Học nghề, lập nghiệp sớm
Thời điểm này nhiều trường cao đẳng nghề đã tổ chức nhập học cho các học viên của mình.
Trong 2 ngày 5-6/9/2020, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội (HCEM) nhập học cho hơn 600 học sinh, sinh viên trong tổng số 1.500 chỉ tiêu chính quy, trong đó 1.200 chỉ tiêu hệ Cao đẳng.
Nhiều học sinh đã tin tưởng, lựa chọn học nghề.
Thầy Thầy Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường cho biết năm học này, HCEM tuyển sinh 2 nghề đào tạo song hành cùng Công ty ô tô Vinfast (Cơ điện tử và Công nghệ ô tô). Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là tốt nghiệp THPT và HCEM tổ chức kiểm tra năng lực đầu vào. Mặc dù mới thực hiện tuyển sinh và nhập học tập trung vào tháng 9/2020, tuy nhiên đến thời điểm này, theo thống kê số hồ sơ thí sinh đăng ký tuyển sinh một số nghề đã gần hết chỉ tiêu (như nghề Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Cơ điện tử).
“Điểm khác trong tuyển sinh năm nay là HCEM tuyển sinh chương trình 9 , HCEM xác đào tạo các em mới tốt nghiệp THCS theo học hệ 9 . Đây là cách tiếp cận không mới nhưng HCEM cần đổi mới và đột phá để học sinh, phụ huynh từng bước thay đổi tư duy về hướng nghiệp. HCEM đã xác định mục tiêu đào tạo đối tượng 9 phải đảm bảo thương hiệu kép”- thầy Ngọc nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cụ thể, về văn hóa phải đảm bảo các em đỗ tốt nghiệp THPT tỷ lệ cao nhất, phấn đấu nhiều em đạt thành tích trong học chương trình văn hóa, đồng thời đào tạo các em là những người giỏi nghề, ra trường làm việc được ngay, được các doanh nghiệp đón nhận và đánh giá tốt, được chính học sinh thừa nhận, được xã hội nghi nhận.
Với mục tiêu này của nhà trường, nhiều học sinh tin tưởng để đăng ký theo học là điều dễ hiểu. Hiểu rõ ngành nghề mình chọn sẽ là yếu tố quyết định sự thành công trên con đường theo đuổi sự nghiệp sau này. Theo các chuyên gia, các em muốn biết lĩnh vực nghề nghiệp nào đang thu hút nhiều lao động có thể lên trang web tuyển dụng hay đọc báo phần tuyển dụng để biết xã hội đang cần nhân lực ngành nghề gì, xem nghề đó đòi hỏi phẩm chất kỹ năng gì và mình có đáp ứng được không. Những thông tin này sẽ giúp các bạn lựa chọn nghề nghiệp đúng nhất.
Thứ hai, học sinh cần lưu ý, phải xuất phát lựa chọn ngành nghề dựa vào sở thích, sở trường của mình cũng như giá trị mà mình mong muốn. Bởi nghề nghiệp sẽ theo mình suốt cả cuộc đời, nếu không hợp bản thân sẽ không hạnh phúc khi làm, gắn bó với nó và rất khó có thể thành công.
Thứ ba, khi lựa chọn nghề, học sinh cần mở rộng diện ngành nghề lựa chọn, từ lĩnh vực để làm cơ sở để chọn ngành, từ đó dẫn đến chọn chuyên môn và cuối cùng là chọn trường phù hợp, đáp ứng cơ sở vật chất. Ngay cả lĩnh vực hẹp, nếu chúng ta lựa chọn, học tập tốt, có năng lực thật sự thì chúng ta vẫn có cơ hội việc làm rất cao.
Thi tốt nghiệp cao đẳng nghề: Khi người sử dụng lao động cùng vào cuộc
Thi tốt nghiệp, các sinh viên phải thể hiện các kỹ năng thành thạo trên máy móc, thiết bị, trước sự chứng kiến và đánh giá của doanh nghiệp. Qua đó, chứng minh sinh viên ra trường đủ khả năng làm việc ngay tại vị trí sản xuất
Sinh viên nghề cơ điện tử thực hiện phần thi thực hành theo các modun và đề thi riêng.
Kỳ thi có sự tham gia của doanh nghiệp
Đây là điểm khác biệt của giáo dục nghề nghiệp với các bậc học khác. Chia sẻ tại kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề đang diễn ra, Nguyễn Văn Long - sinh viên lớp Cơ điện tử 11A, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết, hoàn thành đề thi, em phải thuyết trình được yêu cầu kỹ thuật, lợi ích và công dụng của hệ thống tự động hóa khi doanh nghiệp ứng dụng vào thực tế sản xuất. Phần thực hành Long và các bạn đã được chuẩn bị chu đáo. Các thầy hướng dẫn, tập luyện rất nhiều các bài tập về bảo trì, vận hành, tháo lắp, lập trình trên máy móc, thiết bị. Bảo đảm được hệ thống tự động hóa chạy hoàn chỉnh, linh hoạt theo yêu cầu đề ra.
