Học online vẫn giơ tay phát biểu như thật, cậu bé hiếu học đáng được tuyên dương đây rồi
Hình ảnh ghi lại cậu bé đang tập trung cao độ trong giờ học online dù chẳng chịu ngồi lên bàn hẳn hoi.
Giữa mùa Covid-19, học sinh ở nhà mãi cũng đã chán và nhớ những ngày tháng đi học. Thế nên nhiều cô cậu học trò đã tỏ ra cực hứng thú với các giờ học dù là hình thức trực tuyến khiến cộng đồng mạng “trầm trồ” không ngớt: Thì ra đây là con nhà người ta khi học online!
Mới đây trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một cậu bé ngồi bệt dưới sàn nhà, kê chiếc điện thoại lên một vật được xem như cái bàn và chăm chú nghe giáo viên giảng bài qua màn hình. Cậu bé dễ ham học này còn nhiệt tình và say sưa với lớp học từ xa khi giơ tay phát biểu, không khác gì một lớp học bình thường.
Được biết chàng trai nhỏ tuổi tên là Anh Khoa, hiện là học sinh lớp 6 của một trường trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội. Tuy không biết thầy cô có thấy cậu bé được gọi phát biểu hay không, nhưng nhiều cư dân mạng đã tỏ ra thán phục vì mức độ nghiêm túc của cậu bé khi học online, điều mà học sinh lớp lớn hơn cũng chưa chắc làm được.
Tài khoản T.L bình luận: “Mình phải cho con mình xem để học mới được”, còn tài khoản H.Đ thì thở dài :”Con mình thì sách vở để đâu cũng chẳng rõ nữa!” .Bạn N.L hài hước chia sẻ: “ Cháu tui giơ tay hoài cô không kêu nó khóc luôn đó mấy chị em”.
Trước đó, cộng đồng mạng cũng truyền tay nhau bức ảnh vui nhộn không kém. Một học sinh nữ cũng đang trong giờ học online tại nhà nhưng vẫn rất chỉnh tề đồng phục, khăn quàng đỏ và đang ghi chép bài vở cực chăm chú. Thế mới thấy kỳ nghỉ dài không ảnh hưởng tinh thần học tập của các bạn nhỏ này vơi đi chút nào.
Video đang HOT
Vũ Trịnh
Khi người trẻ ngồi ghế thẩm phán
Khoác lên mình tấm áo choàng uy nghiêm, vượt qua định kiến về "thầy già, con hát trẻ", những thẩm phán tuổi hơn 30 ở một đô thị đặc biệt như TPHCM đã căng mình vượt qua nhiều áp lực để trưởng thành.
Đó là lượng án quá nhiều, các loại án phức tạp đòi hỏi người thẩm phán phải có bản lĩnh thép, không chỉ giỏi chuyên môn nghiệp vụ mà còn rất nhiều kỹ năng nghề nghiệp khác.
Những gương mặt trẻ vừa được bổ nhiệm thẩm phán ngày 10-2
Vượt qua áp lực
Buổi sáng trong phòng làm việc ở TAND huyện Hóc Môn, một đương sự khá lớn tiếng bày tỏ bức xúc về vụ việc đang tranh chấp. Sau một hồi được giải thích, đương sự đã bình tĩnh trở lại để trình bày về vụ việc. Nữ thẩm phán Dương Thị Mỹ Linh (33 tuổi) cho biết, trường hợp đương sự tỏ thái độ như vậy là điều thường gặp.
"Đương sự lên tới tòa bao giờ cũng mang theo những bức xúc, nhưng đương sự càng như thế mình càng phải mềm mỏng, lắng nghe, chứ không thể bức xúc hơn đương sự được", thẩm phán Linh chia sẻ.
Tốt nghiệp Trường Đại học Luật TPHCM, về làm thư ký tại TAND huyện Hóc Môn 8 năm thì Dương Thị Mỹ Linh được bổ nhiệm làm thẩm phán. Khi đó, thẩm phán Linh mới 29 tuổi nhưng không còn quá bỡ ngỡ trước những vụ việc tranh chấp phức tạp nữa.
"Những hoài nghi ban đầu là có, nhưng chỉ qua vài lần tiếp xúc, làm việc thì đương sự bắt đầu nhìn nhận khác về mình", thẩm phán Linh kể.
Sự thay đổi ấy đến từ bản lĩnh vững vàng, không chỉ là chuyên môn mà còn ở cung cách ứng xử, hiểu biết về cuộc sống. Chẳng hạn, đặc thù ở huyện Hóc Môn, địa bàn đang đô thị hóa rất nhanh, là những tranh chấp đất đai phức tạp, kéo dài mà đôi khi những tranh chấp khởi nguồn từ mâu thuẫn trong gia đình. Nếu nắm bắt, hòa giải được mâu thuẫn đó thì việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ đơn giản hơn.
Là lãnh đạo một đơn vị có nhiều thẩm phán trẻ như Dương Thị Mỹ Linh, Chánh án TAND huyện Hóc Môn Nguyễn Ngọc Thương cho biết, rất tin tưởng và đánh giá cao các nhân tố trẻ, bởi tuổi trẻ năng động, thi đua phấn đấu với nhau, tự học nên ngày càng tiến bộ, nhiều trường hợp được quy hoạch vào những vị trí quan trọng trong đơn vị.
Cũng là người ủng hộ nhân tố trẻ, Chánh án TAND quận 1 Nguyễn Thành Vinh cho biết, các thẩm phán trẻ tại quận 1 làm việc rất hiệu quả. Tại quận 1, áp lực công việc đối với các thẩm phán rất nặng nề. Đặc thù của địa bàn là những tranh chấp về kinh doanh thương mại, dịch vụ rất phức tạp. Từ đó dẫn tới áp lực về tiến độ giải quyết án, chỉ tiêu thi đua cuối năm... "Các bạn trẻ nếu như quyết tâm, có tinh thần học tập, nghiên cứu và có tâm trong công việc thì sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ", Chánh án Nguyễn Thành Vinh nói.
Tự mình vươn lên
Chánh án TAND quận 1 Nguyễn Thành Vinh chia sẻ, chính những áp lực và những vụ việc khó, phức tạp sẽ giúp cho các bạn trẻ nhanh chóng trưởng thành, vững vàng hơn trong nghề nghiệp. Theo Chánh án Nguyễn Thành Vinh, bên cạnh sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm nghiệp vụ từ những người đi trước, thì điều quan trọng nhất là chính bản thân các thẩm phán trẻ phải tự trau dồi, tự học hỏi từng ngày. Về quan điểm "thầy già, con hát trẻ", hoài nghi về khả năng làm việc của người trẻ trong ngành, Chánh án Nguyễn Thành Vinh cho rằng, dù trẻ tuổi đời, nhưng chịu khó học hỏi tích lũy qua năm tháng, đặc biệt là ý chí vươn lên, khả năng lĩnh hội tốt giúp họ tiến bộ rất nhanh.
Đối với hai thẩm phán mới được bổ nhiệm là Bùi Thị Mai và Đinh Kim Huệ, Chánh án Nguyễn Thành Vinh nhận xét, họ làm việc tốt, cầu tiến, chịu khó học hỏi, hoàn thành tốt công việc của mình trong thời gian làm thư ký. "Nhiều người trẻ nhưng với tinh thần học hỏi, nhanh nhạy nên hiệu quả công việc còn tốt hơn những người lớn tuổi mà không chịu học tập", Chánh án Nguyễn Thành Vinh nói.
Được bổ nhiệm thẩm phán khi đã 34 tuổi, tới nay là Chánh án TAND huyện Bình Chánh, thẩm phán Đỗ Quốc Đạt cho rằng, chính tình yêu nghề, nhiệt huyết với nghề sẽ giúp các bạn trẻ vượt qua được những khó khăn trong công việc để trưởng thành. Nhớ lại ngày đó, một mình giúp việc cho nhiều thẩm phán, công việc bộn bề, hồ sơ nhiều tới nỗi ở lại làm thêm đến 9 - 10 giờ tối là bình thường; nhưng trong thời gian bận rộn đó, cậu thư ký trẻ vẫn ở lại mày mò, học hỏi thêm trên từng hồ sơ, nhất là những hồ sơ phức tạp. Cho nên, khi bước chân sang một vị trí công tác mới, anh không hề thấy chơi vơi lo lắng mà lại tràn trề niềm say mê háo hức được vận dụng những điều mình đã học vào thực tiễn công tác.
Theo Chánh án TAND TPHCM Lê Thanh Phong, tinh thần học tập, tự chủ động nâng cao năng lực của bản thân là điều quan trọng nhất. Công việc thẩm phán đòi hỏi ngoài chuyên môn nghiệp vụ, thì phải có kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội, rất nhiều kỹ năng mềm. Dĩ nhiên, đòi hỏi ngay một lần thì không thể có, nhưng trong quá trình làm nghề sẽ tích tụ dần mới giỏi được. Trong bối cảnh nhân sự ngành tòa án khó khăn như hiện nay, Chánh án Lê Thanh Phong cũng nhắn nhủ các thẩm phán trẻ chủ động học hỏi, tự nâng cao năng lực bản thân để hoàn thành công việc.
Ngày 10-2, TAND TPHCM tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm chức danh thẩm phán trung, sơ cấp. Trong số 5 thư ký tại TAND các quận huyện vừa được bổ nhiệm thẩm phán sơ cấp, hầu hết đều có tuổi đời 31 - 32. Thẩm phán Lê Thị Kim Tuyền (31 tuổi), TAND huyện Bình Chánh cho biết, đã chuẩn bị tinh thần để đối diện với những áp lực công việc và sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ mới.
MAI HOA
Theo SGGP
Chuyện học hành mùa dịch Corona: Được nghỉ nhưng vẫn 'khóc ra tiếng mán' vì bài tập chất cao như núi 'Phòng dịch nhưng vẫn không để học sinh quên kiến thức' là phương châm của nhiều trường học, thầy cô trong mùa dịch Corona. Tính đến chiều ngày 7/2, đã có 41 tỉnh, thành phố báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm 1 tuần, đến ngày 16/2 để phòng chống...