Học ở công viên
Tại Công viên 30-4 (quận 1), có thể ngắm toàn cảnh những công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng ở trung tâm TPHCM nên ở đây từ lâu đã là điểm đến quen thuộc của sinh viên mỹ thuật, kiến trúc.
Một nhóm sinh viên ra công viên gặp người nước ngoài để luyện tiếng Anh
Thay vì ngồi trong một căn phòng, chăm chăm nhìn vào những vật mẫu nhàm chán, Thành Hưng, sinh viên Trường Đại học Văn Lang, đã chọn đến Công viên 30-4 vẽ lại những kiến trúc nổi tiếng của thành phố. Thành Hưng chia sẻ: “Những kiến trúc, con đường, góc phố xung quanh công viên này với tôi đều rất đẹp và chúng đem lại cho tôi rất nhiều cảm hứng sáng tạo”.
Không chỉ sinh viên, giảng viên các ngành học mỹ thuật và kiến trúc cũng xem đây là điểm đến hàng đầu khi hướng dẫn sinh viên đi thực tế. Cô Linh Chi, giảng viên Trường Đại học Văn Lang cũng thường xuyên đưa sinh viên đến công viên 30-4. “Vì ở đây có phối cảnh đa dạng, không gian thoáng mát, nhiều cây xanh, ở vị trí trung tâm, dễ dàng cho việc đi lại”, cô cho biết.
Rời xa trung tâm thành phố đến Công viên Lê Thị Riêng (quận 10), với không gian rộng, sinh viên sẽ học những môn thể thao như: cầu lông, bóng chuyền… Yến Chi, sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM, chia sẻ: “Tuy học ở đây khá xa trường và nơi tôi ở nhưng đổi lại, tôi và các bạn được học những môn thể thao giúp cải thiện sức khỏe ở một không gian trong lành. Ở đây, chúng tôi có cơ hội giao lưu với sinh viên trường khác, tham gia những hội nhóm sinh viên và kỹ năng đang sinh hoạt ở đây”.
Còn tại Công viên Gia Định (quận Phú Nhuận), hàng cây cổ thụ rợp bóng tạo một mảng xanh kết hợp cùng những vệt nắng xen qua tán lá, tạo không gian thu hút nhiều bạn trẻ đến quay phim chụp ảnh. “Tôi thường đưa học viên mới đến đây làm quen với chụp hình ngoại cảnh”, giảng viên môn ảnh báo chí Hồ Vũ cho biết. Ngoài ra, Công viên Gia Định cũng rất thích hợp cho sinh viên tập quay các chương trình truyền hình vì không gian ở đây rất yên tĩnh. Hình ảnh những sinh viên cùng đội ngũ quay phim, tiền kỳ, rất thường thấy tại đây. Thảo Hiền, sinh viên Trường Đại học Mở TPHCM, chia sẻ: “Trước khi đến đây, tôi và bạn bè cũng tham khảo những nơi như trung tâm thương mại, quán nước, hiệu sách nhưng nơi thì quá đông, nơi lại quá ồn. Chúng tôi cần một nơi yên tĩnh, để nếu quay lại nhiều lần cũng không gặp thêm khó khăn”.
Và chỉ cần đến các công viên khu vực trung tâm thành phố là có thể bắt chuyện với người nước ngoài sống ở thành phố để học giao tiếp tiếng Anh. Đức Trọng, sinh viên Cao đẳng Phát thanh truyền hình, kể: “Một tuần tôi dành ra ít nhất 2 buổi đến Công viên 23-9 tự học và sau 4 tháng, kỹ năng tiếng Anh của tôi đã được cải thiện”.
LÊ DUY
Theo SGGP
Phòng trọ của sinh viên khắp thế giới: Nơi xịn sò như khách sạn 5 sao, nơi tối tăm chật chội hơn cả nhà ổ chuột tại Việt Nam
Tuy nhà trọ là nơi gắn liền với cuộc sống sinh viên 4 năm học đại học, thế nhưng do điều kiện kinh tế eo hẹp nên không phải ai cũng được ở những nơi sạch sẽ, khang trang, bắt mắt.
Đối với sinh viên, không chỉ tại Việt Nam mà trên cả thế giới, việc thuê phòng trọ khi lên đại học đã không còn là điều gì quá xa lạ. Bên cạnh thời gian học tập trên trường thì có lẽ cuộc sống của sinh viên xoay quanh chiếc phòng đi thuê là nhiều nhất, thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng sẽ luôn sạch sẽ và đẹp đẽ.
Video đang HOT
Có không ít nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên trên thế giới đã bỏ thời gian đi đên các quôc gia khác nhau để ghi lại những căn phòng của sinh viên. Họ nhân thây răng cuôc sông ơ tro cua sinh viên vê cơ ban la giông nhau, thương kha bưa bôn, chât chôi, vi ho danh tai chinh đê con trang trai viêc hoc. Ơ môt sô nươc tiên tiên hơn, phong tro sinh viên kha khang trang, rông rai va sach se.
Maja (22 tuổi) - Sinh viên kiến trúc tại Đức
(Ảnh: John Thackwray)
Mohamed (18 tuổi) - Sinh viên ngành y học cổ truyền tại Ai Cập
(Ảnh: John Thackwray)
Zhalay (18 tuổi) - Học sinh trung học tại Kazakhstan
(Ảnh: John Thackwray)
Marcello (18 tuổi) - Học sinh trung học tại Bolivia
(Ảnh: John Thackwray)
Frances Sheryn Cabuyoo (17 tuổi) - Sinh viên ngành kỹ thuật điện tử và truyền thông tại Viện kỹ thuật Philippines
(Ảnh: Henny Boogert)
Ronald Ayala Huarachi (21 tuổi) - Sinh viên ngành kỹ thuật xây dựng tại Universidad Mayor de San Simón tại Bolivia
(Ảnh: Henny Boogert)
Nyeyadhamma (30 tuổi) và Bandhara (31 tuổi) - Sinh viên Đại học Phật giáo tại Thái Lan
(Ảnh: Henny Boogert)
Matthias De Bruyne (25 tuổi) - Sinh viên tại Đại học Tilburg, Hà Lan.
(Ảnh: Henny Boogert)
Lawrence Owino - Sinh viên chuyên nganh ky sư tại Đại học Kenyatta ở Nairobi, Kenya
(Ảnh: Henny Boogert)
Amit Arora (29 tuổi) và Kripanidhi Sahu (26 tuổi) - Nghiên cứu sinh tai Viện Khoa học Xã hội Tata ở Mumbai, Ấn Độ
(Ảnh: Henny Boogert)
Kudakwashe Ndlova (25 tuổi) - Sinh viên khoa Hóa học Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow ở Nga
(Ảnh: Pascal Dumont - The Guardian)
Karina và Liza - Sinh viên trường Đại học Văn hóa và Nghệ thuật Moscow ở Nga
(Ảnh: Pascal Dumont - The Guardian)
Theo Helino
Mẹ đơn thân 41 tuổi xinh đẹp trẻ trung gây sốt với quan điểm: Có tiền cũng không cho con đi du học sớm! Chẳng phải vì tiếc tiền, khó tính hay sợ con hư hỏng, mà lý do chị Hồng Hạnh đưa ra khiến các ông bố bà mẹ khác cảm thấy rất đáng học hỏi và suy ngẫm. Đâu phải cứ gửi con ra nước ngoài càng sớm sẽ càng tốt? Làm mẹ đơn thân đã nhiều năm, chị Điền Kiều Hồng Hạnh (41 tuổi,...