Học phí đại học sao cho phù hợp?
Ngay sau khi các trường đại học công bố điểm chuẩn, học phí cũng là mối quan tâm lớn của các bậc phụ huynh và thí sinh. Năm học 2020 – 2021, nhiều trường đồng loạt tăng mức học phí mới.
Một tiết học của sinh viên Trường đại học Y khoa Vinh. Ảnh: TTXVN
Đủ loại học phí
Hiện nay, học phí đại học (ĐH) được thu theo trường công lập tự chủ, trường công lập chưa tự chủ và dân lập. Theo Nghị định (NĐ) 86/2015 của Chính phủ, đối với các trường thí điểm tự chủ (23 trường công lập tự chủ) và trường công tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên, cứ hai năm sẽ tăng học phí một lần. Trong khi đó, với các trường công lập khác (vẫn được Nhà nước bao cấp), học phí điều chỉnh hằng năm, năm sau cao hơn năm trước 700 nghìn – 900 nghìn đồng/năm.
Đối với các trường công lập tự chủ, mức trần học phí áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021 như sau: khối ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông lâm thủy sản, học phí 20,5 triệu đồng/năm; khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch là 24 triệu đồng/năm; khối ngành y dược là 50,5 triệu đồng/năm.
Năm học 2020 – 2021, học phí của các trường công lập chưa tự chủ tăng kịch trần theo NĐ 86 của Chính phủ. Theo đó, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà áp dụng theo khối ngành, chuyên ngành đào tạo lần lượt: khối ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông lâm thủy sản, là 9,8 triệu đồng/năm; khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch 11,7 triệu đồng/năm; khối ngành y dược 14,3 triệu đồng/năm. Mức tăng từ 900 nghìn đồng – 1,3 triệu đồng/năm so năm học trước. Đối với đào tạo sau ĐH, học phí cũng tăng theo: trình độ thạc sĩ tăng gấp 1,5 lần so ĐH và trình độ tiến sĩ tăng 2,5 lần so trình độ ĐH.
Trong khi đó, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH tại các cơ sở giáo dục công lập tự chủ (chi thường xuyên và chi đầu tư) áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo năm học 2020 – 2021 (kể cả các cơ sở giáo dục ĐH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động) lần lượt là: 2,05 triệu đồng/tháng (20,5 triệu đồng/năm), 2,4 triệu đồng/tháng (24 triệu đồng/năm), 5,05 triệu đồng/tháng (50,5 triệu đồng/năm). Mức tăng 2 – 4,5 triệu đồng/năm so năm học 2019 – 2020.
Nếu như trước đây học phí ĐH công lập chỉ được thu theo một mức trần được quy định tại NĐ 86, thì trong năm học mới 2020 – 2021 sẽ có nhiều mức thu khác nhau. Có những trường công học phí mỗi năm học lên tới hàng chục triệu đồng. Thí dụ, Trường ĐH Luật Hà Nội, với các ngành đào tạo đại trà áp dụng cho 30 tín chỉ, có mức học phí tương đương 7 – 8 triệu đồng. Với các ngành đào tạo chất lượng cao, học phí 20 triệu đồng. Với chương trình liên kết với trường ĐH nước ngoài, mức học phí khoảng 200 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, học phí các trường ĐH công tự chủ cao hơn nhiều lần so khi chưa tự chủ. Đơn cử, năm nay, Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh công bố chuyển sang mô hình tự chủ với mức học phí tăng mạnh cho sinh viên khóa mới. Theo đề án tuyển sinh, mức thu dự kiến của trường từ 30 – 70 triệu đồng/năm, tùy khối ngành cho sinh viên (SV) trúng tuyển khóa 2020 (tăng hơn 2 – 5 lần so năm học trước đó). Đến thời điểm này, theo đại diện Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, dù chưa ra quyết định chính thức học phí khóa mới nhưng mức thu này sẽ không thay đổi trong năm nay. Trường này hiện mới ra quyết định chính thức học phí cho sinh viên các khóa cũ với mức tăng 10% so năm 2019.
