Học phí đại học năm 2021 tăng hay giảm?
Tại TPHCM phần lớn các trường ĐH đã công bố mức học phí năm học 2021 – 2022 song song với đề án tuyển sinh của trường.
Sinh viên đóng học phí tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM.
Mức học phí có sự chênh lệch giữa chương trình đại trà và các chương trình chất lượng cao, giữa các nhóm ngành đào tạo với nhau. Nhìn chung học phí tăng ở nhiều trường nhưng mức tăng không nhiều, chỉ khoảng 5%.
Học phí tăng bao nhiêu?
Tại Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH), học phí chương trình đại trà năm học 2021 – 2022 là 975 nghìn đồng/tín chỉ cho tất cả ngành đào tạo tại trường, tương đương 18 – 20 triệu đồng/học kỳ (thời khóa biểu trung bình của sinh viên khoảng 18 – 20 tín chỉ/học kỳ). Riêng ngành Dược là 1,25 triệu đồng/tín chỉ, tương đương 23 – 25 triệu đồng/học kỳ.
Với các chương trình đặc thù do HUTECH cấp bằng, năm học 2020 – 2021, chương trình Đại học chuẩn Quốc tế (đào tạo bằng tiếng Anh) có mức học phí 1,7 triệu đồng/tín chỉ. Chương trình Đại học chuẩn Nhật Bản và Đại học chuẩn Hàn Quốc có mức học phí 1,25 triệu đồng/tín chỉ. Thời gian đào tạo và mức tăng học phí ở các chương trình này tương đương với chương trình đại học chính quy.
Tại Trường ĐH Lạc Hồng, học phí chương trình đại trà bình quân là 13,5 – 14 triệu đồng/1 học kỳ. Riêng khối ngành Dược sĩ, học phí là 19,5 triệu đồng/1 học kỳ. Tương tự, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM (UEF) học phí năm học 2021 – 2022 cho chương trình đại trà bình quân là 35 triệu đồng/học kỳ. Học phí công bố bao gồm 7 cấp độ tiếng Anh đạt chuẩn IELTS 5.5, so với năm 2020 gần như không thay đổi.
Khối ngành sức khỏe có mức học phí dao động từ 60 – 180 triệu đồng/năm tùy ngành, trường. Đơn cử Trường ĐH Hoa Sen dự kiến học phí của ngành Răng hàm mặt là 180 triệu đồng/năm; Dược học là 80 triệu đồng/năm, Kỹ thuật y sinh là 50 – 60 triệu đồng/năm… Ở khối trường công lập, mức học phí cao nhất của nhóm ngành này từ 60 – 90 triệu đồng/năm như Khoa Y – ĐHQG TPHCM, Trường Đại học Y Dược TPHCM.
Các trường công lập theo cơ chế tự chủ tài chính, mức học phí các chương trình đại trà và tín chỉ theo từng niên khóa có sự thay đổi, nhưng mức tăng không nhiều. Mức học phí bình quân năm 2021 của Trường ĐH Kinh tế TPHCM (UEH) chương trình đại trà là 650 nghìn đồng/tín chỉ. Riêng nhóm ngành thuộc Kinh tế nông nghiệp & phát triển nông thôn, Toán tài chính, Thống kê kinh doanh mức học phí là 325 nghìn đồng/tín chỉ. Mức học phí của chương trình cử nhân chất lượng cao dự kiến như năm 2020, dao động từ 940 nghìn đồng – 1,14 triệu đồng/tín chỉ học bằng tiếng Việt và từ 1,316 triệu – 1,491 triệu đồng/1 tín chỉ cho SV học hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Mức học phí năm học 2021 với các lớp đại trà của Trường Đại học Luật TPHCM ngành Luật, Luật Thương mại quốc tế, ngành Quản trị – Luật và ngành Quản trị kinh doanh là 18 triệu đồng/năm; Lớp Ngôn ngữ Anh là 36 triệu đồng/năm. Riêng hai lớp chất lượng cao, gồm ngành Luật (tăng cường tiếng Pháp, tiếng Nhật và tiếng Anh) và ngành Quản trị kinh doanh có mức học phí 45 triệu đồng/năm. Lớp chất lượng cao ngành Quản trị – Luật là 49,5 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
ĐH Lạc Hồng dành tới 22 tỉ học bổng cho sinh viên.
Nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên
Trường ĐH Bách khoa TPHCM có học phí tăng mạnh trong năm 2021. PGS.TS Bùi Hoài Thắng – Trưởng phòng Đào tạo cho biết: Dự kiến Chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật ở mức 50 triệu đồng/sinh viên/năm. Chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Anh là 66 triệu đồng/sinh viên/năm. Hai chương trình đào tạo chất lượng cao tăng 10% so với hiện tại. Riêng chương trình đào tạo đại trà có mức 25 triệu đồng/sinh viên (tăng gấp đôi năm 2019). Tuy nhiên, song hành với tăng học phí, trường cũng có chính sách học bổng rất lớn. Hiện trường có nguồn ngân sách khoảng 50 tỉ đồng/năm dành hỗ trợ sinh viên học giỏi.
Ngoài việc thực hiện ổn định học phí và tăng nhẹ so với năm 2020, nhiều trường đại học trong và ngoài công lập đều trích lập và gia tăng mạnh mẽ các chính sách học bổng hỗ trợ cho sinh viên.
Trường ĐH Kinh tế TPHCM dành hàng chục tỉ đồng cho quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên thuộc các diện chính sách, học giỏi vượt khó, tài năng… Mức hỗ trợ học bổng tối đa là 100% tương đương 15 tín chỉ/1 học kỳ. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (HUFI) cũng dành 15 tỉ đồng cho quỹ học bổng của nhà trường trong năm 2021.
ThS Phạm Thái Sơn – Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông HUFI cho biết: Nhà trường có hàng loạt học bổng để hỗ trợ sinh viên như Học bổng thủ khoa, á khoa đầu vào và khi ra trường của các khoa. Học bổng các doanh nghiệp tặng thưởng cho học sinh giỏi, có điều kiện khó khăn. Học bổng khuyến khích học tập. Học bổng dành cho các em được giải thưởng trong đợt thi về thể thao đạt thành tích cao.
ThS Nguyễn Thị Xuân Dung – Phó Trưởng phòng Truyền thông & Tuyển sinh HUTECH cũng chia sẻ: Học phí của trường giữ nguyên trong suốt năm học, có thể tăng vào năm tiếp theo nhưng không vượt quá 7%/năm. Chính sách này cũng như mức học phí cụ thể được trường công khai vào đầu mỗi năm học để sinh viên có thể ước tính tổng học phí trung bình toàn khóa, chủ động về tài chính khi theo học tại trường. Đặc biệt là các chính sách ưu đãi, miễn giảm, trợ cấp học bổng dành cho sinh viên luôn được trường gia tăng.
Các năm gần đây, học phí trường tăng ổn định ở mức dưới 5%/năm. Mức học phí ổn định giúp sinh viên, phụ huynh tính toán đúng và đủ các chi phí khi theo học, thực hiện đúng cam kết của trường với phụ huynh, cộng đồng và xã hội về chính sách học phí. Quỹ học bổng hàng chục tỉ đồng/năm mà trường duy trì trong nhiều năm đã và đang thực hiện tốt vai trò song hành với sinh viên khó khăn của nhà trường. – ThS Nguyễn Thị Xuân Dung
Ngưỡng điểm các ngành "hot" có tăng khi xét tuyển qua thi Đánh giá năng lực?
Ngay sau khi ĐHQG TPHCM công bố kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) 2021 đợt 1, hàng loạt trường ĐH mở cổng nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức này.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển bằng học bạ. Ảnh: TG
Liệu điểm chuẩn xét tuyển các ngành "hot" năm nay có tăng mạnh?
