Học nghề lương chục triệu/tháng, nhưng tâm lý học sinh còn nặng nề bằng cấp
Ngày 15-3, tại Vĩnh Long, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) phối hợp cùng Trường ĐH SPKT Vĩnh Long tổ chức hội nghị đánh giá công tác tuyển sinh, đào tạo, giải quyết việc làm năm 2018, triển khai nhiệm vụ 2019 các tỉnh, thành phía Nam.
Số lượng học sinh, sinh viên chọn học nghề đang có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bạn tâm lý chuyện phân biệt bằng cấp
Tại hội nghị, tiến sĩ Trương Anh Dũng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết trong năm 2018, Tổng cục đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai nhiều giải pháp trong công tác tuyển sinh.
Trong đó, tập trung có công tác tuyển sinh, đào tạo văn hóa bậc THPT trong các trường trung cấp, cao đẳng; tăng cường tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ trung cấp đối với học sinh tốt nghiệp THCS.
Bên cạnh đó là tăng cường công tác giải quyết việc làm giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Cũng trong năm 2018, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã triển khai, phối hợp với các cơ quan báo chí, các trường THPT, THCS và cao đẳng tuyên truyền để học sinh và phụ huynh nắm bắt nhiều chính sách ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
“Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã tăng cường hợp tác với các nước trong xuất khẩu lao động tay nghề, ký kết hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số tập đoàn kinh tế lớn trong việc gắn kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thời gian qua, đã có nhiều trường cam kết với học sinh, sinh viên sau khi ra trường không có việc làm như mong đợi thì sẽ hoàn trả học phí. Người tốt nghiệp được ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp ngay sau lễ tốt nghiệp. Do đó, năm qua công tác tuyển sinh, đào tạo đạt 100,5% chỉ tiêu đề ra”, ông Dũng cho biết.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Gia Liêm, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cũng cho biết, xu hướng xuất khẩu lao động có tay nghề hiện nay tập trung các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc….
Các nước này đã ban hành luật và chính sách rộng cửa hơn cho đội ngũ lao động có tay nghề nước ngoài sang đây làm việc. Tuy nhiên, điều bắt buộc là phải có trình độ tay nghề tốt và ngoại ngữ các nước sở tại.
Cục quản lý lao động ngoài nước cũng đang xúc tiến đàm phán với các đối tác nhận lao động nới hơn các điều kiện này.
Trong tương lai nhu cầu tuyển dụng lao động xuất khẩu là lớn. Điển hình như một số thị trường mới như các nước khối EU.
Hội nghị lần này thu hút gần 30 bài tham luận của các đơn vị là Sở LĐTB&XH, các trường cao đẳng khu vực phía Nam tham gia góp ý.
Đa số các đại biểu cho rằng quá trình triển khai công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua đã có tín hiệu rất đáng mừng, số lượng học sinh ngày càng quan tâm hơn đến giáo dục nghề nghiệp.
Có những trường, học sinh chỉ tốn từ 8 đến 10 triệu đồng là có được một tay nghề, sau khi tốt nghiệp đã được ký ngay hợp đồng lao động với mức lương từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại bất cập như cơ sở vật chất đào tạo nghề chưa hiện đại, tâm lý bằng cấp của phụ huynh và học sinh còn khá nặng nề.
Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp – Ảnh: CHÍ HẠNH
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua đã có nhiều bước khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn còn đó những bất cập. Những bất cập này tập trung chủ yếu ở tâm lý của học sinh về bằng cấp, công tác tuyển sinh của các trường cao đẳng, đại học và các tổ chức giáo dục nghề nghiệp.
“Chúng tôi cũng đã xây dựng nhiều phương án để khắc phục tình trạng này, chuẩn bị các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, phối hợp cùng các địa phương, các Sở và các trường THCS, THPT trong cả nước tổ chức tư vấn, tuyên truyền và định hướng nghề nghiệp, từ đó dần thay đổi nhận thức nghề cho các em học sinh.
Bên cạnh đó, Tổng cục cũng sẽ chỉ đạo các trường giáo dục nghề nghiệp nâng cao chất lượng giảng dạy, đầu tư thiết bị đào tạo tiên tiến, kết hợp thật chặt chẽ với doanh nghiệp trong liên kết tạo việc làm sau đào tạo. Từ đó mới nâng cao tỉ lệ tuyển sinh trong công tác giáo dục nghề nghiệp”, ông Minh nhấn mạnh.
Song song đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng xây dựng kế hoạch tổ chức các phiên giới thiệu việc làm, đẩy mạnh công tác chỉ đạo giáo dục nghề nghiệp gắn liền với doanh nghiệp, thay đổi phương thức hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên. Chỉ đạo tăng cường tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp ở khối THCS, hoặc xây dựng phương án miễn giảm học phí cho các em THCS, THPT tham gia học nghề.
CHÍ HẠNH
Theo tuoitre
Hà Nội: 60 - 62% học sinh vào lớp 10 công lập
Đây là tỉ lệ được Sở GD-ĐT Hà Nội dự kiến, dựa trên cơ sở tổng số học sinh tốt nghiệp THCS và điều kiện tuyển sinh của các cơ sở giáo dục.
Thí sinh thi tuyển vào lớp 10 năm học 2018 - 2019 tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Năm học 2018 - 2019, Hà Nội dự kiến có 101.460 học sinh tốt nghiệp THCS, giảm 4.000 học sinh so với năm trước. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu phân luồng và cũng căn cứ vào điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục nên Hà Nội dự kiến 60 - 62% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập, tương đương gần 63.000 học sinh. Sẽ có trên 38.500 học sinh bị loại khỏi trường công.
Trong tổng số học sinh tốt nghiệp THCS, dự kiến khoảng 20% vào học trường THPT ngoài công lập, 10% học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên. Số còn lại tham gia học nghề ngắn hạn để gia nhập thị trường lao động.
Đây là năm đầu tiên Sở GD-ĐT Hà Nội được UBND TP Hà Nội cho phép điều chỉnh phương án tuyển sinh. Học sinh dự tuyển vào lớp 10 tại Hà Nội sẽ có một kỳ thi chung với 4 môn thi: toán, ngữ văn (nhân hệ số 2), ngoại ngữ và môn thứ 4 được chọn ngẫu nhiên (bốc thăm) trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân.
Ngày 11-3, Sở GD-ĐT Hà Nội đã thông báo chính thức kết quả chọn môn thứ 4 là lịch sử theo phương thức chọn ngẫu nhiên nên kết quả gây bất ngờ cho nhiều giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Các bài môn toán, ngữ văn là tự luận, thời gian làm mỗi bài 120 phút. Môn ngoại ngữ thi kết hợp trắc nghiệm với tự luận trong 60 phút. Bài thi lịch sử áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong 60 phút với nhiều mã đề trong một phòng thi để đảm bảo hai thí sinh liền kề không trùng mã đề. Thí sinh trả lời trên phiếu trắc nghiệm và được chấm bằng phần mềm máy tính.
Đề thi ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD-ĐT, chủ yếu nằm trong lớp 9 THCS. Đề thi môn toán và ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn ngoại ngữ và môn thứ 4 chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu vận dụng cấp độ thấp.
Theo tuoitre
Cách giảm gánh nặng môn tiếng Anh cho học sinh thi vào lớp 10 Theo hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, trước khi đến lớp, các em cần chuẩn bị tốt bài ở nhà, đọc kỹ sách giáo khoa và làm bài tập. Năm nay, thay vì chỉ thi 2 môn Toán và Ngữ văn như những năm trước, học sinh Thủ đô sẽ dự thi 4 môn gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và một môn...