật TPHCM từ 62,5-165 triệu đồng/năm tùy ngành và ngôn ngữ giảng dạy; ngành chương trình đại trà dự kiến từ trên 31-39 triệu đồng/năm; trường Đại học Bách khoa TPHCM học phí chương trình chất lượng cao, tiên tiến từ 27,5-36 triệu đồng/học kỳ. Ở các trường đại học công lập khác, học phí chương trình chất lượng cao cũng dao động trên dưới 60 triệu đồng/năm…
Hiện các trường đại học quốc tế chưa công bố học phí năm học mới 2022-2023 nhưng căn cứ năm học trước đó, có thể thấy mức thu Đại học RMIT Việt Nam là hơn 300 triệu đồng/năm, Đại học Fulbright Việt Nam ở mức 470 triệu đồng/năm, VinUni có học phí từ 349-815 triệu đồng/năm…
Các trường tư thục được Bộ GD-ĐT cho quyết định mức học phí. Trường Đại học Kinh tế-Tài chính TPHCM học phí khoảng 75 triệu đồng/năm; Đại học Công nghệ TPHCM khoảng 36-52 triệu đồng/năm tùy theo ngành học; Đại học Gia Định từ 15-25 triệu đồng/năm với chương trình đại trà và 50 triệu đồng/năm cho chương trình tài năng; Đại học Quốc tế Hồng Bàng từ 27,5-105 triệu đồng/học kỳ; Đại học Hoa Sen từ 28-49 triệu đồng/học kỳ tùy ngành; Đại học Nguyễn Tất Thành từ 12,9-16,5 triệu đồng/học kỳ (riêng y khoa 40 triệu đồng/học kỳ).
Các trường thu học phí theo tín chỉ: Đại học Văn Hiến thu 800.000 đồng/tín chỉ; Đại học Công nghệ Sài Gòn 674.300-734.000 đồng/tín chỉ…
Học phí tăng, cần nhiều nguồn 'tiếp sức' tân sinh viên
Bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, nhiều trường đại học (ĐH) áp dụng việc tăng học phí. Trong bối cảnh đó, những suất học bổng trị giá hàng trăm triệu đồng từdoanh nghiệp hay từ nhà trường là một trong những nguồn hỗ trợ cần thiết.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh nguồn tín dụng cho sinh viên.
Được biết, trong đề án tuyển sinh năm 2022, học phí của nhiều trường ĐH tăng từ 30 - 70%. Nguyên nhân được đưa ra, đó là năm học 2022 - 2023, học phí tăng theo mức tín chỉ, thấp nhất là 350.000 đồng/tín chỉ, cao nhất là 1 triệu đồng/tín chỉ. Thực tế, việc tăng học phí là theo lộ trình của các trường ĐH tự chủ và được áp dụng khung học phí mới theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ.
Nguồn học bổng do các doanh nghiệp tài trợ cũng như các nguồn hỗ trợ khác thực sự cần thiết.
Tại khung này, mức trần học phí tất cả khối ngành của trường ĐH tăng từ 300.000 đồng đến 10,2 triệu đồng/năm. Trong đó, khối Y dược, ngành sức khỏe tăng mạnh nhất với 4,2-10,2 triệu đồng/năm.
Trước đó vào đầu tháng 7/2022, mặc dù Bộ GD-ĐT đã kiến nghị lùi áp dụng khung học phí mới này thêm một năm. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, gần 30 cơ sở giáo dục ĐH đã thông báo học phí năm học 2022 - 2023. Do đó rất nhiều sinh viên tại khu vực TP Hồ Chí Minh cho biết, đành cân nhắc lựa chọn lại nguyện vọng xét tuyển. Mặc dù có kết quả khá tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, bạn Minh Khang (ngụ tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) vẫn băn khoăn khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Nguyện vọng học Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh có lẽ không thành hiện thực khi nhắc đến tài chính của gia đình. Em chia sẻ, ĐH Luật TP Hồ Chí Minh một số ngành hệ đại trà với mức học phí từ hơn 31 triệu đồng đến 39 triệu đồng/năm, tăng khoảng 13 triệu đồng/năm so với năm 2021. Hệ chất lượng cao có ngành mức học phí từ hơn 62 triệu đồng đến hơn 74 triệu đồng/năm, tăng17 triệu đồng. Mức học phí này vượt quá khả năng của gia đình em. Do vậy em đang cân nhắc lựa chọn lại ngành nghề ở trường có học phí phù hợp hơn.
Bạn Yến Ngọc (ngụ quận Phú Nhuận) thì rất ao ước được vào ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh nhưng đành ngậm ngùi từ bỏ ước mơ khi thấy mức học phí cao.
Được biết, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) áp dụng mức thu học phí theo nhóm ngành cho sinh viên đại học chính quy khóa 2022 khi thực hiện cơ chế tự chủ đại học. Theo đó, mức học phí mới tăng mạnh từ 16 - 82 triệu đồng/năm học so với 2021, theo 2 nhóm ngành: Nhóm khoa học xã hội và nhân văn, nhóm ngôn ngữ và du lịch; và học phí các chương trình liên kết quốc tế. Riêng đối với các ngành đào tạo hệ chất lượng cao sẽ có mức học phí 60 triệu đồng/năm gồm: Ngành quan hệ quốc tế, báo chí, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, ngôn ngữ Đức, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành...
Để giữ chân người học, tại ĐH Mở TP Hồ Chí Minh đang áp dụng một số biện pháp hỗ trợ sinh viên. Bên cạnh quỹ học bổng cố định và chính sách miễn giảm học phí, Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh hiện có nhiều chương trình học bổng tuyển sinh như: Liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp với trường, đối tác đồng hành, tiếp sức từng năm học... Nhà trường dành từ 20 đến hơn 28 tỷ đồng hàng năm để xét, cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên. Trong đó, học bổng khuyến khích học tập dành cho tân sinh viên các khóa có thành tích học tập cao như: Tuyển thẳng học sinh giỏi (toàn phần 4 năm và toàn phần 1 năm), thí sinh có thành tích cao trong học tập (mức học bổng 50%, 70% và 100% học phí), thủ khoa tuyển sinh trường (200% học phí năm thứ nhất và 100% học phí các năm tiếp theo), Á khoa tuyển sinh trường (180% học phí năm thứ nhất và 100% học phí các năm tiếp theo), thủ khoa ngành (150% học phí năm thứ nhất và 100% học phí các năm tiếp theo).
Ngoài các loại học bổng nêu trên, trường còn dành nhiều loại học bổng, khen thưởng khác nhằm khuyến khích sinh viên học tập. Như từ cuối tháng 4/2021 đến nay, trường đã thực hiện hỗ trợ cho nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng (năm 2021); riêng phí hỗ trợ sinh viên F0 có hoàn cảnh khó khăn là 1 tỷ đồng. ĐH Mở TP Hồ Chí Minh cũng chi học bổng tiếp sức đến trường hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong năm học vừa qua với tổng số tiền gần 300 triệu đồng.
Đề cập tới vấn đề chính sách tín dụng cho sinh viên, TS Nguyễn Ninh Thụy, Trưởng Ban Kế hoạch Tài chính ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, cần phải đẩy mạnh chương trình tín dụng cho sinh viên. Mặc dù các quy định về chính sách tín dụng cho sinh viên đã được sửa đổi, nhưng nhìn chung các đối tượng được vay khá hạn chế, mức cho vay thấp, thời hạn vay ngắn, thủ tục và phương thức phức tạp, lãi suất cao.
Ở góc độ khác, Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác Sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, để hỗ trợ sinh viên tốt hơn, thay vì cấp học bổng kèm điều kiện yêu cầu ra trường phải làm việc 2 - 3 năm cho doanh nghiệp, hiện các đơn vị có những cách tiếp cận khác.
Ví dụ, bên cạnh các điều kiện học tập, rèn luyện và hoàn cảnh gia đình, có những doanh nghiệp bổ sung tiêu chí nghiên cứu khoa học, hoạt động khởi nghiệp. Các hoạt động này tạo nên gắn kết bền vững hơn giữa người học và đơn vị sử dụng lao động. Chẳng hạn, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai hiện đang có nhu cầu tuyển dụng hàng trăm bạn chuyên ngành thú y và hàng trăm kỹ sư nông nghiệp khác...
Ngoài ra, nếu sinh viên có thành tích học tập tốt sẽ có nhiều cơ hội nhận học bổng và thành tích càng tốt, giá trị học bổng càng cao, cùng việc tích cực tham gia hoạt động Đoàn Hội và đội nhóm cũng góp phần tăng thêm lợi thế.
Cha mẹ muốn con sau này thành triệu phú thì thực hiện ngay một việc Cha mẹ nào cũng mong con mình lớn lên trở thành người tốt, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống. Một trong những điều tốt nhất cha mẹ có thể làm cho con là dạy chúng về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ: Cách kiếm, quản lý tiền bạc và làm giàu. Những thông tin này có thể giúp trẻ bước...