Với các trường ĐH dân lập, năm học mới 2020 – 2021, mức học phí cũng tăng mạnh. Mới đây, nhiều tân SV trúng tuyển vào Trường ĐH Văn Lang khi đã đóng tiền tạm ứng để xác nhận nhập học, cấp mã số SV nhưng sau đó tá hỏa khi nhận thông tin trường tăng học phí. Thí dụ ngành kiến trúc, tân SV làm thủ tục nhập học được yêu cầu đóng hơn 27 triệu đồng/học kỳ 1 (học phí hơn 26 triệu đồng, tương ứng 19 tín chỉ – 1.370.000 đồng/tín chỉ). Mức này cao hơn nhiều so năm 2019 (chỉ từ 16 – 22 triệu đồng/học kỳ). Tương tự, ngành thanh nhạc, tân sinh viên cũng bất ngờ khi học phí lên đến 1.430.000 đồng/tín chỉ. Với 17 tín chỉ học kỳ 1, SV học thanh nhạc phải đóng hơn 24,3 triệu đồng.
Việc tăng học phí cần có lộ trình và phù hợp khả năng chi trả, tiếp cận của người học ở các vùng khác nhau. Ảnh: NAM ANH
Tăng học phí để tăng chất lượng?
Video đang HOT
PGS, TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cho biết: “Trường được thí điểm tự chủ ba năm nay. Khi chuyển sang tự chủ, ngân sách hằng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) rót về trường (vài chục tỷ đồng) không còn. Do đó, trường phải tính toán tất cả chi phí đào tạo để đưa ra mức học phí phù hợp. Có một số ngành hiện nay (chương trình đại trà) học phí dưới 20 triệu đồng, thấp hơn cả mức học phí quy định của NĐ 86.
Thật sự, nếu để bảo đảm chất lượng đào tạo thì học phí khối ngành kỹ thuật hiện nay phải 50 triệu đồng/năm may ra mới đủ. Tuy nhiên, nếu học phí cao quá thì chắc chắn sẽ đối diện nguy cơ… không có người học. Thực tế đã có trường rơi vào tình huống này là Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng (thuộc ĐH Đà Nẵng), học phí cao quá nên người học ngay lập tức quay lưng, dẫn đến điểm đầu vào thấp, đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Nếu các trường tự chủ đưa ra mức học phí cao quá thì sẽ có hiện tượng SV chạy sang các trường khác, hoặc đi du học, hoặc rẽ sang học nghề”.
PGS, TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, học phí năm 2019 của trường là 13 triệu đồng cho tất cả các ngành. Hằng năm, trường được Bộ Y tế cấp chi phí đào tạo khoảng 130 tỷ đồng (50%). Trong khi đó, quy mô sinh viên hiện nay là hơn 9.000 SV. Nếu tính toán chi li thì nguồn ngân sách này mới chỉ đủ trả lương cho cán bộ giảng viên.
Học phí 13 triệu đồng của SV cho việc học (lý thuyết, thực hành, thực tập) là cả một vấn đề. Riêng ở trường này không có chương trình chất lượng cao, liên kết… để xoay xở. Ngay cả hệ cử tuyển, học phí địa phương cũng trả chậm. Do đó, để phát triển hơn thì một là ngân sách Nhà nước đầu tư phải rất nhiều hơn so hiện nay, hoặc là phải tự chủ, xã hội hóa để SV trả học phí cao hơn.
Đối với các trường ĐH công lập (chưa tự chủ) hiện nay được thu học phí theo khung của NĐ 86. Theo đó, người học chịu 50% chi phí đào tạo, 50% còn lại là ngân sách hằng năm của các bộ, ngành cấp cho trường trực thuộc. Với mức học phí này, đại diện các trường cho rằng, không đủ xoay xở để bảo đảm chất lượng, chứ chưa nói đến nâng cao chất lượng đào tạo.