Chỉ tiêu tăng nhẹ
Thống kê từ ĐHQG TPHCM, năm 2021 số trường đăng ký sử dụng kết quả thi ĐGNL của ĐHQG làm phương thức xét tuyển tương đương năm ngoái với khoảng 70 trường ĐH - CĐ (10 đơn vị trong ĐHQG và 60 đơn vị ngoài). Tuy nhiên, số chỉ tiêu xét tuyển dành cho phương thức này tăng lên, nhất là từ 10 đơn vị thành viên của ĐHQG TPHCM. Đơn cử, Trường ĐH Kinh tế - Luật và Trường ĐH KHXH&NV TPHCM dành 50% tổng chỉ tiêu; Trường ĐH Bách khoa TPHCM dành 70% chỉ tiêu xét vào trường. Các trường ngoài ĐHQG TPHCM phần lớn đều giữ nguyên tỉ lệ xét tuyển phương thức này từ 5 - 10%/tổng chỉ tiêu của đơn vị.
Là hai đơn vị công bố mở cổng và nhận hồ sơ xét tuyển cho phương thức xét điểm thi ĐGNL, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF) và ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) tiếp tục dành 5% trên tổng số hơn 10.000 chỉ tiêu của hai đơn vị với mức điểm xét tuyển từ 650 điểm trở lên (bằng năm ngoái). Riêng ngành Dược của HUTECH điểm xét là 725 điểm trở lên.
Trường ĐH Ngân hàng TPHCM năm nay dành khoảng 10% tổng chỉ tiêu cho phương thức này. Ngưỡng điểm nhận hồ xét tuyển từ 700 điểm trở lên với điều kiện phụ cần phải có là điểm học bạ 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11, 1 học kỳ lớp 12) đạt từ 6,5 trở lên.
Trường ĐH Kinh tế TPHCM năm nay dành khoảng 10% tổng chỉ tiêu (giảm 10%) cho phương thức này. Ngưỡng điểm xét tuyển nhà trường chưa công bố nhưng theo PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Trưởng phòng Đào tạo, tiêu chí phụ xét theo ưu tiên nguyện vọng sẽ tiếp tục được áp dụng để sàng lọc được nguồn tuyển chất lượng nhất.
Đánh giá về phổ điểm kỳ thi năm nay, TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TPHCM cho biết, thuận lợi cho các trường thực hiện xét tuyển ở ngưỡng điểm tối thiểu từ 650 - 700 điểm.
Thí sinh tham dự kỳ thi ĐGNL đợt 1 năm 2021 sau giờ làm bài.
Đừng bỏ qua tiêu chí phụ
Ghi nhận thực tế tuyển sinh từ nhiều đơn vị sử dụng phương thức xét tuyển điểm thi ĐGNL, nhất là các trường thuộc khối ĐHQG TPHCM cho thấy, tỉ lệ thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển và nhập học từ phương thức này đạt từ 30 - 55% trên tổng số chỉ tiêu.
TS Trần Thiên Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho hay: Năm 2020, trường dành 70% (3.500 chỉ tiêu) cho kết quả thi ĐGNL, nhưng chỉ gọi được khoảng 45% và cuối cùng nhập học là 30% (1.500 thí sinh). Tương tự, Trường ĐH KHXH&NV TPHCM dành 50% tổng chỉ tiêu cho phương thức này nhưng tỉ lệ nhập học cũng chỉ trên 35%.
Mức điểm chuẩn cao nhất vào trường bằng điểm ĐGNL của hai đơn vị này cũng dao động từ 700 đến hơn 900 điểm. Trong đó, ngành Khoa học máy tính của Trường ĐH Bách khoa TPHCM có điểm cao nhất với 907 điểm.
"Thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi ĐGNL phần nhiều có học lực tốt, thậm chí là rất giỏi. Nhưng đa phần các em thi theo phương thức này đã có định hướng ngành nghề và trường rất rõ nên chủ yếu nhắm đến những ngành học có thương hiệu, uy tín để đăng ký vào học. Vì vậy, năm nay với phổ điểm tương đối rộng (600 - 900), thí sinh cần cân nhắc điểm chuẩn các ngành thật kỹ, kèm theo tiêu chí phụ của từng đơn vị để có kết quả tốt nhất" - ThS Trần Nam nói.
ThS Trần Nam - Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường ĐH KHXH&NV TPHCM trao đổi: Thực tế số thí sinh chọn xét tuyển vào các ngành phần lớn rơi vào những ngành học "hot", có thương hiệu nên số lượng nhập học ở phương thức này không cao.
Là đơn vị thực hiện thêm tiêu chí phụ đi kèm mức điểm tối thiểu xét tuyển vào trường là trên 700 điểm, ThS Nguyễn Anh Vũ - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hợp tác Quốc tế, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM chia sẻ: Trường đưa ra tiêu chí phụ nhằm đánh giá một cách tổng quát nhất quá trình học tập của thí sinh bên cạnh kết quả điểm thi đạt được. Bởi thực tế đối sánh số liệu năm ngoái cho thấy, khá nhiều thí sinh có điểm thi ĐGNL cao nhưng kết quả học bạ THPT lại không tương ứng. Vì vậy, thí sinh hết sức lưu ý các tiêu chí và yêu cầu mà trường đưa ra trước khi nộp hồ sơ xét tuyển.
Theo PGS.TS Quốc Bảo, Bộ GD&ĐT cho phép các trường được tự chủ về phương thức tuyển sinh để chọn được thí sinh phù hợp nhất cho mình, mặt khác tăng thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh.
"Việc đánh giá học sinh cần phải được xem xét một cách toàn diện. Đánh giá thành quả học tập của học sinh giỏi phải dựa trên một quá trình liên tục. Bởi thực tế kết quả của một kỳ thi chưa thể nói lên mọi điều. UEH dự kiến vẫn có tiêu chí phụ bổ sung đi kèm ngưỡng điểm tối thiểu thí sinh phải đạt được từ kỳ thi ĐGNL. Nhưng ngưỡng điểm bao nhiêu, nhà trường chưa thể công bố vì còn phải đợi các bộ phận tính toán phổ điểm và số thí sinh năm nay" - PGS.TS Quốc Bảo nói.
TS Nguyễn Trung Nhân - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nêu quan điểm: Với phổ điểm trung bình thí sinh đạt được năm nay rõ ràng, khả năng một số ngành "hot" của trường sẽ có điểm chuẩn trúng tuyển nhích lên. Năm nay, trường dành 10% (800 chỉ tiêu) cho phương thức này, trong đó có nhiều ngành học năm ngoái thí sinh quan tâm rất đông, nếu năm nay hồ sơ nộp về tăng hơn năm ngoái thì điểm sẽ tăng. Tuy nhiên, việc điểm trúng tuyển tăng giảm cũng chưa thể nói được điều gì vì nếu số thí sinh nộp cho phương án này quá đông, nhà trường sẽ tăng chỉ tiêu ở phương thức này và giảm chỉ tiêu ở phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT để điều tiết phổ điểm cho phù hợp.
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo cũng nhìn nhận: Mỗi trường có phương thức và tiêu chí xét tuyển thêm trên kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TPHCM là điều cần thiết, nhằm sàng lọc được thí sinh tốt nhất, phù hợp nhất với nhà trường.
Xét tuyển học bạ: Thưa vắng Nhiều trường ĐH đang nhận hồ sơ xét tuyển học bạ cho biết sau 2 tuần nhận hồ sơ xét tuyển, lượng hồ sơ nộp vào còn rất ít; ngoài ra, lượng hồ sơ vào các ngành cũng không đồng đều. ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho...