Học phí của Viện ĐH Mở Hà Nội khi đổi mới cơ chế hoạt động
Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, Viện ĐH Mở Hà Nội hướng đến là ĐH trực tuyến hàng đầu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Viện ĐH Mở Hà Nội thực hiện cơ chế thu và quản lý học phí theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021.
Trên cơ sở đó, mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ đại học chính quy năm học 2017 – 2018 là 10,6 triệu đồng/sinh viên/năm học, năm học 2018 – 2019 là 11,6 triệu đồng/sinh viên/năm học, năm học 2019 – 2020 là 12,8 triệu đồng/sinh viên/năm học.
Viện thực hiện tính toán và công khai mức thu học phí cụ thể theo từng nhóm ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh bảo đảm mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà) không vượt mức thu học phí bình quân tối đa theo quy định tại Quyết định này.
Video đang HOT
Viện quyết định mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ bằng 2,5 lần; thạc sĩ bằng 1,5 lần mức học phí chương trình đại trà trình độ đại học chính quy cùng nhóm ngành đào tạo; mức học phí đối với hình thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức trần học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành đào tạo (học phí này bao gồm: Học liệu, thiết bị công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật cho sinh viên trong quá trình học tập).
Theo infonet.vn
ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến học phí cao nhất 4,4 triệu đồng mỗi tháng
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa thông báo mức học phí dự kiến năm học 2017-2018. Trong đó giai đoạn 2 mức thu những ngành cao nhất có thể lên đến 4,4 triệu đồng/tháng.
Một giờ học của sinh viên ngành y. Ảnh minh họa: Văn Chung.
Theo đó, Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia năm học 2017 - 2018 làm 2 giai đoạn với các mức học phí khác nhau cho từng đối tượng.
Cụ thể, giai đoạn 1 từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2017, trường dự kiến mức thu học phí đối với các sinh viên có hộ khẩu TP HCM là 1,07 triệu đồng/sinh viên/tháng, theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP thuộc nhóm trường đại học chưa tự chủ tài chính toàn phần.
Mức thu học phí với các sinh viên không có hộ khẩu tại TP HCM dự kiến là 2,2 triệu đồng/sinh viên/tháng. Theo nhà trường vì các sinh viên này không được ngân sách thành phố cấp bù kinh phí đào tạo.
Giai đoạn 2 kể từ tháng 1 năm 2018, sau khi được UBND thành phố phê duyệt đề án tự chủ tài chính theo nhóm tự chủ toàn phần, trường này dự kiến mức thu học phí mới sẽ theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP cho các trường đại học thuộc nhóm 1.
Theo đó, mức học phí các ngành đào tạo từ 2,5 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó, học phí các ngành Y đa khoa, Răng hàm mặt, Dược sĩ đại học là cao nhất với 4,4 triệu đồng/sinh viên/tháng.
Cụ thể mức thu học phí dự kiến từ tháng 1/2018 của trường này như sau:
Nguồn: Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Theo VNN
Học phí năm học mới tại TP.HCM như thế nào? TP.HCM sẽ không tăng học phí trong năm học mới. Đó là đề xuất của sở GD&ĐT vừa trình UBND TP.HCM. Thông tin này được nêu ra tại buổi làm việc giữa sở với Ban Văn hóa xã hội của HĐND TP.HCM về thực hiện chính sách pháp luật trong GD&ĐT sáng 6/6. Tại đây, ông Dương Trí Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch...