Học online: Dễ hay khó?

Theo dõi VGT trên

Bên cạnh những lợi ích mang lại, việc học online cũng đặt ra không ít áp lực cho cả giáo viên, học sinh và phụ huynh. Học sinh không chỉ căng thẳng về tâm lý mà còn về cả mặt sinh lý. Việc các con ngồi học nhiều giờ liền trước màn hình có thể gây ra ảnh hưởng về mặt tinh thần.

Đây là nội dung được các giáo viên và chuyên gia chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến “Học online: Dễ hay khó” vừa diễn ra mới đây.

Gần 2 năm kể từ khi Covid-19 xuất hiện, đời sống kinh tế xã hội bị đảo lộn, lần đầu tiên học sinh tại các tỉnh/ thành phố trên cả nước phải chuyển sang học online trong thời gian dài. Từ chỗ chỉ là giải pháp mang tính tình thế, học online đã dần trở thành hoạt động quen thuộc của giáo viên và học sinh trên cả nước.

Học online: Dễ hay khó? - Hình 1

Ảnh minh họa.

Theo một khảo sát gần đây từ Kaspersky, 55% trẻ em trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải chuyển sang hình thức học trực tuyến vì đại dịch Covid-19. Có tới 74% trẻ không thích nghi được với việc học trực tuyến vì phải dành quá nhiều thời gian trước màn hình. 57% học sinh thấy bài giảng khó hiểu hơn so với việc học trên lớp. Thực tế cũng cho thấy việc thiếu thiết bị, đường truyền yếu, phần mềm chưa phù hợp… là 3 trong số nhiều nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học trực tuyến.

Em Nguyễn Phương Thảo, học sinh Trường THCS Thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho rằng: “Đối với em, mỗi sự khởi đầu đều ít nhiều có khó khăn và học online cũng vậy. Em có gặp một số bất tiện giống như nhiều bạn như đường truyền không ổn định, việc giảng dạy, tiếp thu cũng bị hạn chế, không tương tác được nhiều với các bạn, khó tập trung trong một thời gian dài và ảnh hưởng đến sức khỏe như mỏi mắt khi phải làm nhìn máy tính trong một thời gian dài. Ngoài ra, em cũng biết có những bạn không có điều kiện để có những thiết bị học trực tuyến”.

Cô Nguyễn Thị Chỉnh, Giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết, bên cạnh những trải nghiệm mới, giáo viên cũng gặp những khó khăn như đường truyền mạng không ổn định, sự tập trung của học sinh, đặc biệt là các bạn từ lớp 1 đến lớp 3 chưa quen với các thiết bị công nghệ, các cô không tương tác, tiếp xúc được nhiều với các con, hoặc có nhiều sự cố bất ngờ có thể xảy ra. Bên cạnh đó, việc kết nối với phụ huynh cũng rất khó khăn trong khi lúc này rất cần thầy cô và phụ huynh phải phối hợp để hỗ trợ các con. Trong bối cảnh đó, cô Chỉnh và các đồng nghiệp đã tự trang bị những kiến thức và kỹ năng để thích ứng với tình hình mới.

Sau thời gian dài học online, cô Nguyễn Thị Chỉnh đã rút ra được một số kinh nghiệm riêng. Trong đó, bước đầu, giáo viên cần thiết lập nội quy khi học trực tuyến. Nội quy này được thiết lập, thỏa thuận giữa học sinh và giáo viên để đem lại tác động tích cực trong việc học. Nội quy được xây dựng dưới dạng hình ảnh và thực hiện liên tục để các con quen với việc thực hiện nội quy này. Bên cạnh đó, trong quá trình soạn giáo án, cần cân nhắc những nội dung nào đã học, những nội dung nào quan trọng và chú ý vào việc hướng dẫn cho các con đặt câu hỏi cũng như tư duy phản biện.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành, trong quá trình học online, cả phụ huynh, trẻ em và giáo viên đều cảm thấy áp lực rất nhiều. Bố mẹ lo rằng con không theo được chương trình, giáo viên lo rằng mình phải truyền đạt hết tất cả các kiến thức quan trọng của bài. Học sinh không chỉ căng thẳng về tâm lý mà còn về cả mặt sinh lý. Việc các con ngồi học nhiều giờ liền trước màn hình có thể gây ra ảnh hưởng về mặt tinh thần. Và lúc này, chính bố mẹ và giáo viên nên có những biện pháp để giải phóng những căng thẳng cho các con. Cách tương tác giữa giáo viên và học có thể giúp để khắc phục vấn đề này. Thực tế, giáo viên không cần đặt áp lực phải nói hết tất cả kiến thức trong lớp học mà có thể hướng dẫn các con tìm kiếm trên internet.”Hiện nay, trong bối cảnh học online, giáo viên cần phải chọn công cụ phù hợp với các con để các con tập trung, cảm thấy hứng thú hơn với việc học. Bên cạnh đó, việc khen ngợi học sinh cũng là cách để các con có thêm động lực trong việc học, cũng như động lực để các con chủ động kết nối với giáo viên”, cô Chỉnh nói.

