Học phí đại học lên tới 170 triệu đồng/năm
Với mức học phí năm học 2013 – 2014 mà các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) vừa công bố, nhiều trường, ngành học có mức học phí khá cao. ĐH Anh Quốc Việt Nam cho biết mức học phí 170 triệu đồng/năm.
Học phí chương trình liên kết cao
ĐH Anh Quốc Việt Nam thông báo, mức học phí năm 2013 – 2014 lên tới 170 triệu đồng/năm.
ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP HCM) cũng cho hay, mức học phí chương trình do trường ĐH Quốc tế cấp bằng khoảng 39 triệu đồng/năm. Học phí các chương trình liên kết: Học phí 2 năm đầu tại Việt Nam khoảng 54 triệu đồng/năm.
ĐH Hoa Sen, học phí hệ ĐH theo chương trình tiếng Việt là 3,5 – 3,8 triệu đồng/tháng. Chương trình hợp tác quốc tế: Thiết kế thời trang từ 4,8 – 4,9 triệu đồng/tháng; Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: 5,7 – 5,8 triệu đồng/tháng. Hệ CĐ học phí từ 3,2 – 3,5 triệu đồng/tháng.
ĐH Quốc tế Miền Đông thông báo mức học phí chương trình Quản trị kinh doanh ĐH: 2.720.000 đồng/tháng, CĐ: 2.182.000 đồng/tháng; Chương trình các ngành Kĩ thuật: ĐH 1.819.000 đồng/tháng; CĐ: 1.228.000 đồng/tháng; Chương trình Điều dưỡng, ĐH: 1.364.000 đồng/tháng, CĐ:955 nghìn đồng/tháng.
ĐH Quốc tế Hồng Bàng học phí dao động từ 14.980.000 – 16.780.000 đồng/năm; hệ CĐ: 13.780.000-16.780.000 đồng/năm.
Theo thông báo mức học phí năm 2013 – 2014 của các trường cho thấy, mức học phí ngành Y – Dược cao hơn các ngành khối Kinh tế và Kỹ thuật.
Cụ thể, ĐH Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương thông báo mức học phí hệ ĐH: 8,8 – 9,8 triệu đồng/năm, hệ CĐ 7 – 8 triệu đồng/năm. Riêng ngành Dược 18 triệu đồng/năm.
ĐH Tây Đô, hệ ĐH: ngành Dược học: 18 triệu đồng/học kỳ; Điều dưỡng: 10 triệu đồng/học kỳ; Công nghệ thực phẩm 6,5 triệu đồng/học kỳ; Công nghệ Kĩ thuật công trình xây dựng, Kĩ thuật điện, điện tử, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh:5,5 triệu đồng/kỳ; các ngành còn lại: 5 triệu đồng/học kỳ.
Hệ CĐ: ngành Dược học: 11 triệu đồng/học kỳ; Điều dưỡng: 7,5 triệu đồng/học kỳ; Công nghệ thực phẩm 6 triệu đồng/học kỳ; Công nghệ Kĩ thuật công trình xây dựng, Kĩ thuật điện, điện tử, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh: 5 triệu đồng/kỳ; các ngành còn lại: 4,5 triệu đồng/học kỳ.
Thí sinh nên tham khảo mức học phí để chọn trường (Ảnh minh họa)
Học phí trường công lâp, dân lập: 5 – 23 triệu đồng/năm
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng vừa công bố mức học phí năm 2013 – 2014. Theo đó, học phí ĐH năm học 2013 – 2014 của học viện là 860.000 đ/tháng (đóng 10 tháng/năm); học phí CĐ năm học 2013 – 2014 là 610.000 đ/tháng (đóng 10 tháng/năm).
ĐH Kỹ thuật – Công nghệ TP HCM thông báo mức học phí ĐH 1,3 – 1,5 triệu đồng/tháng; hệ CĐ 1,1-1,3 triệu đồng/tháng. ĐH Công nghệ Vạn Xuân: hệ đại học 5 triệu đồng/năm, hệ cao đẳng 3,5 triệu đồng/năm. ĐH Hoa Lư Ninh Bình: Hệ ĐH: 420 nghìn đồng/tháng, hệ CĐ: 325 nghìn đồng/tháng.
