Học phí, chỉ tiêu của một số trường tiểu học VIP ở Hà Nội
Học phí trường Tiểu học Nguyễn Siêu lên tới 7,5 triệu đồng mỗi tháng, trường Ngôi sao Hà Nội là 2,5 triệu.
Tháng 7, các trường tiểu học công lập Hà Nội mới tuyển sinh vào lớp 1. Riêng trường tư, việc tuyển sinh được xúc tiến từ tháng 3-4. Phụ huynh có nhu cầu thì đến trường tìm hiểu, được cấp giấy hẹn tới nghe thông tin tuyển sinh, trong đó nêu rõ triết lý, phương pháp, mục tiêu giáo dục và học phí… Dưới đây là chỉ tiêu, học phí của một số trường tư thục nổi tiếng.
Trường Tiểu học Nguyễn Siêu
Tiểu học Nguyễn Siêu có hai mô hình để học sinh lớp 1 năm học 2018-2019 lựa chọn là Việt Nam hội nhập và Song ngữ quốc tế Cambridge với học phí lần lượt là 6,3 triệu và 7,5 triệu đồng một tháng.
Ngoài ra, học sinh vào lớp 1 sẽ phải đóng các loại phí như phí nhập học 4 triệu đồng, phí tuyển sinh 500 nghìn đồng, phí giữ chỗ 20 triệu đồng. Trong đó, phí tuyển sinh không hoàn lại trong mọi trường hợp, phí giữ chỗ nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh được học chính thức tại trường. Nhà trường sẽ hoàn lại phí giữ chỗ cho cha mẹ bằng cách bù trừ vào học phí từ tháng 10/2018 trở đi và nếu học sinh không đến học tại trường với bất kỳ lý do gì cũng không được hoàn lại phí giữ chỗ đã nộp.
Trường Liên cấp Tiểu học & THCS Ngôi sao Hà Nội
Năm nay trường tuyển 6 lớp 1. Để vào trường, học sinh phải tham gia buổi gặp mặt và trao đổi với nhà trường, kết quả sẽ được thông báo qua website. Học sinh có thể gửi một video cá nhân thể hiện bản thân (không bắt buộc) để nâng cao khả năng trúng tuyển.
Học phí với học sinh khối 1 năm học 2018-2019 là 2,5 triệu một tháng. Phí hồ sơ là 300.000 đồng và phí ghi danh là 3 triệu đồng. Trong đó phí ghi danh không hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào. Trường hợp học sinh chuyển trường, nếu đã học 5 ngày của tháng đó thì nộp 100% học phí, nếu học ít hơn 5 ngày của tháng đó thì nộp 50% học phí. Tiền ăn được tính trên số ngày học thực tế.
Học sinh trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm trong một kỳ thi toán học. Ảnh: D.T
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm
Đoàn Thị Điểm là trường đầu tiên được xây dựng theo mô hình song ngữ của Hà Nội. Trường gồm hai cơ sở, một ở phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) và một ở phường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm).
Năm học 2018-2019, trường tuyển sinh lớp 1 với gần 500 chỉ tiêu. Trong đó, cơ sở 1 tuyển 13 lớp gồm: một lớp tiếng Pháp với 30 học sinh; 10 lớp tiếng Anh tăng cường với 300 học sinh và hai lớp tiếng Anh quốc tế với 48 học sinh. Cơ sở 2 tuyển 4 lớp tiếng Anh tăng cường với 120 học sinh.
Trường Tiểu học dân lập Lômônôxốp
Trường tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình tuyển học sinh lớp 1 với hệ học hai buổi/ngày (từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần) theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; và chương trình tiếng Anh xây dựng theo khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ của châu Âu và tăng cường kỹ năng giao tiếp với người nước ngoài.
Video đang HOT
Chỉ tiêu tuyển sinh gồm 6 lớp tăng cường tiếng Anh (34-36 học sinh/lớp) và hai lớp tiếng Anh chất lượng cao (28-30 học sinh/lớp). Để đăng ký xét tuyển vào trường, sau khi nộp hồ sơ, con sẽ tham gia chương trình trải nghiệm 2 ngày tại trường với kinh phí là 500 nghìn đồng.
Kết quả sẽ được giáo viên phụ trách lớp trải nghiệm trả lời trực tiếp với phụ huynh vào cuối giờ chiều ngày trải nghiệm thứ hai. Khi nhận kết quả, phụ huynh làm thủ tục đăng ký ghi danh cho con trong vòng một tuần kể từ ngày ghi trên giấy báo. Quá thời hạn nhà trường sẽ hủy kết quả. Nhà trường ưu tiên cho các học sinh làm thủ tục ghi danh sớm cho đến khi hết chỉ tiêu.
Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến
Năm 2018-2019 nhà trường dự định tuyển sinh ba lớp 1, trong đó có một lớp chất lượng cao. Lớp chất lượng cao được bổ sung các tiết học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài và học Toán bằng tiếng Anh. Học phí là 1,7 triệu đồng một tháng.
Học sinh muốn vào trường cần có đơn xin nhập học, sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh công chứng, bản khai các đặc điểm, tính cách, điểm mạnh yếu và thói quen cùng kết quả bài kiểm tra IQ đầu vào.
Trường Tiểu học Vinschool
Học sinh muốn đăng ký học tại Vinschool phải vượt qua kỳ dự tuyển do trường tổ chức. Trường có hai hệ là hệ chuẩn Vinschool và hệ Nâng cao. Học phí dành cho học sinh nhập học mới năm học 2018-2019 bậc tiểu học là 6,5 triệu đồng/tháng với hệ chuẩn Vinschool và 12 triệu với hệ Nâng cao.
Ngoài ra, học sinh mới dự tuyển đầu vào Vinschool sẽ phải đóng phí dự tuyển vào hệ chuẩn Vinschool là 1,6 triệu đồng và với hệ nâng cao là 2 triệu đồng.
Trường Tiểu học – THCS Pascal
Để trúng tuyển vào trường, học sinh phải trải qua phần phỏng vấn tiếng Anh và làm bài trắc nghiệm EQ.
Với khối tiểu học, học phí dự kiến dành cho học sinh theo hệ chất lượng cao một ngoại ngữ (tiếng Anh) là 3.990.000 đồng một tháng, hệ chất lượng cao hai ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Đức) là 4,5 triệu đồng, hệ song ngữ là 5,7 triệu đồng.
Dương Tâm
Theo vnexpress.net
Trường công hay trường tư đều phải được đối xử như nhau, cạnh tranh bình đẳng
Quan điểm của người đứng đầu ngành giáo dục Đà Nẵng là thông cảm và hiểu cho trường tư, xem sự phát triển của trường tư là sự phát triển giáo dục thành phố.
LTS: Trong khi Hà Nội "siết" chặt tuyển sinh ở trường tư thục, gây nhiều khó khăn cho nhà trường và cả phụ huynh, học sinh thì ở Đà Nẵng trường tư thục được tạo điều kiện hết sức thuận lợi, không có sự phân biệt với trường công lập.
Xoay quanh những chính sách mở này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Vĩnh - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng.
Thưa ông, quan điểm của ngành giáo dục Đà Nẵng đối với hệ thống trường tư trên địa bàn như thế nào?
Ông Nguyễn Đình Vĩnh: Quan điểm của Sở nhìn nhận là các trường ngoài công lập (tư thục), các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường công lập đều là những cơ sở giáo dục trực thuộc Sở quản lý.
Ông Nguyễn Đình Vĩnh - Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng khẳng định quan điểm: "Trường tư thục phát triển thì giáo dục Đà Nẵng phát triển". Ảnh:NK
Ngành luôn thông cảm và hiểu cho các trường ngoài công lập vì các trường đã phải đầu tư tiền bạc, cơ sở vật chất, con người... thậm chí vay tiền ngân hàng để quản lý, xây dựng nên hệ thống trường lớp.
Rồi phải tìm kiếm những mô hình hay, sáng tạo về dạy học tin học, ngoại ngữ, bán trú, kỹ năng, cách thức dạy học rồi quảng bá truyền thông... để hiệu quả hoạt động cao nhất.
Cho nên trong công tác tuyển sinh, Sở đã chỉ đạo Phòng giáo dục (quản lý các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) và các Trường trung học phổ thông thực hiện quan điểm:
Dù là trường công hay trường tư đều cạnh tranh tuyển sinh một cách bình đẳng như nhau. Và chúng ta tôn vinh những ưu điểm, thế mạnh của mỗi đơn vị.
Cả trong các khâu như: thi đua, tập huấn giáo viên... thì trường công hay tư đều được đối xử như nhau.
Nếu tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trường công thì cũng triệu tập giáo viên trường tư đi để bổ sung kiến thức.
Chỉ có một cái mình không can thiệp đó chính là cơ sở vật chất và mức thu học phí.
Cụ thể hơn, ngành giáo dục đã tạo Đà Nẵng điều kiện cho các trường tư thục phát triển ra sao?
Ông Nguyễn Đình Vĩnh: Chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các trường tư thục phát triển. Về tuyển sinh thì không giao chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể mà chỉ thực hiện vai trò hậu kiểm.
Tức là các trường tư thục tùy theo cơ sở vật chất, thế mạnh mà có thể tuyển số lượng đầu vào không hạn chế và có thể tuyển sinh liên tục trong suốt cả năm học.
Chúng tôi xác định xây dựng thành phố thành trung tâm văn hóa giáo dục thì lượng người nhập cư, về công tác liên tục thay đổi.
Nên đơn vị chức năng chỉ làm vai trò hậu kiểm xem có đảm bảo các điều kiện đặt ra hay không thôi, còn các trường tư thục tự chủ tuyển sinh.
Trường tư thục ở Đà Nẵng đang phát triển như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Đình Vĩnh: Thực tế thời gian qua, các trường tư thục phát triển theo hai hướng.
Một hướng là các trường có yếu tố đầu tư nước ngoài như: trường mầm non One Sky của Hoa Kỳ, trường Mitsuba của Nhật Bản, trường quốc tế Việt Nam Singapore...
Và các trường tư thục do các cá nhân, tổ chức trong nước đầu tư như: Skyline, Đức Trí... Hiện các trường này đều đang phát triển tốt.
Ngoài ra, năm học 2018-2019 sắp đến, Sở sẽ đề xuất thành phố xây dựng mô hình trường công tự chủ đầu tiên của địa phương.
Tức là Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học... Nhưng toàn bộ hoạt động bên trong nhà trường thì như một trường tư thục.
Tức là tự thu tự chi và có thể thuê Hiệu trưởng. Hiện đề án này đang lấy ý kiến của các sở, ngành.
Về chất lượng trường công, trường tư trên địa bàn thì không đồng đều trong một hệ. Đối với các trường tư thục thì mỗi trường lại có một thế mạnh riêng. Ví dụ như có trường tổ chức được bán trú, học cả ngày, có xe đưa đón.
Nhưng có trường thì lại khai thác thế mạnh về dạy tin học - ngoại ngữ - kỹ năng. Mỗi trường tạo nên một thế mạnh riêng.
Và chính sách của giáo dục là khuyến khích mỗi trường phát triển một thế mạnh riêng như vậy.
Với nhận thức đầy đủ là "trường tư thục phát triển thì giáo dục Đà Nẵng phát triển" nên ngành giáo dục đã có những chia sẻ khó khăn với các trường tư thục.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tổ chức Hội thảo Tuyển sinh trường tư thục: Thực trạng và giải phápVới mong muốn góp phần tháo gỡ những khó khăn cho công tác tuyển sinh của các trường tư thục, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo về tuyển sinh ở các trường tư thục với mong muốn tìm kiếm các giải pháp đóng góp cho công tác quản lý của các Sở giáo dục và Đào tạo, đồng thời cũng tìm ra những giải pháp khắc phục khó khăn cho các trường tư thục.Hội thảo dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4/2018.Để đăng ký tham dự hội thảo và gửi các ý kiến đóng góp tìm kiếm giải pháp, tháo gỡ khó khăn trong công tác tuyển sinh của các trường tư thục, xing vui lòng liên hệ:toasoan@giaoduc.net.vnHotline: 0938.766.888 - 0243.5569666
Theo giaoduc.net.vn
Nghi án trường "ma": Đại sứ quán Mỹ xác nhận không tìm thấy tên trường GWIS Đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam khẳng định, họ không tìm thấy tên trường Quốc tế George Washington (GWIS - Mỹ) trong danh sách trường được cấp phép tuyển sinh học sinh quốc tế ở Mỹ hay trường ở California, Florida. Ảnh minh họa Gần đây, thông tin trường Quốc tế George Washington (GWIS - Mỹ) là trường "ma" khiến...