Học Ngôn ngữ Trung Quốc tại UEF: Cơ hội làm việc cho những tập đoàn ‘khủng’
Không chỉ là kỹ năng bổ trợ, ngôn ngữ đã trở thành ngành nghề có vị trí và vai trò quan trọng trong thị trường lao động toàn cầu hóa. Đó là lý do vì sao các nhóm ngành ngôn ngữ, trong đó có Ngôn ngữ Trung Quốc lên ngôi những năm gần đây.
Tạo lợi thế ‘đón đầu’ doanh nghiệp quốc tế
Trung Quốc hiện là quốc gia có dân số đông với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu tại châu Á và trên thế giới.
Những tập đoàn ‘khủng’ như Alibaba, Tecent, Baidu, Xiaomi,… góp phần khẳng định vị thế quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc trên thương trường quốc tế và còn nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Trung làm ngôn ngữ chủ đạo.
Trong bối cảnh này, nguồn nhân lực Việt thành thạo ngôn ngữ, am hiểu văn hóa Trung Hoa, có thể đảm nhiệm các vị trí điều hành, vận hành quy trình sản xuất thương mại,… giữa Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Việt Nam sẽ là đối tượng ’săn đón’ của nhiều doanh nghiệp quốc tế.
Tiếng Trung ngày càng được các bạn trẻ chuộng học
Hơn ai hết, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc chính là ứng cử viên sáng giá cho yêu cầu nhân lực trên. Và lúc này, Ngôn ngữ Trung Quốc trở thành ngành học xu hướng của giới trẻ là điều tất yếu!
Ngành học xu hướng nhưng không phải ai cũng học được
Tiềm năng là vậy, tuy nhiên ngành này cũng ‘kén’ người học và đòi hỏi bạn phải có những tố chất phù hợp như: hướng ngoại, siêng năng, chăm chỉ, có trí nhớ tốt, thích khám phá, có năng khiếu về ngoại ngữ, và đặc biệt là yêu thích lịch sử, văn hóa, đất nước, con người Trung Quốc.
Video đang HOT
Là ngành học tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển nhưng không vì thế mà bạn chọn chạy theo ’số đông’ nhé!
Cũng giống như các ngành ngôn ngữ khác Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành học nghiên cứu và sử dụng ngôn ngữ. Ở đây là nghiên cứu sử dụng tiếng Trung Quốc. Ngành này nghiên cứu mở rộng vốn từ tiếng Trung trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như kinh tế, thương mại, du lịch, ngoại giao, văn hóa, văn học, lịch sử,…
Điểm thú vị của ngôn ngữ này nằm ở chỗ nó có rất nhiều từ có cách phát âm gần giống tiếng Việt, cả hai đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập và có thanh điệu mặc dù bộ chữ viết hoàn toàn khác biệt. Điều này giúp người Việt học tiếng Trung có thể ghi nhớ cách phát âm một cách dễ dàng hơn.
Khám phá sự khác biệt của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại UEF.
Tại UEF, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ được học theo mô hình đào tạo gắn kết thực tiễn trong môi trường quốc tế hiện đại, năng động. UEF sở hữu cơ sở vật chất cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm với học vị cao tốt nghiệp từ nhiều trường đại học trên toàn thế giới. Đặc biệt, sinh viên sẽ được liên tục được thực hành ngôn ngữ và trau dồi kỹ năng qua những workshop, chuyên đề, học kỳ trao đổi quốc tế. Đây sẽ là nền tảng giúp phát triển vững chắc bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết dành cho sinh viên theo học ngành này.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy Ngôn ngữ Trung Quốc; Biên dịch viên, phiên dịch viên các tài liệu, sách báo, thư từ thương mại tiếng Trung tại các tòa soạn báo, đài truyền hình, cơ quan ngoại giao; Chuyên viên Marketing, tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại, văn phòng cho các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam; Hướng dẫn viên du lịch, lễ tân nhà hàng, khách sạn, sân bay,…
‘Cơ ngơi’ học tập sang – xịn chỉ có tại UEF
Đặc biệt, năm 2020 sinh viên trúng tuyển vào ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của trường, ngoài được trải nghiệm môi trường học tập chuẩn quốc tế, thụ hưởng nhiều dịch vụ tiện ích nổi trội, các bạn còn được nhận học bổng doanh nghiệp tài trợ giá trị 40% học phí suốt khóa học.
Các trường không tính kết quả học kỳ 2 lớp 12 khi xét tuyển đại học
Nhiều trường ĐH tiếp tục điều chỉnh phương án tuyển sinh, trong đó có xét học bạ nhưng không tính kết quả học kỳ II lớp 12 vì thời gian học sinh nghỉ do dịch Covid-19 kéo dài.