Chuyên gia tâm lý này cũng cho rằng, để việc học online nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, cha mẹ, giáo viên nên giảm áp lực lên trẻ: “Việc rèn nề nếp cho con quan trọng hơn việc bắt ép. Chúng ta sẽ phải chấp nhận rằng mức độ tập trung và hiểu bài ở mỗi trẻ, mỗi thời điểm sẽ khác nhau. Cha mẹ đừng nên kiểm soát con, việc này sẽ khiến con có xu hướng nói dối bố mẹ. Giáo viên cũng nên giảm áp lực lên học sinh bằng cách tạo cho con nhiều cơ hội học tập ở nhiều khía cạnh, phương pháp khác, nên phụ thuộc vào tâm lý và sức khỏe của con trẻ để trẻ có thể tiếp nhận cách tốt nhất. Đôi khi áp lực từ cha mẹ, giáo viên chuyển sang con cái, học sinh cao hơn từ anh chị em, bạn bè, nên có thể thử áp dụng phương pháp để anh chị em hoặc bạn bè học cùng nhau, hướng dẫn nhau”./.

Trường ở vùng xanh sẵn sàng, chỉ chờ lệnh đón học sinh đến lớp

Khi thành phố dần mở cửa trở lại, phụ huynh, giáo viên càng mong đợi ngày học sinh được đến lớp. Trường ở huyện ngoại thành cũng trong trạng thái sẵn sàng đón các em.

Trường ở vùng xanh sẵn sàng, chỉ chờ lệnh đón học sinh đến lớp - Hình 1

"Khi gọi điện hoặc gặp tôi, nhiều phụ huynh đều hỏi bao giờ học sinh được đi học trở lại. Những lúc đó, tôi chỉ có thể trả lời phải chờ văn bản từ sở GD&ĐT. Họ kêu nhiều, than mệt, khổ, mong con sớm ngày đến trường", bà Trần Thị Thanh Huế, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn (Hà Nội), kể.

Bà cho hay không chỉ phụ huynh mà học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đều mong như vậy. Với sự mong ngóng đó, các trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn luôn trong trạng thái sẵn sàng đón học sinh trở lại khi trường học được phép mở cửa.

Video đang HOT

Dạy học online vẫn còn nhiều khó khăn

Bà Huế tin rằng không chỉ các trường trên địa bàn Sóc Sơn, ở những nơi khác, việc dạy học trực tuyến đều gặp khó khăn như phương tiện, đường truyền chưa đảm bảo. Với những em không có thiết bị thông minh, giáo viên phải chuyển bài trực tiếp cho các em.

Những khó khăn đó khiến việc dạy và học không đảm bảo như học trực tiếp. Chất lượng giáo dục đối với các lớp đầu cấp chịu ảnh hưởng nhiều.

"Một tiết học trực tiếp chất lượng hơn 10-15 tiết học trực tuyến, đặc biệt trong tình hình đổi mới chương trình, sách giáo khoa", bà đánh giá.

Trường ở vùng xanh sẵn sàng, chỉ chờ lệnh đón học sinh đến lớp - Hình 2

Các nhà quản lý giáo dục thừa nhận học trực tuyến không hiệu quả bằng trực tiếp. Ảnh minh họa: L.G.

Bên cạnh đó, sau thời gian học online dài, khi mở cửa trường học, việc rà soát, ôn tập phần lại kiến thức cho học sinh chắc chắn có khó khăn. Chương trình học vẫn theo kế hoạch nhưng học sinh tiếp nhận khoảng 50-70% kiến thức.

Do đó, giáo viên sẽ phải dành ra một số buổi để hệ thống lại kiến thức từ đầu năm học đến nay. Ngoài ra, sau thời gian dài ở nhà, cả thầy cô lẫn học sinh phải uốn lại nề nếp, việc này không dễ đối với trẻ nhỏ. Thời gian học trực tuyến càng dài, khó khăn khi trở lại trường càng lớn.

Tương tự, ông Nguyễn Đức Hòa, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Chương Mỹ, đánh giá học trực tuyến chỉ là giải pháp trước mắt chứ không thể lâu dài.

Giáo viên đã có kinh nghiệm, rèn kỹ năng, phương pháp để đảm bảo công tác dạy học nhưng học sinh lại gặp khó khăn ở mặt thiết bị, đường truyền.

Theo ông Hòa, tỷ lệ học sinh học online tại các trường tiểu học, THCS ở Chương Mỹ cao, tương đương thời gian học trực tiếp. Tuy nhiên, chất lượng dạy học cần kiểm tra, đánh giá lại mới có thể khẳng định được.

"Khi dạy học online, giáo viên vẫn cho kiểm tra nhưng nếu học trực tiếp sẽ sát sao hơn. Kiểm tra trực tuyến chưa thể khẳng định 100% là chất lượng của học sinh, có thể có anh chị ngồi gần nhắc bài. Giáo viên khó kiểm soát được như khi ở trên lớp", ông giải thích.

Tại Ba Vì, Trưởng phòng GD&ĐT Phùng Ngọc Oanh cho hay thời gian qua, sóng và thiết bị cơ bản đáp ứng, học sinh cũng quen với việc học trực tuyến. Tuy nhiên, hiện tại, phụ huynh đi làm bình thường, nhiều gia đình không có người hỗ trợ con học trong khi trẻ lớp 1, 2 vẫn rất cần phụ huynh kèm cặp.

Không chỉ với học sinh nhỏ tuổi, các em học THPT cũng gặp khó khăn khi học trực tuyến. Ông Nguyễn Đình Thắng, Hiệu trưởng trường THPT Ba Vì, cho hay vì ở miền núi, chất lượng đường truyền phụ thuộc thời tiết. Học sinh, giáo viên, bị "out" khỏi lớp khi mạng không ổn định, thậm chí có khi, thầy cô phải tổ chức dạy bù buổi khác.

Ông đánh giá dạy học trực tiếp sẽ có thuận lợi hơn nhiều, đặc biệt, việc giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên với học sinh, học sinh với nhau sẽ giúp truyền thụ kiến thức tốt hơn.

Do đó, dù giáo viên được tập huấn kỹ, chủ động nghiên cứu phần mềm dạy học, khắc phục khó khăn, cả thầy cô lẫn học trò đều thích trở lại trường vì nó đảm bảo tối đa hiệu quả của hoạt động dạy học.

Đây cũng là quan điểm của ông Nguyễn Xuân Tuấn, Hiệu trưởng trường THPT Kim Anh (Sóc Sơn). Bên cạnh việc giáo viên, học sinh có thể tương tác nhiều hơn, thầy Tuấn cho rằng học trực tuyến cũng giúp bảo vệ sức khỏe thị lực, thính giác, tinh thần của học sinh.

Đề xuất mở cửa trường học dần dần

Từ những khó khăn của dạy học trực tuyến, hạn chế của phương pháp này so với dạy học trực tiếp, nhiều phụ huynh, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mong đợi thành phố sớm mở cửa trường học.

Theo ông Nguyễn Đức Hòa, nguyện vọng này còn xuất phát từ việc khi Hà Nội dần mở cửa, các phụ huynh đi làm trở lại, không ai ở nhà theo dõi con học hành, khâu quản lý lỏng lẻo hơn.

Trường ở vùng xanh sẵn sàng, chỉ chờ lệnh đón học sinh đến lớp - Hình 3

Mong đợi trường học mở cửa trở lại là tâm lý chung của nhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh. Ảnh minh họa: Việt Linh.

Thực tế, Sóc Sơn, Ba Vì, Chương Mỹ đều được coi là vùng xanh. Theo thông tin từ CDC Hà Nội, từ sau ngày 25/8, Sóc Sơn không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng (có ở khu cách ly và khu vực đã phong tỏa).

Ông Ngọc Oanh thông tin nhiều tháng nay, Ba Vì không ghi nhận trường hợp F0. Trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 gần nhất ở Chương Mỹ cũng được phát hiện từ ngày 12/8 (không tính trong khu vực phong tỏa).

Vì thế, bà Thanh Huế, ông Ngọc Oanh mong học sinh vùng xanh được đến trường.

Bà Huế đề xuất mở cửa trường học dần dần, trước hết với các lớp đầu cấp, cuối cấp như lớp 1, lớp 6, lớp 9. Khoảng 2-3 tuần sau, nếu tình hình vẫn ổn, học sinh các khối khác có thể đến trường.

"Tôi nghĩ đầu tiên cần mở dần cho lớp 1, 2, tức học sinh mới đi học, cần hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút, hay lớp 6 vì học sách giáo khoa, chương trình mới. Các lớp cuối cấp cũng đáng quan tâm để đảm bảo chất lượng đầu ra", ông Đức Hòa có đề xuất tương tự.

Ông Đức Hòa cũng cho rằng đối với những địa bàn cơ bản ổn định, kiểm soát dịch tốt, trường học nên được mở cửa dần, cho học sinh các lớp đầu cấp, cuối cấp (lớp 6, lớp 9) đi học trước. Ông nói thêm sắp tới, trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi sẽ được tiêm vaccine. Lúc đó, học sinh tiêm xong đi học an toàn.

Tuy nhiên, ông Ngọc Oanh nhấn mạnh vẫn cần cẩn trọng, quan sát thêm có điều gì bất thường sau khi các tuyến giao thông mở lại không. An toàn cũng là yếu tố mà hai hiệu trưởng Nguyễn Đình Thắng và Nguyễn Xuân Tuấn cho rằng cần đặt lên hàng đầu khi xem xét việc cho học sinh đi học trở lại.

Trường học trong trạng thái sẵn sàng đón học sinh

Dù vẫn phải chờ đợi quyết định từ thành phố, các trường đều chuẩn bị cơ sở vật chất, kịch bản phòng, chống dịch, phương án dạy học để sẵn sàng mở cửa trở lại.

Bà Trần Thị Thanh Huế cho hay trên cơ sở chỉ đạo của sở GD&ĐT, UBND huyện Sóc Sơn, cả phòng và trường chủ động rà soát cơ sở vật chất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, xây dựng kịch bản đón học sinh.

"Vì háo hức mong chờ ngày các con đến trường, chúng tôi rất chủ động. Phòng đi kiểm tra thường xuyên, cứ có thông tin chỉ đạo mới, lại chỉ đạo trường triển khai để đón các con với mục tiêu ngày đầu tiên đã không có vấn đề gì làm các con bỡ ngỡ, từ việc phòng chống dịch đến thực hiện kế hoạch chuyên môn của sở", bà Huế chia sẻ.

Trường ở vùng xanh sẵn sàng, chỉ chờ lệnh đón học sinh đến lớp - Hình 4

Các trường chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, phương án dạy học chờ thành phố cho phép học sinh đi học trở lại. Ảnh minh họa: Việt Linh.

Ông Nguyễn Đức Hòa cũng thông tin trong trường hợp cho đi học trở lại, cơ sở vật chất của các trường trên địa bàn huyện Chương Mỹ cơ bản đảm bảo điều kiện.

Tại huyện Ba Vì, ông Phùng Ngọc Oanh cho hay nếu rà soát theo dự thảo bộ tiêu chí mà Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra, các trường có thể đảm bảo 13/15 tiêu chí, tức đủ điều kiện để mở cửa.

Ba Vì cũng cho rà soát hai lần cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tiến hành tổng vệ sinh, xây dựng các phương án phòng chống dịch, kịch bản khi học sinh quay trở lại trường. Ông Ngọc Oanh nhấn mạnh tất cả đã sẵn sàng, có lệnh là thực hiện.