Video đang HOT
ĐH Công nghệ Đông Á công bố mức học phí Hệ ĐH: 700 nghìn đồng/tháng, hệ CĐ: 500 nghìn đồng/tháng.
ĐH Chu Văn An: Hệ ĐH 590 – 650 nghìn đồng/tháng, hệ CĐ: 490 – 520 nghìn đồng/tháng.
ĐH Công nghệ và Quản hữu nghị: Đại học: 800 nghìn đồng/tháng, cao đẳng 500 nghìn đồng/tháng.
ĐH Thăng Long học phí trung bình 17.500.000 đồng/năm.
Học phí của trường ĐH Đại Nam: Hệ ĐH Ngành Tài chính- Ngân hàng: 1.180 nghìn đồng/tháng; Ngành Kế toán- Quản trị kinh doanh, Quan hệ công chúng: 1.080 nghìn đồng/tháng; Các ngành còn lại: 980 nghìn đồng/tháng; Hệ CĐ: 800 nghìn đồng/tháng.
ĐH Dân lập Hải phòng mức học phí hệ ĐH: 990 nghìn đồng/tháng, hệ CĐ: 940 nghìn đồng/tháng. ĐH Dân lập Lương Thế Vinh. Hệ ĐH: 650 nghìn đồng/tháng, hệ CĐ: 600 nghìn đồng/tháng.
Học phí ĐH FPT trọn gói (đã bao gồm chi phí giáo trình, học tập) là 23 triệu đồng/học kỳ. Toàn bộ chương trình đại học gồm 9 học kì.
ĐH Hà Hoa Tiên công bố mức Học phí hệ ĐH 500 nghìn đồng/tháng, học phí hệ CĐ 400 nghìn đồng/tháng.
ĐH Hòa Bình, học phí hệ ĐH dao động từ 795 – 860 nghìn đồng/tháng, hệ CĐ từ 645 – 690 nghìn đồng/tháng.
ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, học phí 960 nghìn đồng/tháng. ĐH Kinh Bắc học phí ĐH: 690 nghìn đồng/tháng, hệ CĐ: 550 nghìn đồng/tháng.
ĐH Nguyễn Trãi học phí 1.650.000 đồng/tháng.
Học phí ĐH Thành Đô năm 2013 – 2014, hệ ĐH 550 nghìn đồng/tháng, học phí hệ CĐ 450 nghìn đồng/tháng. ĐH Thành Đông, học phí hệ ĐH: 580 nghìn đồng/tháng, học phí hệ CĐ 500 nghìn đồng/tháng.
Các trường Dân lập Phía Nam, học phí cũng không quá cao. ĐH Công nghệ Đồng Nai học phí 850 nghìn đồng/tháng. ĐH Công nghệ Sài gòn, học phí hệ ĐH: 6.350.000-7.950.000 đồng/học kì. ĐH Tư thục Công nghệ Thông tin Gia Định học phí 12 triệu đồng/năm.
ĐH Cửu Long học phí hệ ĐH từ 3,5 – 4,4 triệu đồng/năm; hệ CĐ từ 2,7 – 3,5 triệu đồng/năm. ĐH Lạc Hồng học phí 1,3 triệu đồng/tháng.
Hệ cao đẳng học phí dao động chỉ từ 2,5 – 5 triệu đồng/năm. Trường CĐ Công nghệ Bắc Hà, học phí theo ngành nghề khác nhau dự kiến năm thứ nhất 440 nghìn đồng/tháng. CĐ Bách Khoa Hưng Yên, học phí 450 nghìn đồng/tháng.
CĐ Công nghệ Hà Nội học phí 520 nghìn đồng/tháng. CĐ Hoan Châu, học phí 2,5 triệu đồng/kỳ. CĐ Ngoại ngữ- Công nghệ Việt Nhật học phí 400-455 nghìn đồng/tháng đối với từng ngành đào tạo.
Mức học phí các năm sau tăng 10%
Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà công bố mức học phí năm 2013-2014. Theo đó, học phí hệ ĐH năm thứ nhât, Khối ngành xây dựng và Kĩ thuật: 1.100.000 đồng/tháng; khối ngành Kinh tế: 1.000.000 đồng/tháng. Học phí các năm học sau, mỗi năm sẽ tăng khoảng 10% so với năm học trước. Mỗi năm học gồm 10 tháng, thua theo tín chỉ thực học.
Học phí chương trình đào tạo CĐ: Mức học phí cao đẳng năm thứ nhất: Khối ngành xây dựng và Kĩ thuật: 800 nghìn đồng/tháng; khối ngành Kinh tế: 700 nghìn đồng/tháng. Học phí các năm học sau, mỗi năm sẽ tăng khoảng 10% so với năm học trước. Mỗi năm học gồm 10 tháng, thua theo tín chỉ thực học.
ĐH Dân lập Phương Đông công bố mức học phí hệ ĐH: Mức học phí năm thứ nhất từ 8-10 triệu/năm (tùy theo ngành học). Các năm sau mỗi năm có thể tăng khoảng 10% so với năm học trước (thu theo số Tín chỉ thực học).
Theo 24h
Bỏ điểm sàn: HS sẽ mất động cơ học tập
Rất nhiều sinh viên cho rằng không thể không có điểm sàn. Theo các bạn, mặc dù những học sinh giỏi không quan tâm nhiều đến điểm sàn nhưng đây lại là động cơ để học sinh học lực trung bình phấn đấu có cơ hội vào đại học.
Cần điểm sàn để HS cố gắng hơn
Từng trải qua hai năm thi ĐH, năm thứ 2 đạt 13 điểm (thiếu 0,5 điểm mới đạt sàn) nhưng sinh viên Lê Hải Anh - năm nhất hệ cao đẳng khoa Du lịch (ĐH Văn hóa Hà Nội) vẫn cho rằng, cần phải có điểm sàn và điểm sàn không nên thấp hơn mọi năm.
Hải Anh cho biết, em nguyên là học sinh Trường THPT Trương Định (Hà Nội) và các bạn trong lớpTHPT của em khá đồng tình với mức điểm sàn mọi năm.
Với Lê Hải Anh, cần phải có điểm sàn để chọn được học sinh có khả năng học đại học. Không có điểm sàn nữa, nghĩa là học sinh học giỏi hay kém đều có cơ hội được vào đại học. Như vậy họ sẽ không còn cố gắng để đạt được đến điểm sàn, không có động lực để học nữa.
Lê Hải Anh - sv khoa Du lịch - Trường ĐH Văn hóa Hà Nội. Ảnh: gdtd.vn
"Điểm sàn như mọi năm là hợp lý, đó là quan điểm của em. Còn các thầy cô dạy chúng em năm lớp 12 thì cho rằng điểm sàn hơi thấp.Theo các thầy cô, điểm sàn nên cao hơn để học sinh của mình cố gắng hơn, đặc biệt, bây giờ nhiều môn thi theo hình thức trắc nghiệm, thi dễ hơn, dễ đạt điểm cao hơn" - Hải Anh cho hay.
Đặng Thị Huệ - Sinh viên năm nhất lớp Văn hóa du lịch (Trường ĐH Văn hóa Hà Nội) thì cho rằng không chỉ cần có điểm sàn mà điểm sàn cần cao hơn nữa, khoảng 15 điểm trở lên. Nếu không có điểm sàn, việc vào đại học quá dễ dàng, học sinh sẽ lơ đễnh học tập hơn. Huệ nguyên là học sinh Trường THPT Hiệp Hòa 1 (Bắc Giang), thi vào ĐH đạt 18,5 điểm.
Cùng lớp đại học với Huệ, Nguyễn Ánh Nga - Nguyên học sinh Trường THPT Trần Phú (Hà Nội) cho biết, em và các bạn trong lớp không mấy quan tâm đến điểm sàn vì các bạn học lực khá. Quan điểm của Nga là vẫn nên có điểm sàn để chọn được những học sinh có chất lượng vào đại học.
"Cô giáo em khi cho thi thử luôn đề ra trường hợp điểm sàn sẽ cao hơn năm trước 1 điểm để các bạn cố gắng hơn. Với mức điểm 13 - 14,5 điểm như năm trước, theo em đó là mức điểm hợp lý, không nên thấp hơn nữa" - Nga bày tỏ.
Nguyễn Ánh Nga nguyên học sinh Trường THPT Trần Phú (Hà Nội). Ảnh: gdtd.vn
Học sinh khá giỏi không quan tâm đến điểm sàn
Hầu hết những học sinh khá, giỏi thời phổ thông đều cho biết mình không quan tâm đến điểm sàn và yêu cầu điểm sàn cần phải cao hơn, lựa chọn học sinh vào đại học có chất lượng hơn.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Sinh viên năm cuối Khoa Quốc tế học Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), nguyên học sinh Trường THPT Mỹ Hào (Hưng Yên) cho biết, thi vào trường với 24 điểm khối C, em chưa bao giờ quan tâm đến điểm sàn. Các bạn cùng lớp đại học với em cũng vậy vì điểm thấp nhất các bạn đạt được cũng là 18,5 điểm.
Nga tâm sự: "Khối C vốn khó xin việc nên đã thi, bọn em xác định thi vào trường có uy tín. Em thấy điểm sàn như hiện nay là thấp vì nếu chỉ 13-14,5 điểm chưa đạt được mức điểm trung bình. Điểm sàn nên ở mức 15-16 điểm để có thể chọn lọc được sinh viên, tránh đào tạo một cách ồ ạt. Với mức điểm chỉ đạt sàn, các bạn không thể lựa chọn học một trường thực sự có chất lượng đào tạo tốt.
Quãng thời gian đào tạo ĐH nếu đào tạo không chất lượng sẽ rất phí phạm thời gian, công sức, tiền của. Hiện nay, nhiều người học đại học quá, học xong ra không biết làm gì. Thay vì đi học đại học trong những trường kém chất lượng, nhiều bạn có thể ở nhà làm công nhân, đi học nghề.
Sau này khi các bạn ra trường, những ngành nghề cần đến chuyên môn kỹ thuật cũng sẽ có chất lượng lao động cao hơn, xin việc cũng thuận lợi hơn".
Vũ Thị Thu Huyền - Sinh viên năm cuối Khoa Tài chính ngân hàng (ĐH Hà Nội). Ảnh: gdtd.vn
Vũ Thị Thu Huyền - Sinh viên năm cuối Khoa Tài chính ngân hàng (ĐH Hà Nội) băn khoăn, nếu điểm sàn thấp, các bạn đạt sàn sẽ vào được đại học, nhưng chỉ được vào học những trường tốp trung bình, tốp dưới với chất lượng đào tạo không cao.
Vậy thì chất lượng đầu vào thấp, chất lượng trường thấp sẽ kéo theo chất lượng đào tạo thấp. Huyền cho rằng, nếu học lực kém, học sinh có thể kiếm việc làm luôn hoặc lựa chọn học nghề, có thể có ích cho xã hội hơn rất nhiều.
Nhận định đề thi đại học không khó, chỉ học ở trường hoặc chăm chỉ ôn luyện là có thể đạt điểm 7, Huyền cho rằng, mức điểm sàn như mọi năm là thấp, chưa đạt mức trung bình. Còn muốn bỏ điểm sàn, Huyền kiên quyết, trước hết nên bỏ những trường đào tạo không có chất lượng.
Với Ngô Thị Phương - Sinh viên khoa Quốc tế học (Trường ĐH KHXH&NV), nguyên học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Nội), nếu không có điểm sàn, học đại học đại trà thì chất lượng học đại học sẽ giảm sút.
"Điểm sàn năm em thi khối C là 13 điểm, đó là mức điểm vừa phải. Quan tâm đến điểm sàn thường là học sinh mức học trung bình. Các bạn khá giỏi đương nhiên không quan tâm đến điểm sàn, còn một bộ phận học lực yếu cũng không quan tâm đến điểm này vì hoặc các bạn không lựa chọn thi đại học, hoặc có đi thi cũng chỉ để cho biết chứ không đặt quyết tâm phải đỗ" - Phương cho hay.
Theo 24h
ĐH Phòng cháy chữa cháy không sơ tuyển Năm 2013, trong khối trường công an nhân dân (CAND), thí sinh (TS) dự thi theo chỉ tiêu dân sự của Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy (PCCC) không phải qua sơ tuyển, việc khai và nộp hồ sơ theo quy định của Bộ GD-ĐT (không qua công an các đơn vị, địa phương). Thí sinh không trúng tuyển ĐH có nguyện vọng...