Học phí đại học tăng cao – nỗi lo của sinh viên nghèo
Câu chuyện học phí một lần nữa “ nóng” vào đầu năm học, khi mới đây nhiều trường đại học công và tư thục đã công bố mức học phí năm học 2020-2021, tăng từ 2-5 lần so với năm học trước.
Học phí tăng là tất yếu khi các trường đẩy mạnh quyền tự chủ, nhưng đây cũng là mối lo với các sinh viên con nhà nghèo, có thể là nguy cơ khiến các em phải dừng việc học.
So sánh mức tăng học phí của Trường Đại học Y Dược TPHCM trong 3 năm trở lại đây. Biểu đồ: Đặng Chung
Học phí trường công tăng ngang ngửa trường tư
Theo lộ trình, từ năm 2020, các trường đại học sau khi đủ điều kiện tự chủ sẽ tự xác định mức học phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Dự báo học phí đại học trong thời gian tới có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 so với hiện nay.
Thực tế những ngày qua, khi các trường đại học thông báo về điều kiện trúng tuyển và thủ tục nhập học cho thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ hoặc phương thức kết hợp, mức học phí năm học 2020-2021 cũng được các trường công bố. Đa phần học phí năm nay đều tăng ở cả trường công lập và tư thục, trong đó dẫn đầu về mức tăng là các trường đào tạo ngành khoa học sức khỏe.
Theo mức học phí vừa được Trường Đại học Y Dược TPHCM công bố, học phí mới được điều chỉnh tăng mạnh, gấp 3-4 lần so với những năm học trước, áp dụng cho sinh viên trúng tuyển vào trường từ khóa này trở đi. Răng hàm mặt là ngành học có mức học phí cao nhất với 7 triệu đồng/tháng, tức một năm học tương ứng 70 triệu đồng/sinh viên (theo 10 tháng). Kế đến là ngành Y khoa với học phí 68 triệu đồng/năm. Ngành Phục hình răng là 55 triệu đồng/năm. Riêng những sinh viên các khóa học trước sẽ vẫn áp dụng mức học phí cũ, tức khoảng 13-15 triệu đồng/năm học/sinh viên.
Điều này đã được nhà trường công bố dự kiến từ đầu tháng 6 vừa qua và gây nhiều tranh cãi trong dư luận cũng như lo ngại cho phụ huynh, thí sinh. Trung bình người học sẽ phải bỏ ra từ 2-7 triệu đồng/tháng để đóng học phí, chưa kể chi phí sinh hoạt hằng ngày.
Theo lý giải của nhà trường, đây là năm đầu tiên trường thực hiện cơ chế tự chủ nên học phí sẽ tăng cao do không còn được nhà nước bao cấp kinh phí.
Một đơn vị đào tạo y khoa khác ở phía Nam là Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, mức học phí cũng tăng cao. Cụ thể, sinh viên hộ khẩu tại TPHCM đóng học phí tạm thu là 14.300.000 đồng/năm. Sinh viên hộ khẩu các tỉnh, thành khác đóng 28.600.000 đồng/năm.
Video đang HOT
PGS-TS Ngô Minh Xuân – Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – cho biết, tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm trong năm tuyển sinh 2019 của trường là 31.240.000 đồng. Chi phí đào tạo ngành khoa học sức khoẻ tốn 4-5 lần so với ngành khác nhưng học phí ở Việt Nam quá thấp. Việc tăng học phí sẽ giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo.
Với việc tăng học phí từ năm học 2020-2021, hiện nhóm trường đào tạo khoa học sức khỏe ở phía nam đã không có sự phân biệt công-tư về vấn đề học phí, bởi đều cao ngang ngửa nhau. Trong khi đó, hiện nhiều trường y-dược phía Bắc như Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hải Phòng, Trường Đại học Y Thái Bình, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên… vẫn có mức học phí là 14,3 triệu đồng/năm bởi chưa thực hiện tự chủ.
Tuy nhiên, theo PGS-TS Lê Đình Tùng – Trưởng phòng Quản lý đào tạo Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội, trong thời gian tới, để thực hiện đổi mới, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, chắc chắn chi phí liên quan đến đào tạo nhóm ngành sức khỏe sẽ thay đổi khi thực hiện tự chủ. Trường Đại học Y Hà Nội cũng đang có lộ trình tăng học phí trong những năm tới, trên cơ sở đảm bảo khả năng chi trả của học sinh, phụ huynh nhưng cũng phải tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Cụ thể, học phí năm học 2020-2021 lớp đại trà là 18 triệu đồng/sinh viên. Lớp Anh văn pháp lý, học phí 36 triệu đồng/sinh viên. Các lớp chất lượng cao ngành luật và quản trị kinh doanh 45 triệu đồng/sinh viên. Mức thu cao nhất áp dụng với lớp chất lượng cao ngành quản trị-luật là 49,5 triệu đồng/sinh viên. Học phí các năm tiếp theo sẽ được nhà trường thông báo khi Đề án tự chủ của trường được phê duyệt.
Hay mới đây, Trường ĐH văn Lang đã khiến học sinh, phụ huynh bất ngờ khi đột ngột thông báo tăng học phí khóa tuyển sinh năm nay lên 35%. Theo hướng dẫn học phí dành cho khóa 26 của trường mới công bố, tất cả các ngành và chương trình đào tạo đều tăng so với khóa 25. Mức học phí mới dao động từ 1.070.000 – 4.480.000 đồng/tín chỉ (tùy ngành). Sinh viên trúng tuyển vào ngành tài chính ngân hàng năm 2019 đóng 1.050.000 đồng/tín chỉ. Toàn khóa học là 130 tín chỉ, hết khoảng 136 triệu đồng. Còn tân sinh viên khóa 26 ngành này sẽ học 131 tín chỉ, với mỗi tín chỉ là 1.380.000 đồng thì tổng học phí lên đến hơn 180 triệu đồng.
Tăng chính sách hỗ trợ sinh viên
Trả lời Báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Khôi – Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Dược TPHCM – khẳng định, không bao giờ có chuyện sinh viên nghèo, khó khăn, học giỏi mà mất cơ hội học tại trường. Với chính sách này, trường sẽ cấp 800 học bổng cho sinh viên khó khăn năm đầu tiên trúng tuyển vào trường. Giá trị các học bổng từ 25-100% học phí năm học. Trong đó, 51 em sẽ được miễn 100% học phí, 80 em được giảm 70%, 153 em được giảm 50%, 516 em được giảm 25%.
Lần đầu tiên sinh viên khó khăn của Đại học Quốc gia TPHCM được hỗ trợ vay vốn ưu đãi (không lãi suất) để nộp học phí suốt quá trình học. Sinh viên được vay tiền cần đáp ứng cá tiêu chí: Là sinh viên chính quy của Đại học Quốc gia TPHCM có hoàn cảnh khó khăn. Đối với sinh viên năm nhất phải có giấy xác nhận nhập học của cơ sở đào tạo.
Đối với sinh viên năm thứ 2 trở lên, sinh viên phải có kết quả học tập đạt trung bình-khá (tương đương 6,5/10) trở lên và đạt điểm đánh giá rèn luyện 70/100 trở lên. Sinh viên cam kết tốt nghiệp trong thời gian quy định của khóa học (không tính thời gian được phép gia hạn).
Hiện một số trường Đại học khác cũng có chính sách hỗ trợ người học vay vốn học tập với các hình thức khác nhau như: Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Văn Lang… Những chính sách này được xem là cứu cánh giải quyết được nỗi lo học phí cho sinh viên nghèo.
Học phí tăng sốc: Dễ thấy điều bất hợp lý
Học phí phải được tính đúng, tính đủ, trường tư dù tự đầu tư cơ sở vật chất cũng không đòi hỏi mức học phí cao như vậy.
Trường Đại học Y Dược TP.HCM vừa công bố mức học phí mới áp dụng cho khóa tuyển sinh 2020, dao động từ 30-70 triệu đồng/năm, trong đó có ngành tăng gấp 5 lần. Khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng có mức học phí cao ngất ngưởng: ngành răng hàm mặt 88 triệu đồng/năm học, y khoa 60 triệu đồng và dược học 55 triệu đồng...
Trong khi đó, học phí của nhiều trường đại học y dược ngoài công theo công bố có mức cao nhất là 6 triệu đồng/tháng.
Trao đổi thêm với Đất Việt, GS.TS Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, việc tính toán mức học phí ra sao được nhà trường cân nhắc từ hoàn cảnh và thu nhập của sinh viên.
Mức học phí của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có cân nhắc tới hoàn cảnh, thu nhập của sinh viên, và được lấy ý kiến tại hội nghị phụ huynh
"Mỗi trường thu học phí bao nhiêu tùy theo hoàn cảnh của họ và cũng đã được các trường lý giải cụ thể.
Chúng tôi là trường ngoài công lập nên mọi thứ đều do sinh viên đóng góp. Nếu nâng học phí lên thì nhà trường được thu thêm nhưng chúng tôi thấy ái ngại cho hoàn cảnh của các sinh viên, cha mẹ các em cũng là người lao động.
Chúng tôi so sánh học phí ngành y với các ngành khác trong trường, như khối kinh tế, kỹ thuật có mức học phí 10-15 triệu đồng/tháng thì thấy học phí ngành y như vậy cũng đã tương đối cao, phù hợp với mức thu nhập của phụ huynh sinh viên hiện nay.