Cũng theo dự thảo tiêu chí đó, ông Nguyễn Đình Thắng đánh giá trường THPT Ba Vì đáp ứng các điều kiện để đón học sinh trở lại. Ông nói thêm trường có 1.645 học sinh, sĩ số rơi vào 42-43 học sinh/lớp.

"Chúng tôi luôn có phương án sẵn sàng đón học sinh trở lại khi được phép mở cửa. Trường đang nhận quyết định làm khu cách ly tập trung dự phòng nhưng khi thành phố cho phép chuyển sang dạy học trực tiếp, chỉ trong hai ngày, chúng tôi có thể sắp xếp lại để dạy học bình thường", ông Thắng khẳng định.

Ông thông tin thêm giáo viên của trường, trừ một số trường hợp đặc biệt, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19.

Trong khi đó, gần như 100% giáo viên trường THPT Kim Anh đã hoàn thành mũi 1 và có kế hoạch tiêm mũi 2 trong thời gian sắp tới. Ông Nguyễn Xuân Tuấn cho hay trường cũng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để phòng, chống dịch trong trường hợp học sinh đi học trở lại.

Tuy nhiên, ông mong muốn nếu mở cửa, tất cả học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 sẽ cùng đến trường do trường không thể đảm bảo công tác dạy học nếu chia các lớp thành nhóm nhỏ khoảng 20-24 học sinh.

Một trong những nội dung được đưa ra trong Nghị quyết số 127 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021 là tổ chức dạy và học trực tiếp ngay từ tháng 10 đối với những vùng kiểm soát được Covid-19 và bảo đảm an toàn.

Trong buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP với Thường trực HĐND, UBND TP. Hà Nội ngày 14/10, Đại biểu Nguyễn Kim Sơn đề xuất thành phố nên cho học sinh ngoại thành đi học trở lại trước trong lộ trình mở lại trường học vì đây là những khu vực an toàn.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết việc cho học sinh trở lại trường còn nhiều khó khăn, một trong số đó là chưa đủ vaccine.

Sở đã xây dựng nhiều phương án để học sinh trở lại trường. Phương án khả thi nhất là cho khối lớp đầu, cuối cấp đi học trước, sau đó mở cửa dần. Các quận, huyện thuộc vùng xanh, ít nguy cơ bùng phát dịch bệnh sẽ mở cửa trước.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận raThảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận ra
23:41:18 20/02/2025
'Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối''Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối'
23:13:59 20/02/2025
Nóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người HànNóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người Hàn
21:42:07 20/02/2025
HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?
23:22:59 20/02/2025
Bắt gặp "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bụng bầu khệ nệ, cùng người tình U70 đi dự sự kiện khủngBắt gặp "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bụng bầu khệ nệ, cùng người tình U70 đi dự sự kiện khủng
21:44:25 20/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điềuCặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điều
23:43:18 20/02/2025
Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)
23:17:38 20/02/2025
Cô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệuCô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệu
23:37:21 20/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vợ Văn Hậu lần đầu selfie bị CĐM chê dữ dội, bất chấp nguy hiểm này để khoe đẹp?

Vợ Văn Hậu lần đầu selfie bị CĐM chê dữ dội, bất chấp nguy hiểm này để khoe đẹp?

Netizen

07:22:41 21/02/2025
Lần đầu, nàng WAG của Văn Hậu mất điểm trong mắt netizen chỉ vì mải mê quay video flex nhan sắc trên xế hộp. Một tài khoản gay gắt nhắc nhở cô nàng nên tuân thủ luật giao thông và nghiêm túc khi điều khiển phương tiện.
Một phụ nữ bị bố của người tình thuê côn đồ tạt axit, đánh gãy chân

Một phụ nữ bị bố của người tình thuê côn đồ tạt axit, đánh gãy chân

Pháp luật

07:12:42 21/02/2025
Biết việc con trai có quan hệ ngoài luồng với chị H., Tân thuê người đánh gãy chân và tạt axit vào người chị H., với chi phí là 200 triệu đồng.
Lý do phim kinh dị "Rider: Giao hàng cho ma" gây sốt

