Học nghề gì để có thu nhập cao?.
Nếu không may mắn có được một suất vào giảng đường đại học, bạn vẫn còn nhiều cơ hội khác cho tương lai của mình bằng môt nghê có thu nhâp cao.
Học nghê cũng là cách đê tiên thân, lâp nghiêp bên vững. Có nhiêu nghê đê lựa chọn, tuy nhiên bạn phải cân đôi khả năng tài chính, năng lực học tâp, sở thích của mình đê chọn nghê cho phù hợp. Trong số đó, nghê Sửa chữa điên thoại di đông (ĐTDĐ) cũng là một gợi ý thú vị dành cho bạn. Nghê này được Nhà xuât bản Macmillan đánh giá là một trong 100 nghề đắt giá nhất thế kỷ 21 với 05 lí do sau:
1. Điên thoại di đông là sản phâm công nghê cao, có sô người dùng đông nhât thê giới. Chỉ tính riêng Viêt Nam hiên nay đã có gân 75 triêu thuê bao ĐTDĐ. Vì vậy sau khi học xong, cơ hôi tìm ngay được viêc làm là rât lớn.
2. Thời gian học nghê là không dài (chỉ từ 5-9 tháng), do đó tiêt kiêm khá lớn chi phí học nghê.
3. Thực tế tại Việt Nam hiện nay, thu nhâp của môt Kỹ thuât viên sửa chữa ĐTDĐ trung bình từ 5 -7 triêu VNĐ/tháng. Sau 1 – 2 năm làm viêc, thu nhâp có thê đạt 7 – 10 triêu VNĐ/tháng.
4. Do đặc thù của nghề là lao đông trí tuê, vì vây nghê này không chỉ dành riêng cho phái nam mà cả phái nữ cũng rât phù hợp.
5. Có cơ hôi tiêp xúc với nhiêu công nghê mới, tiên tiên của thê giới, làm phong phú đời sông tinh thân của bạn khi theo nghê này.
Học viên CPS Vietnam đang học sửa chữa Điện thoại di động
Tại Viêt Nam, có khá nhiêu trung tâm đào tạo nghê này, tuy nhiên đê tìm được môt chô học thât hiêu quả thì bạn cân tìm hiêu kỹ trước khi ghi danh học. Công ty CPS Viêt Nam là đơn vị đào tạo nghê sửa chữa ĐTDĐ theo tiêu chuân quôc tê khá chuyên nghiêp. Bạn hãy tìm hiêu vê nghê này qua trang www.cps.vn đê có thêm lựa chọn cho tương lai của mình.
Video đang HOT
Học viên K1024 – CPS Vietnam, nhận chứng chỉ tốt nghiệp Kỹ thuật viên chuyên nghiệp
Không chỉ dừng lại ở viêc đào tạo Kỹ thuât Sửa chữa ĐTDĐ, CPS Vietnam còn cung câp cho người dùng website download miên phí các tiên ích dành cho ĐTDĐ tại địa chỉ: www.cps.net.vn , đây cũng là một trong những thư viên điên tử trực tuyên lớn nhất Việt Nam hiện nay dành cho tât cả những ai đam mê công nghê ĐTDĐ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Gặp cậu học trò phải gác lại giấc mơ ĐH vì nghèo
Gia đình quá nghèo, năm 2010, Lê Quang Hiếu phải bỏ giấc mơ giảng đường đại học dù thi đỗ 2 trường ĐH. Sau 1 năm tự ôn thi, chàng trai quê Quảng Ngãi lại đỗ 2 trường ĐH. Năm nay, Hiếu quyết tâm đi học mong đổi đời dù thiếu thốn bộn bề...
Biết về hoàn cảnh của em Lê Quang Hiếu (ngụ đội 2, thôn An Đại, xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), chúng tôi bắt đầu hành trình tìm về gia đình Hiếu. Để đến được nhà em, chúng tôi phải hỏi thăm hơn chục người dân, bởi con đường làng về đến nhà chàng tân sinh viên có nhiều khúc cua quanh co, gập gềnh. Đến thôn An Đại, hỏi thăm thì mới thấy người dân nơi đây ai cũng biết về hoàn cảnh gia đình Hiếu. Mọi người không tiếc lời ngợi khen chàng trai chăm ngoan và học giỏi, bởi Hiếu lại tiếp tục đỗ 2 trường ĐH Kinh tế TPHCM (với 20 điểm) và Nông lâm TPHCM (với 17,5 điểm).
Từng dừng bước đại học vì nghèo
Kỳ thi ĐH năm 2010, em Lê Quang Hiếu thi đậu 2 trường đại học (ĐH Công nghiệp TPHCM và ĐH Nông lâm TPHCM), nhưng vì nhà nghèo quá nên Hiếu đành bỏ ước mơ làm sinh viên, để ở nhà mưu sinh phụ gia đình và tự ôn thi.
Trong khi nhiều cô cậu học trò mơ ước thi đậu ĐH, thì với Hiếu, đó không là bài toán khó mà vấn đề chính là làm sao để có tiền theo học ĐH.
"Mẹ mất lúc em 12 tuổi vì bệnh tim hành hạ, bây giờ bệnh tim của ba ngày càng nặng, gia đình lo cho cuộc sống hằng ngày còn khó khăn chứ đâu dám nghĩ có tiền để đi học đại học. Nhìn bạn bè cùng trang lứa trở thành sinh viên, nhiều lúc em buồn và tủi lắm, nhưng biết làm sao đây anh" - đó là tâm sự trải lòng của Hiếu, đôi mắt em dần ướt lệ và im lặng, nghẹn ngào cố nuốt nước mắt.
Bà nội của Hiếu - bà Kiều Thị Kim Xuân, 66 tuổi, ứa lệ khi kể về hoàn cảnh gia đình và đứa cháu chăm ngoan, học giỏi: "Tội thằng nhỏ quá, nó và 3 đứa em thiếu thốn vòng tay, hơi ấm của người mẹ từ khi còn nhỏ. Ba ba chúng nó bị bệnh tim nên không thể làm việc gì để lo cho gia đình, vì thế, cháu Hiếu như là trụ cột của gia đình, vừa chăm lo chuyện đồng áng với 4 sào lúa, vừa đảm đang chuyện bếp núc và vừa là người thầy cần mẫn cho đàn em".
Ngoài thời gian đến trường, Hiếu vừa chăm lo đồng ruộng vừa đảm đang việc bếp núc.
Rảo mắt quanh ngôi nhà đơn sơ, chúng tôi không thấy vật gì đáng giá, bàn học của 4 anh em Hiếu đã rách nát, cũ kỹ, còn sách vở thì được sắp xếp gọn gàng, kệ sách vở là nền nhà xi măng đặt gần bàn học.
Thiếu vòng tay chăm sóc của mẹ từ lúc nhỏ, người cha thì chống chọi với căn bệnh tim, bà nội già yếu, cuộc sống gia đình 6 nhân khẩu thuộc hộ nghèo chỉ biết bám vào 4 sào lúa bấp bênh. Hoàn cảnh ngặt nghèo như thế, nhưng Hiếu luôn đạt thành tích học giỏi trong 12 năm cắp sách đến trường. Tính cả kỳ thi ĐH năm ngoái, em đã đỗ tất cả 4 trường ĐH dù chưa một1 lần đi học thêm. Anh em Hiếu không bao giờ có "khái niệm" học thêm, vậy mà đàn em thơ luôn đạt thành tích học lực từ khá trở lên (2 em gái đang học lớp 11 và lớp 8, em trai học lớp 6).
Với dáng người gầy gộc, ốm yếu, ông Lê Văn Đăng (46 tuổi) - ba của Hiếu tự trách mình: "Làm cha mà không lo cho con cái đi học được, tôi xấu hổ lắm. Mỗi lần cố gắng làm để kiếm tiền cho cháu Hiếu đi học thì cơn đau tim lại tái phát, tôi đành bất lực. Không có cháu Hiếu thì 4 sào lúa của gia đình không biết bấu víu vào đâu. Đã một lần cháu không thể đến trường rồi, cháu đậu ĐH năm nay, bằng mọi giá tôi phải chạy vạy cho cháu được đi học đại học".
Dù quyết tâm vượt khó để học đại học, Hiếu lại có nỗi lo là khi em trở thành SV, thì 4 sào lúa ai sẽ chăm sóc đây?
"Em sẽ cố gắng học tốt"...
Khi được hỏi về bí quyết học tập, Hiếu bày tỏ: "Hằng ngày, em lo 4 sào lúa, nấu cơm và nấu cám heo nên ban ngày em không có thời gian ngồi học. Em chỉ có thể học từ khuya đến 4h sáng, thời gian này học rất hiệu quả. Ngoài những kiến thức cơ bản, em tìm hiểu các bài tập nâng cao, tự giải hết bài này đến bài khác, bài tập nào chưa giải được, em tìm hỏi các bạn và quyết tìm ra lời giải cho đến cùng".
Cách học của Hiếu hầu như các học trò nghèo thường áp dụng, bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải lặn lội mưu sinh vào ban ngày và chỉ có thể "mài chữ" khi trời mờ tối.
Ba Hiếu tâm sự: "Một năm ở nhà mưu sinh, cháu Hiếu có nói với tôi là đã tiết kiệm được 2 triệu đồng, số tiền này cháu dành để đi học. Tôi rất tự hào khi cháu biết lo cho tương lai và nỗ lực học giỏi".
Tâm sự cùng chúng tôi dưới gian bếp rách nát, khói bếp bốc lên cay xé mắt, Hiếu hy vọng: "Nếu có điều kiện đi học Trường ĐH Kinh tế TPHCM, em cố gắng học tốt, mong sao giúp các em có điều kiện học thành tài, giúp gia đình thoát nghèo, lo cho các em học hành tới nơi tới chốn và sửa lại ngôi nhà chắp vá như hiện nay".
Bạn đọc có thể hỗ trợ em Lê Quang Hiếu qua các địa chỉ sau:
1. Lê Quang Hiếu, đội 2, thôn An Đại, xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
3. Tài khoản Ngân hàng (Báo Khuyến học & Dân trí)
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
4. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dân Trí
Những lời khuyên hữu ích dành cho tân sinh viên Tháng 9 đang tới rất gần và đây cũng là thời gian các bạn tân sinh viên làm quen với môi trường hoàn toàn khác... Vậy làm sao để không khỏi bỡ ngỡ và có được thành tích tốt trong năm đầu cũng là một việc không hề dễ. Tháng 9 đang tới rất gần và đó cũng chính là thời điểm các...