Học phí của trường ĐH Sư phạm HN từ 980.000 đến hơn 1,1 triệu đồng/tháng
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố mức học phí hệ đào tạo đại học hệ chính quy, sau đại học, tiến sĩ năm học 2020 – 2021.
Ảnh minh họa
Cụ thể mức học phí các hệ đào tạo như sau:
Theo quy định về chính sách học phí các cấp học căn cứ theo theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Nghị định số 127/2018/NĐ-CP và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH) 2018.
Đối với các cơ sở (CS) GDĐH công lập, cơ quan chủ quản (Bộ ngành/địa phương) trực tiếp có trách nhiệm thẩm định, quyết định/ phê duyệt/ thống nhất phương án phân loại mức độ tự chủ về tài chính của CS GDĐH trực thuộc, bao gồm cả phương án thu – chi tài chính theo đúng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Thông tư 71/2006/TT-BTC.
Trong đó, phải đảm bảo mức thu học phí theo đúng quy định tại Luật GDĐH và Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Đồng thời, cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các CS GDĐH trực thuộc trong việc thực hiện chính sách học phí theo quy định.
Các CS GDĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ theo quy định tại Điều 32, Luật GDĐH.
Theo đó, các CS được tự chủ xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Công tác này thực hiện theo Thông tư số 14/2019/TT-BGĐT về hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
CS GDĐH công lập chưa đáp ứng điều kiện tự chủ theo quy định tại Điều 32 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH thì tiếp tục thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.
Trong đó, quy định trần mức tăng học phí hàng năm từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 tăng bình quân 8%- 10%/năm. Các trường được xác định mức tăng học phí hàng năm, nhưng không được vượt trần Nghị định 86.
Các CS GDĐH tư thục được tự chủ quyết định mức thu học phí trên cơ sở đảm bảo các điều kiện chất lượng đào tạo, theo Khoản 3 Điều 65 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH.
Trường ĐH Luật Hà Nội công bố 1.184 thí sinh trúng tuyển đại học chính quy khóa 45
Trường ĐH Luật Hà Nội chính thức công bố danh sách 1.184 thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập bậc THPT vào học đại học chính quy khóa 45 - năm học 2020-2021.
Ảnh minh họa
Theo quyết định của trường ĐH Luật Hà Nội, Nhà trường công nhận trúng tuyển theo phương thức dựa trên kết quả học tập bậc trung học phổ thông đối với 1.184 thí sinh vào hệ đại học chính quy năm 2020.
Trong đó, có tổng số 838 thí sinh trúng tuyển là học sinh các trường trung học phổ thông chuyên/năng khiếu Quốc gia, trường Trung học phổ thông chuyên năng khiếu cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, học sinh của các trường trung học phổ thông trọng điểm Quốc gia chất lượng cao.
Video đang HOT
Tổng số 325 thí sinh trúng tuyển là học sinh các trường trung học phổ thông khác. Có tổng số 4 thí sinh trúng tuyển vào ngành luật tại phân hiệu Đắk Lắk. Và có tổng số 17 thí sinh trúng tuyển vào ngành luật, chương trình liên kết đào tạo với đại học Arizona, Hoa Kỳ.
Nhà trường quy định các thí sinh trúng tuyển theo phương thức dựa trên kết quả học tập bậc trung học phổ thông phải đáp ứng các điều kiện theo đề án tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội và thực hiện các thủ tục xác nhận nhập học trong thời gian quy định quy định.
Năm 2020, trường ĐH Luật Hà Nội tuyển tổng cộng 2.265 chỉ tiêu trình độ đại học dành cho các thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc đã tốt nghiệp trung cấp (nếu chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định).
Nhà trường thực hiện tuyển sinh trên phạm vi cả nước, sử dụng các phương thức tuyển sinh: tuyển thẳng các thí sinh theo quy định của Bộ GDĐT và xét tuyển dựa trên kết quả học tập loại Giỏi của 3 năm bậc THPT (40% tổng chỉ tiêu); xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành (60% tổng chỉ tiêu).
Danh sách các thí sinh trúng tuyển vào trường ĐH Luật Hà Nội năm 2020, diện xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT, như sau:
Bí quyết thành công của nữ thủ khoa đầu ra trường ĐH Sư phạm Hà Nội "Cô giáo tương lai" Nguyễn Thị Quỳnh Nga là một trong những sinh viên đạt thành tích thủ khoa đầu ra năm 2020 của trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Bên cạnh đó, cô còn được nhận suất học bổng toàn phần thạc sĩ Toán ứng dụng tại Pháp. Quỳnh Nga vốn là sinh viên trường chuyên THPT Phan Đình Phùng (Nghệ An)....