Chính vì thế, đa số các trường đều phải “cái khó, ló cái khôn” để bù lại với mức học phí của NĐ 86. Các loại hình đào tạo kèm theo với các mức học phí cũng “trăm hoa đua nở”: nào là học phí chương trình đại trà, chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình liên kết quốc tế.
Nguồn thu hiện nay của các trường (cả trường công lẫn tư thục) có đến hơn 90% từ học phí của SV. Do đó, nếu không tăng chi phí đào tạo, trong đó có tăng học phí, chắc chắn không thể nói đến đào tạo có chất lượng, nguồn nhân lực đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới.
TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên tổ tư vấn Ủy ban Đổi mới giáo dục và đào tạo quốc gia nhìn nhận, ai cũng hiểu rằng, học phí giáo dục ĐH thấp gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội và cho chính nhà trường. Chúng ta không thể cung cấp dịch vụ chất lượng cao với chi phí thấp được. Vì với nguồn lực tài chính eo hẹp, lại muốn nhiều người được đi học và chất lượng được bảo đảm là bất khả thi.
Với học phí quá thấp, nhà trường sẽ khó có điều kiện thu hút, trả lương cho đội ngũ giảng viên, giữ chân họ đóng góp cho nhà trường. Học phí thấp dẫn tới quy mô phải tăng để lấy số lượng bù cho chất lượng dẫn đến không bảo đảm đầu ra.
PGS, TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhận định, khi Nhà nước không cấp chi thường xuyên thì học phí cũng sẽ phải bù vào một phần. Vì vậy, tăng học phí là không tránh khỏi nhưng cần có lộ trình và phù hợp khả năng chi trả, tiếp cận của người học ở các vùng khác nhau.
Học phí đại học tăng đến đâu?
Câu chuyện học phí một lần nữa 'nóng' vào đầu năm học khi mới đây một trường đại học tư thục đột ngột thông báo tăng học phí khóa tuyển sinh năm nay lên 35%.
Phụ huynh và thí sinh tìm hiểu xét tuyển vào Trường ĐH Văn Lang - KHẢ HÒA
Trong khi đó, học phí nhiều trường công năm nay tăng ngang ngửa trường tư.
Trường đại học tư thục đột ngột tăng học phí
Những ngày vừa qua, việc tăng học phí (HP) lên cao và bất ngờ của Trường ĐH Văn Lang khiến các tân sinh viên (SV) phản ứng.
L.M, một tân SV vừa trúng tuyển vào ngành kiến trúc Trường ĐH Văn Lang, cho biết khi làm thủ tục nhập học, khoản tiền M. phải đóng hơn 27 triệu đồng, trong đó HP hơn 26 triệu đồng (tương ứng với 19 tín chỉ với đơn giá 1.370.000 đồng/tín chỉ). Mức HP này cao hơn rất nhiều so với SV năm 2019 (dao động từ 16 - 22 triệu đồng/học kỳ).
SV nhập học ngành thanh nhạc cũng "hết hồn" khi mức HP năm nay lên đến 1.430.000 đồng/tín chỉ. Với 17 tín chỉ học kỳ 1, SV phải đóng hơn 24,3 triệu đồng. SV trúng tuyển vào ngành tài chính ngân hàng năm 2019 đóng 1.050.000 đồng/tín chỉ. Toàn khóa học là 130 tín chỉ, vị chi khoảng 136 triệu đồng. Trong khi tân SV khóa 26 ngành này sẽ học 131 tín chỉ với mỗi tín chỉ là 1.380.000 đồng thì tổng HP lên đến hơn 180 triệu đồng.
Cụ thể, theo hướng dẫn HP dành cho khóa 26 của trường mới công bố, tất cả các ngành và chương trình đào tạo đều tăng so với khóa 25. Mức HP mới dao động từ 1.070.000 - 4.480.000 đồng/tín chỉ (tùy ngành); có ngành tăng lên gần 35%.
Các tân SV cho biết trước đó không biết thông tin này. Chỉ đến tận ngày 31.8, khi đã có kết quả trúng tuyển bằng học bạ thì trường mới thông báo.
Trước sự phản ứng của phụ huynh, thí sinh, Bộ GD-ĐT đã đề nghị Trường ĐH Văn Lang giải trình về vấn đề học phí. Trong báo cáo đến Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, lãnh đạo nhà trường cho biết theo khối lượng chương trình đào tạo trong học kỳ 1 của từng ngành (từ 14 - 19 tín chỉ), mức HP học kỳ 1 của khóa 26 sẽ được tính bằng số tín chỉ nhân với đơn giá tín chỉ.
Theo đó, mức HP học kỳ 1 của đa phần các ngành đào tạo chương trình tiêu chuẩn từ 16.730.000 - 26.030.000 đồng. Riêng với các ngành đào tạo khối sức khỏe, chương trình hai văn bằng Pháp - Việt, chương trình đào tạo đặc biệt, do đặc thù đầu tư lớn cho người học, mức HP học kỳ 1 từ 26.220.000 - 71.680.000 đồng (tùy ngành và chương trình).
Giải thích lý do tăng HP cao, PGS-TS Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng nhà trường, nói: "Vừa qua, Trường ĐH Văn Lang công bố chính sách HP cho khóa 26 là năm theo kế hoạch sẽ có nhiều cải tiến trong chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và trải nghiệm thực tế.
Nhà trường sẽ bổ sung vào chương trình đào tạo các nội dung mới, bổ sung các trải nghiệm, dịch vụ tiện ích... nhằm đảm bảo giá trị tăng thêm cho SV và đạt các chuẩn đầu ra theo yêu cầu thị trường sau bối cảnh dịch bệnh Covid-19... Mức HP của khóa 26 tăng so với các khóa trước, tương ứng với mức đầu tư nhằm nâng tầm chất lượng đào tạo theo định hướng quốc tế hóa, nâng cao năng lực và giá trị cho người học".
Tuy nhiên, trong báo cáo, PGS-TS Diệu thừa nhận việc thông báo học phí như vừa qua gây khó khăn cho người học.
Lãnh đạo trường cũng thừa nhận thời điểm công bố thông tin HP vào cuối tháng 8.2020, sau khi nhiều thí sinh đã hoàn thành các đợt xét tuyển học bạ cũng như đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường ĐH, CĐ bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, khoảng thời gian đặc biệt của bối cảnh dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo trường dự kiến được số lượng thí sinh thực tế đăng ký nhập học chính xác. Do đó, thời điểm công bố HP cũng có thể gây khó khăn với những thí sinh chỉ lựa chọn xét tuyển vào trường.
Theo PGS-TS Diệu, trường đưa ra giải pháp điều chỉnh số tín chỉ của chương trình đào tạo học kỳ 1, đảm bảo mức thu HP trong học kỳ 1 của tất cả các ngành thuộc chương trình đào tạo tiêu chuẩn dao động từ 16 - 20 triệu đồng (trừ nhóm ngành sức khỏe và chương trình hai văn bằng Pháp - Việt).
Trường tự chủ cao gấp nhiều lần
Nếu như trước đây HP ĐH công lập chỉ được thu theo một mức trần được quy định tại Nghị định Chính phủ, thì trong năm học mới này sẽ có nhiều mức thu khác nhau. Có những trường công HP mỗi năm học lên tới hàng chục triệu đồng.
Trong đó, HP các trường ĐH công tự chủ cao hơn nhiều lần so với khi chưa tự chủ.
Năm nay, Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố chuyển sang mô hình tự chủ với mức HP tăng mạnh cho SV khóa mới. Theo đề án tuyển sinh, mức thu dự kiến của trường từ 30 - 70 triệu đồng/năm, tùy khối ngành cho SV trúng tuyển khóa 2020 (tăng hơn 2 - 5 lần so với năm học trước đó). Đến thời điểm này, theo đại diện Trường ĐH Y Dược TP.HCM, dù chưa ra quyết định chính thức HP khóa mới nhưng mức thu này sẽ không thay đổi trong năm nay. Trường này hiện mới ra quyết định chính thức HP cho sinh viên các khóa cũ với mức tăng 10% so với năm 2019.
Theo mức học phí chính thức Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã công bố, SV khóa mới phải nộp 41 triệu đồng/năm (khối kinh tế) và 45 triệu đồng/năm (khối công nghệ). So với mức trần HP chưa tự chủ, mức thu này của trường cao gấp trên dưới 4 lần. Các khóa tuyển sinh trước đó mức thu từ 35,7 - 41 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM quy định học phí ĐH chính quy năm học mới là 684.000 đồng/tín chỉ và không tăng quá 10% mỗi năm. Trường ĐH Mở TP.HCM công bố HP chương trình đại trà năm học mới này ở mức 17 - 22 triệu đồng/năm. Các ngành chương trình chất lượng cao 34,5 - 37,5 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dự kiến HP chương trình đại trà SV trúng tuyển năm 2020 là 20,5 triệu đồng/năm thứ nhất và các năm tiếp theo tăng lên: 22,5 triệu đồng (năm 2); 24,8 triệu đồng (năm 3) và 27,2 triệu đồng (năm 4). HP chương trình cử nhân chất lượng cao từ 940.000 - gần 1,6 triệu đồng/tín chỉ và không thay đổi trong 4 năm học.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, HP chương trình đại trà cũng ở mức 17,5 - 19,5 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao tiếng Việt 28 - 30 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao tiếng Anh và chất lượng cao Việt - Nhật 32 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Luật TP.HCM công bố HP dự kiến 18 triệu đồng/năm (lớp đại trà), 36 triệu đồng/năm (lớp Anh văn pháp lý), 45 - 49,5 triệu đồng/năm (các lớp chất lượng cao). Trường ĐH Quốc tế TP.HCM dự kiến mức thu sinh viên chính quy 43,5 triệu đồng và lộ trình tăng tối đa từng năm 10%.
Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) hiện đã chuyển sang đào tạo chương trình chất lượng cao tất cả các ngành, mức thu từ 60 - 88 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, HP ở các trường công lập còn có sự chênh lệch lớn giữa chương trình đại trà với các chương trình đặc biệt. Trong đó, các ngành chất lượng cao, chương trình quốc tế HP có thể cao hơn chương trình đại trà 4 - 5 lần.
Sinh viên sư phạm vẫn miễn học phí
Đáng chú ý là chính sách HP với SV trúng tuyển các ngành đào tạo giáo viên (sư phạm) trong năm học này. Trước đó, theo dự thảo Nghị định Chính phủ quy định chính sách tín dụng và hoàn trả khoản vay tín dụng đối với học sinh, SV sư phạm thì thay vì miễn HP, người học được vay tín dụng bằng mức HP kèm theo sinh hoạt phí tối đa 3,5 triệu đồng/tháng.
Nhưng theo thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đến thời điểm này trường vẫn đang chờ Nghị định ban hành chính thức kèm thông tư hướng dẫn. Với SV các ngành sư phạm theo học tại trường năm học tới đây, nếu cam kết ra trường phục vụ ngành, trường thực hiện chính sách miễn HP theo quy định hiện hành. SV các ngành cử nhân sẽ nộp học phí theo mức trần của Nghị định 86 với trường chưa tự chủ.
H.Ánh
Học phí Trường ĐH Y dược TP.HCM lên đến 70 triệu đồng, sinh viên nào sẽ nhận học bổng? Cùng với việc tăng học phí bậc ĐH ngành cao nhất lên 70 triệu đồng/ năm, Trường ĐH Y dược TP.HCM công bố cấp 800 suất học bổng trong năm học tới. Vậy sinh viên nào được nhận học bổng? Sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM - HÀ ÁNH Trên 35% sinh viên sẽ nhận học bổng Trường ĐH Y dược TP.HCM...