Hàng năm, trường đều tổ chức hội nghị phụ huynh, trong đó trường báo cáo tình hình sinh viên học tập, hướng phát triển của nhà trường và học phí sẽ thu như thế nào tỏng năm ấy.
Nếu có tăng học phí, nhà trường cũng phải lấy ý kiến của phụ huynh và cũng thuyết minh rõ số tiền ấy sẽ đầu tư vào việc gì", GS.TS Vũ Văn Hóa thông tin.
Với mức học phí như vậy, lại là trường ngoài công lập phải tự lo mọi thứ, song Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẳng định, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng đào tạo của trường không kém và không thua bất cứ trường nào.
Trường mua sắm các thiết bị mới trang bị cho các phòng thí nghiệm, đồng thời ký hợp đồng với các bệnh viện có nghiên cứu trong khu vực Hà Nội để sinh viên tới đó kiến tập, học hỏi kinh nghiệm của các y bác sĩ. Nhiều y bác sĩ cũng ký hợp đồng làm giáo viên thỉnh giảng, giúp nhà trường tập huấn cho sinh viên khi tiếp xúc với bệnh viên.
"Trường tự chủ từ năm 1996, xây dựng được cơ sở khang trang như ngày nay. Chúng tôi không chia lợi nhuận cho cổ đông mà mượn vốn của họ và trả lãi suất như lãi suất Chính phủ trả cho các kỳ phiếu.
Quyền lợi của các cổ đông có phiếu góp cũng không giống như một số trường. Theo đó, người góp 1 tỷ đồng cũng được bỏ một phiếu và người góp 10 triệu đồng cũng được bỏ 1 phiếu.
Chúng tôi xem trường như một tổ hợp tác của các nhà khoa học, đóng góp cho nền kinh tế để xây dựng đội ngũ trí thức trong tương lai chứ không phải vì mục đích kinh doanh", GS.TS Vũ Văn Hóa chia sẻ.
Trong khi đó, cho ý kiến về vấn đề học phí, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho biết, nhiều trường đại học công lập công bố mức học phí tăng mạnh so với năm trước với lý do tự chủ, phải lấy thu bù chi.
"Thế nhưng, tự chủ phải có quản lý, không phải muốn làm gì thì làm. Phải biết khả năng của nền kinh tế, của người lao động ra sao, không thể tăng học phí một cách vô tội vạ, tăng từ 13 triệu đồng/năm lên 70 triệu đồng/năm thì làm sao người học chịu đựng nổi?!", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cũng chỉ ra sự bất bình đẳng đang tồn tại giữa các trường đại học công lập và đại học ngoài công lập.
Ở đó, trường công lập được Nhà nước đầu tư nhiều mặt, đặc biệt là về cơ sở vật chất, trong khi trường ngoài công lập phải tự lo mọi thứ. Thế nhưng, giờ đây, nhiều trường công lập lại lấy lý do tự chủ để tăng học phí, và mức thu đó thậm chí còn cao hơn cả trường tư.
"Nguồn thu của trường công lập không phải chỉ có học phí mà vẫn còn nhiều hoạt động có thu khác. Trường thực hiện tự chủ nhưng không phải Nhà nước cắt hết, không cung cấp cho khoản gì, trường nào làm tốt thì Nhà nước vẫn có một khoản dành cho họ. Cho nên, các trường công lập không thể lấy cớ tự chủ để thu vô tội vạ", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói.
Khẳng định khi trường tự chủ thì phải tính toán, liệu cơm gắp mắm để có thể cạnh tranh, song nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị Nhà nước phải quy định một mức trần học phí.
"Học phí phải được tính đúng, tính đủ dựa trên mặt bằng kinh tế-xã hội Việt Nam. Sinh viên đi học đương nhiên phải sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường, nhưng với trường công lập, như nói ở trên, đã được Nhà nước đầu tư một cách tương đối, còn trường ngoài công lập phải tự bỏ tiền ra đầu tư cơ sở vật chất, họ tính vào học phí là hợp lẽ, nhưng cũng không nhiều như một số trường công lập đưa ra. Lương của giảng viên cũng không thể so sánh với nước ngoài vì mặt bằng kinh tế của ta mới chỉ đến vậy", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho biết.
Học phí ĐH công tăng sốc: Lo ra trường thu hồi vốn? GS.TS Phạm Gia Khải lo ngại, học phí quá cao có thể khiến giảng đường đại học chỉ dành cho người giàu, còn thí sinh nghèo bị loại khỏi cuộc chơi. Việc nhiều trường đại học công lập công bố mức học phí áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2020 tăng mạnh so với trước đang khiến nhiều thí sinh và phụ...