Theo đánh giá của Long, về phần lý thuyết bài thi của em làm khá tốt, ước đạt điểm trên 80%. Long và các bạn rất tự tin và thoải mái trong kỳ thi này, hình thức thi công bằng, minh bạch. Đề thi bao phủ các kiến thức, kỹ năng từ năm thứ nhất cho đến năm học cuối, sát với những nội dung đã được học và thực hành, thực tập.
"Em nhận thấy nghề cơ điện tử trong hiện tại và tương lai có rất nhiều cơ hội việc làm, bên cạnh đó nhà trường đã cam kết việc làm ngay sau tốt nghiệp. Đối với em, đây cũng là một "duyên nghề", em muốn học tập, làm việc và phát triển sự nghiệp từ nghề cơ điện tử. Sau kỳ thi em sẽ về làm việc tại một doanh nghiệp do nhà trường giới thiệu ít nhất 2 năm để lấy kinh nghiệm và tiếp tục tìm kiếm một cơ hội phát triển tốt hơn" - Long chia sẻ.
Tham gia vào quá trình thi tốt nghiệp của nhà trường, ông Nguyễn Đăng Khiết - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Chế tạo thiết bị điện lưới miền Bắc cho biết, doanh nghiệp đặc biệt chú ý theo dõi và đánh giá phần thi thực hành, bởi đây là nội dung liên quan đến các vị trí việc làm trong doanh nghiệp. Trong nghề điện, có rất nhiều chi tiết được đánh giá như đi dây, độ an toàn, gọn gàng, bảo đảm cách điện tốt... Về cơ bản, các sinh viên đều nắm chắc cả về lý thuyết và kỹ năng thực tế.
"Chúng tôi trực tiếp quan sát quá trình thi của các sinh viên, chỉ ra những điểm kỹ năng tốt và chưa tốt để cùng nhà trường đánh giá. Xoáy sâu vào tiêu chí ra trường là phải làm được việc ngay. Khi sinh viên nào tự tin trong thi cử, thì doanh nghiệp cũng đã có thể đánh giá được trình độ, kỹ năng chuyên môn, như vậy sinh viên đó đã có thể được điền tên tuyển dụng vào vị trí việc làm cụ thể cho lần tuyển dụng tiếp theo" - ông Khiết nhấn mạnh.
Theo ông Khiết, từ nhiều năm nay, doanh nghiệp đều nhận sinh viên về thực tập và đã tuyển dụng các em về làm việc. Mức lương cơ bản từ 7 - 10 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó doanh nghiệp tạo cơ chế khoán để thúc đẩy năng suất lao động, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động, người năng lực tốt mức lương có thể lên tới 15 - 20 triệu đồng/tháng...
Hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp
Trao đổi thông tin về kỳ thi tốt nghiệp, ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết, năm nay, nhà trường tổ chức thi tốt nghiệp cho 700 học sinh sinh viên. Tại kỳ thi, có đại diện doanh nghiệp đến tham gia và chấm thi phần kỹ năng.
Sinh viên sẽ phải trải qua 3 nội dung thi trong đó có kỹ năng thực hành. Đây là phần thi quan trọng nhất, các em phải mô tả được tất cả quá trình, quy trình thực hiện nội dung yêu cầu của bài thi, thực hiện nhiều kỹ năng kỹ thuật, vận hành máy móc, thiết bị công nghệ cao, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hiện bài thi. Hình thức thi này được doanh nghiệp đánh giá cao và hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng đào tạo của nhà trường.
Ngay trong quá trình đào tạo, doanh nghiệp đã tham gia vào tất cả các khâu liên quan, từ khâu định hướng, hướng nghiệp cho các em học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp. Hàng năm, doanh nghiệp cùng nhà trường xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với doanh nghiệp, nhu cầu của xã hội. Trong quá trình học tập, sinh viên của nhà trường được đến doanh nghiệp kiến tập, thực tập kể cả thực tập tốt nghiệp. Giai đoạn cuối cùng là tuyển dụng, bao gồm cùng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp và đánh giá kỹ năng.
"Tôi cho rằng, đây là một kỳ thi rất hiệu quả đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nói chung và của nhà trường nói riêng. Thông qua kỳ thi này, doanh nghiệp có thêm một lần nữa nhìn nhận trình độ kỹ năng của các ứng viên, từ đó doanh nghiệp sẽ có góc nhìn khách quan hơn để quyết định ký hợp đồng lao động ngay sau khi các học sinh, sinh viên tốt nghiệp" - ông Đồng Văn Ngọc chia sẻ.
Không phù hợp đại học lớn, 9X bước sang con đường học nghề Đang là sinh viên của một trường đại học lớn nhưng cảm thấy mình không phù hợp, Nguyễn Văn Hưng đã từ bỏ và chuyển sang học nghề. Nguyễn Văn Hưng (SN 1998, Sóc Sơn, Hà Nội) hiện là sinh viên khoa điện Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. Năm 2019, anh nhận được chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc thế...