Lý do phim kinh dị "Rider: Giao hàng cho ma" gây sốt

Phim châu á

07:03:32 21/02/2025
Tuần qua, bộ phim ma hài Thái Lan Rider: Giao hàng cho ma là phim nước ngoài có doanh thu cao nhất tại thị trường điện ảnh Việt Nam
Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng - bức tranh thiên nhiên hoang sơ giữa lòng Thái Nguyên

Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng - bức tranh thiên nhiên hoang sơ giữa lòng Thái Nguyên

Du lịch

06:48:15 21/02/2025
Với hang động kỳ bí, dòng suối mát lành và hệ sinh thái phong phú, khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng mang đến cho du khách những trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên một cách trọn vẹn.
Tình hình căng thẳng đang xảy ra với Jisoo (BLACKPINK)

Tình hình căng thẳng đang xảy ra với Jisoo (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

06:41:21 21/02/2025
Sự trở lại của thành viên đẹp nhất BLACKPINK làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều khi cô liên tục gây tranh cãi về kỹ năng.
Căng thẳng leo thang sau cái chết của Kim Sae Ron: Truyền thông Hàn bóc 1 nhân vật liên tục phát ngôn dối trá

Căng thẳng leo thang sau cái chết của Kim Sae Ron: Truyền thông Hàn bóc 1 nhân vật liên tục phát ngôn dối trá

Sao châu á

06:36:33 21/02/2025
Chiều 20/2, ký giả từ tờ Edaily đã đăng tải bài viết chỉ trích Lee Jin Ho, đồng thời vạch trần trò lố và những lời nói dối của cựu phóng viên này.
Lý do máy bay chiến đấu hạng nhẹ Yak-130M của Nga ngày càng được ưa chuộng

Lý do máy bay chiến đấu hạng nhẹ Yak-130M của Nga ngày càng được ưa chuộng

Thế giới

06:29:12 21/02/2025
Dù vậy, Yak-130M là minh chứng cho chiến lược của Nga trong việc kết hợp khả năng mua sắm với tính linh hoạt chiến thuật, nhằm thu hút các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế.
Món ăn ngon chỉ mất 15 phút hấp nhưng giúp cơ thể loại bỏ nóng trong, dưỡng ẩm da và ngay cả trẻ con cũng thích

Món ăn ngon chỉ mất 15 phút hấp nhưng giúp cơ thể loại bỏ nóng trong, dưỡng ẩm da và ngay cả trẻ con cũng thích

Ẩm thực

06:03:15 21/02/2025
Khi món ăn hoàn thành, bạn mở nắp nồi hấp ra, mùi thơm của thịt quyện với hương tỏi xông thẳng vào mũi, cực hấp dẫn...
'Điệp viên 007' Daniel Craig rút khỏi dự án siêu anh hùng của DC

'Điệp viên 007' Daniel Craig rút khỏi dự án siêu anh hùng của DC

Hậu trường phim

06:00:47 21/02/2025
Theo nhiều nguồn tin, cựu điệp viên 007 Daniel Craig sẽ không tham gia dự án chuyển thể sắp tới thuộc vũ trụ siêu anh hùng DC, dù cuối năm 2024 ông được dự đoán sẽ góp mặt.
'Nosferatu' - phim ma cà rồng xuất sắc ra rạp Việt

'Nosferatu' - phim ma cà rồng xuất sắc ra rạp Việt

Phim âu mỹ

05:58:11 21/02/2025
Nosferatu (Ma cà rồng Nosferatu), một trong những phim kinh dị xuất sắc năm 2024, sẽ chiếu thương mại tại rạp Việt từ ngày 28.2.
Nửa năm sau khi ra mắt, iPhone 16 Plus vẫn chơi game cực ổn, cấu hình "bao ngon" chiến mọi tựa game AAA

Nửa năm sau khi ra mắt, iPhone 16 Plus vẫn chơi game cực ổn, cấu hình "bao ngon" chiến mọi tựa game AAA

Mọt game

05:52:25 21/02/2025
Khi iPhone 16 Plus chính thức lên kệ vào tháng 9 năm ngoái, giới công nghệ và game thủ đã ngay lập tức dự đoán về hiệu năng khủng khiếp của con chip Apple A18 Bionic.