Trường ĐH Hoa Sen đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển đại học năm 2020 bằng phương thức xét học bạ.
Với phương thức này, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển có nhiều sự lựa chọn. Thí sinh có thể chọn phương án không tính điểm học kỳ II năm lớp 12, mà chỉ cần có điểm trung bình cộng cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 từ 6 điểm trở lên.
Ngoài ra, thí sinh cũng có thể lựa chọn phương án điểm trung bình cộng các môn học trong cả năm lớp 10, lớp 11 và cả năm lớp 12 từ 6 điểm trở lên.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều trường ĐH xét tuyển học bạ bỏ qua điểm học kỳ II năm 12
Hoặc điểm trung bình của các môn học trong tổ hợp của cả 3 năm học 10, 11 và 12 thoả mãn điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các ngành bậc đại học của nhà trường.
Trong đó, các ngành Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất yêu cầu phải có thêm điểm trung bình cộng môn Toán hoặc môn Ngữ văn đạt từ 5,5 điểm trở lên.
Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) cũng đưa ra nhiều hình thức xét học bạ trong đó không tính điểm học kỳ I năm lớp 12. Cụ thể thí sinh có thể lựa chọn nộp hồ sơ xét theo phương thức có điểm trung bình chung của học kỳ I lớp 11 học kỳ II lớp 11 học kỳ I lớp 12 18 điểm; Hoặc thí sinh xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12 18 điểm; Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12 6 điểm.
Bên cạnh đó nhà trường vẫn duy trì các phương thức khác như xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kì thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, xét tuyển theo kỳ thi THPT quốc gia.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đối với các trường THPT đã ký kết hợp tác với nhà trường về hướng nghiệp, đào tạo và phát triển khoa học công nghệ trường quyết định chỉ xét học bạ sẽ theo kết quả 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ II năm 12).
Cụ thể đối với chương trình tiêu chuẩn, chất lượng cao và chương trình học 2 năm tại cơ sở, điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình 5 học kỳ của các môn trong tổ hợp xét tuyển.
Đối với chương trình đại học bằng tiếng Anh, xét tuyển 5 học kỳ theo điểm trung bình học kỳ.
Riêng các trường THPT không ký kết với trường học sinh vẫn phải xét 6 học kỳ. Các phương thức tuyển sinh khác vẫn duy trì.
Trước đó, nhiều ĐH cũng điều chỉnh phương án tuyển sinh, trong đó xét học bạ bỏ qua kết quả học kỳ II năm lớp 12.
Cụ thể, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM xét tuyển học bạ 3 học kỳ đó là tổng điểm trung bình 3 học kỳ (năm lớp 11 và học kỳ I lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên.
Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM cũng bổ sung phương thức xét học bạ bằng tổng điểm trung bình 5 học kỳ (năm 10, 11 và học kỳ I lớp 12) nếu đạt từ 30 điểm trở lên.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng xét tuyển học bạ 5 học kỳ (năm 10, 11 và học kỳ I năm 12) đạt từ 18 điểm trở lên. Sau khi thí sinh kết thúc và có kết quả học tập học kỳ I năm lớp 12 có thể đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, điều kiện để trúng tuyển là sau khi hết năm học điểm trung bình lớp 12 đạt từ 6 trở lên.
Trường ĐH Văn Lang cũng xét tuyển học bạ, trong đó học sinh có thể lựa chọn một trong hai cách thức tính điểm để nộp hồ sơ xét tuyển. Cụ thể thí sinh có thể xét tuyển điểm trung bình năm học lớp 12 hoặc chỉ xét điểm trung bình năm học lớp 11 và I lớp 12.
Riêng ngành Dược học tổng điểm của tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 24 điểm trở lên, đồng thời xếp loại học lực lớp 12 đạt loại giỏi. Ngành Điều dưỡng và Kỹ thuật Xét nghiệm Y học tổng điểm tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 19,5 điểm trở lên, đồng thời xếp loại học lực lớp 12 đạt loại khá trở lên. Các ngành còn lại chỉ yêu cầu tổng điểm của tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh, điểm trung bình chung môn Tiếng Anh đạt từ 6 điểm trở lên....
Lê Huyền
Đề nghị giảm học phí cho 70.000 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM ĐH Quốc gia TP.HCM thông báo cho sinh viên tiếp tục nghỉ và đề nghị các trường thành viên, đơn vị trực thuộc xem xét giảm học phí trong mùa dịch Covid-19. Sáng 27/3, Ban Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM thông báo cho sinh viên các khoa, trường thành viên tiếp tục nghỉ học cho đến khi có thông báo mới. Trong...