Học nội trú: Yêu cuồng nhiệt
Điều kiện ăn ở chật chội, thiếu sân chơi khiến môi trường nội trú dễ nảy sinh nhiều rắc rối về tâm, sinh lý.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến học sinh (HS) vào học nội trú ở các trường ngoài công lập. Có trường hợp HS ở tỉnh được cha mẹ gửi lên TP.HCM học với hy vọng con mình được hưởng điều kiện giảng dạy tốt, có cơ hội đỗ ĐH; hay cha mẹ ly hôn hoặc bận làm ăn, không có điều kiện chăm sóc nên gửi con vào học nội trú. Cũng không ít HS con nhà giàu, quậy phá, phụ huynh cho học nội trú để thầy cô “canh chừng dùm”.
“Yêu đương” cuồng nhiệt
Cô Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm (quận 9), cho biết: Môi trường nội trú rất phức tạp, chuyện nam sinh và nữ sinh có tình cảm với nhau khá nhiều. Ở lứa tuổi THCS, nhiều em đã yêu cuồng nhiệt, lơ là học hành; tuổi THPT, các em bắt đầu khám phá giới tính và tìm hiểu về tình dục. Nhiều trường hợp phát sinh tình cảm đồng giới, học tập sa sút buộc nhà trường phải nhờ phụ huynh chuyển trường để các em tiếp tục vui chơi lành mạnh, học tập tốt hơn.
“Mới đây có một nữ sinh lớp 7 nhưng cơ thể đẫy đà như phụ nữ, suốt ngày không tập trung học mà lôi kéo bạn trai nói chuyện rồi hẹn hò. Thầy cô giáo can thiệp không được đành báo gia đình mang cháu về quê học. Vào những ngày cuối tuần, các em ra khỏi trường đi thuê khách sạn, nhà nghỉ thì nhà trường không kiểm soát nổi” – cô Thúy Vĩnh cho hay.
Video đang HOT
Tại một trường nội trú ở quận Tân Bình, giáo viên, quản nhiệm phát hiện một cặp nữ sinh yêu nhau say đắm, học lực sa sút. Ban giám hiệu không biết xử lý thế nào cho phải, đưa đi tư vấn tâm lý cũng không được, hết cách bèn gợi ý phụ huynh đưa một cháu đi nước ngoài học tập. Tuy nhiên, sau hai năm ở nước ngoài, cô bé này đã… sống như vợ chồng với một cô gái Nhật.
Rõ ràng với những tình huống rắc rối kiểu như trên, các trường sẽ có điều kiện phát hiện sớm, ngăn chặn, uốn nắn kịp thời cho các em nếu số lượng HS nội trú không quá đông, cơ sở vật chất nội trú tốt hơn.
Tan học cuối ngày, HS cấp 2-3 Trường Ngô Thời Nhiệm lại được tắm ở hồ bơi trong khuôn viên nhà trường.
Kiểm tra để khống chế chỉ tiêu
TS Phạm Thanh Tâm, Hiệu trưởng Trường Dân lập Hồng Đức, cho rằng: Để có môi trường nội trú tốt, trước hết phải có quỹ đất, cơ sở vật chất các trường phải khang trang, tiện nghi để đảm bảo có sân chơi, các hoạt động ngoại khóa… Đó là cơ sở để HS thích ở nội trú và cảm thấy nơi này giống như gia đình mình.
“Chính sự dễ dãi trong việc cấp phép thành lập nên các trường tư thục mọc lên như nấm, có những trường cơ sở vật chất thuê mướn, chỉ là căn nhà phố chật hẹp mà cũng được coi là “chi nhánh” của trường nên việc ăn ở, dạy học không đảm bảo chất lượng” – TS Phạm Thanh Tâm nói.
Thầy Lê Trọng Chì, Hiệu trưởng Trường Dân lập Đăng Khoa, chia sẻ: HS phổ thông rất nhạy cảm, suy nghĩ non nớt nên rất cần cái tâm của thầy, cô giáo và người làm giáo dục. Mỗi trường cần có phòng tư vấn tâm lý, giải tỏa các mối quan hệ phức tạp mà HS chưa đủ nhận thức đúng và hành động đúng. Các thầy cô giáo, quản nhiệm cần gần gũi để các em trút tâm sự. Công việc này đòi hỏi nhà trường phải biết giới hạn sĩ số lớp học, chỉ tiêu không vượt quá diện tích thực có của mình.
Đồng quan điểm trên, cô Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường Ngô Thời Nhiệm, thẳng thắn nói: “Trường tôi diện tích hơn 1,5 ha nhưng chỉ tiêu không vượt quá 2.000, nếu vượt quá thì diện tích sinh hoạt của các cháu sẽ bị thu hẹp, gây bức bối, ức chế cho HS dẫn đến hiệu quả giáo dục không được như mong đợi. Theo tôi, các trường phải biết lượng sức để tuyển sinh, tạo sân chơi, sinh hoạt cho các cháu cảm thấy thoải mái như sân đá bóng, bóng rổ, hồ hơi…”.
Nội trú không phải là trại lính Trường nội trú không phải là trại lính mà phải là “ngôi nhà thứ hai” của HS và thầy cô giáo. Để được như vậy, nhà trường luôn phải quan tâm đến việc hoàn thiện cơ sở vật chất, tạo môi trường nội trú thân thiện. Thầy cô nội trú phải vừa nghiêm khắc, vừa tận tâm, hết lòng yêu thương HS. Thầy cô nội trú phải có năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn để hướng dẫn, giải đáp, tư vấn cho HS trong học tập cũng như trong cuộc sống. Môi trường nội trú giúp HS rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống, có khả năng tự lập, dễ thích ứng với môi trường mới, hòa nhập công đồng tốt. Đây là những tố chất cần thiết cho mỗi người trong xã hội hiện đại. Không thể chấp nhận một môi trường nội trú diện tích sinh hoạt hẹp, tắm tập thể. Diện tích phòng nội trú lý tưởng là khoảng 19-20 cháu/50 m2. Cô PHẠM THỊ THÚY VĨNH,
Hiệu trưởng Trường Ngô Thời Nhiệm, quận 9 Cần có quy chế! Các trường ngoài công lập hầu như đều có tổ chức nội trú cho HS ở tỉnh và cả TP.HCM nhưng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể nào về chỗ ở nội trú. Tuy nhiên, mỗi lần thanh tra, kiểm tra, Sở GD&ĐT chủ yếu chỉ kiểm tra về chuyên môn, nhắc nhở các trường phải đảm bảo điều kiện tối thiểu và đặt vấn đề an toàn cho HS lên hàng đầu. Đã đến lúc cần có quy chế về những điều kiện tối thiểu để tổ chức chỗ ở nội trú cho HS khối phổ thông. Khi Bộ GD&ĐT có quy định cụ thể thì mới có cơ sở để buộc các trường thực hiện nghiêm chỉnh. Ông NGUYỄN HOÀI CHƯƠNG,
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Đánh nhau, xài hàng nóng Tại Trường Dân lập Nhân Văn (quận Tân Phú), ban giám hiệu phải đau đầu với chuyện nam sinh mang hàng nóng giấu dưới yên xe đòi thanh toán bạn học cùng trường, nhà trường phải nhờ đến Công an phường Sơn Kỳ để ngăn chặn nhiều vụ HS đánh nhau. Có trường hợp một HS ở Lâm Đồng mâu thuẫn với bạn cùng lớp, khi trường đưa HS lên Đà Lạt nghỉ mát, em này đã kéo người địa phương đến đánh làm bạn học bị thương, thầy cô đi cùng trở tay không kịp
Theo BĐVN
Sở GD-ĐT TPHCM: "Sẽ ngăn chặn việc học sinh uống thuốc gây nghiện"
Sợ lên lớp phải trả bài, nhiều học sinh THCS ở TPHCM rủ nhau uống một số loại thuốc có tác dụng gây ngủ để không bị trả bài và không sợ thầy cô giáo. Đáng nói đây là một sự ngộ nhận nguy hiểm vì các loại thuốc này có thể gây nghiện.
Trước tình hình này, chiều ngày 13/12, ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết: " Trước thông tin có hiện tượng HS dùng thuốc Recotus (một loại thuốc ho có tác dụng gây ngủ - PV) để tránh trả bài, chúng tôi đã chỉ đạo phòng Công tác HS-SV nắm tình hình thực tế ở những trường như báo nêu".
Ông Chương cũng cho biết thêm rằng Sở GD-ĐT sẽ tìm hiểu loại thuốc này có tác hại thế nào đối với tâm sinh lý của HS, đồng thời có biện pháp chỉ đạo các phòng ban, tuyên truyền và ngăn chặn tình trạng này một cách triệt để. Bên cạnh đó thu thập thông tin về những phần tử xấu bên ngoài chiêu dụ HS uống thuốc để từ đó đề nghị các cơ quan chức năng khác ngăn chặn.
Cách đây 2 năm, Dân trí cũng từng thông tin về hàng chục HS khối lớp 7 Trường THCS Trần Quốc Tuấn (Q.7) uống thuốc gây ngủ để không bị cô giáo trả bài. Tuy nhiên, thời điểm đó tình trạng này cũng chỉ thuộc loại hiếm. Thế nhưng bẵng đi 2 năm, trong giới HS lại rộ lên trào lưu uống thuốc ho recotus với mục đích tạo hưng phấn và không phải bị gọi lên trả bài.
Theo đó, Ban giám hiệu và phụ huynh của các trường THCS Quang Trung, trường Khánh Hội (Q.4), trường Ngô Sĩ Liên (Q.Tân Bình), trường Rạng Đông (Q. Bình Thạnh)... đã phát hiện nhiều HS uống thuốc recotus. Thậm chí, có nhiều em uống luôn cả nửa vỉ cùng lúc (vỉ 10 viên).
HS cứ uống thuốc vô tội vạ với suy nghĩ là tạo hưng phấn thế nhưng đến thời điểm này chỉ thấy nhiều em vào lớp cứ ngủ gật. Đáng nói hơn, theo khuyến cáo thì nếu dùng nhiều loại thuốc này có thể sẽ gây nghiện.
Theo DT
Những trò chơi kinh điển trong lớp học Toàn là những trò "nhất quỷ nhì ma" thôi nhé. Bên cạnh những giờ học căng thẳng, teen mình vẫn luôn có những trò chơi quậy phá làm náo nhiệt không khí, xua tan đi cái mệt mỏi sau những phút giây cặm cụi nghe giảng. Hãy cùng điểm danh những trò quậy phá được teen mình ưa thích nhất nào! Dán giấy...