Học nghề dễ có việc làm hơn đại học
Ông Cao Văn Sâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề cho rằng tỷ lệ học sinh chọn chỉ thi tốt nghiệp ngày càng cao thể hiện đã có sự thay đổi trong tư duy hướng nghiệp.
Thực tiễn đã chứng minh, học nghề dễ có việc làm thậm chí thu nhập cao hơn học đại học.
Nhận thức về nghề nghiệp đang thay đổi
Theo khảo sát của các Sở GD&ĐT, năm nay, nhiều địa phương, trường học có tỷ lệ thí sinh đăng ký chỉ nhằm xét tốt nghiệp khá cao so với kỳ thi THPT quốc gia 2015. Có những địa phương như Hà Giang, Hòa Bình… số lượng học sinh đăng ký dự thi cụm địa phương chiếm hơn 70%.
Ngoài ra, các địa phương như Yên Bái, Bắc Kạn, Điện Biên… cũng có lượng học sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tốt nghiệp chiếm khoảng 55%. Tương tự, Kon.
Nghề hàn bậc cao đang có thu nhập cao. Ảnh: Tiền Phong.
Không riêng các tỉnh miền núi, Hà Nội năm nay tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi cụm địa phương cũng tăng đáng kể. Cụ thể, năm nay trong tổng số 66.006 thí sinh dự thi có 14.716 thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp. Trong khi năm 2015, khoảng 84.000 thí sinh dự thi, lượng thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp là 11.000.
Ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định Chất lượng Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: “Có nhiều trường có tỷ lệ học sinh đăng ký thi cụm địa phương cao hơn 70% như THPT Anhxtanh, THPT Mạc Đĩnh Chi 90%”.
Theo ông Quách Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Sào Báy, huyện Kim Bôi (Hòa Bình), năm nay có tới 90% số học sinh đăng ký thi THPT quốc gia chỉ để xét tốt nghiệp. Tỷ lệ cử nhân thất nghiệp cao đã tác động nhiều đến tâm lý học sinh.
Theo ông Sơn, chỉ riêng chuyện xin việc của các thầy cô giáo ròng rã nhiều năm mới được vào dạy hợp đồng, nhận mức lương thấp cũng khiến học sinh chùn bước.
Trần Văn Hải, học sinh Trường THPT Kỳ Anh (Hà Tĩnh) năm nay quyết định chỉ đăng ký thi xét tốt nghiệp dù học lực của Hải thuộc hàng khá trong lớp.
Video đang HOT
Chia sẻ lý do, Hải cho biết: “Nhiều người học đại học ra vẫn thất nghiệp, nên em sẽ đi học nghề hoặc xuất khẩu lao động”.
Hải kể, chị gái phải thi đến năm thứ 3 mới đỗ ĐH Sư phạm Huế, khoa Lịch sử. Tốt nghiệp năm 2012, thất nghiệp ở nhà 2 năm, hiện chị đã mở một cửa hàng thời trang ở thị xã để kiếm sống.
Học nghề, 70% có việc làm ngay
Ông Cao Văn Sâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề cho rằng, tỷ lệ học sinh chọn thi tốt nghiệp cao là xu hướng rất rõ thể hiện việc chính thực tiễn đã hướng nghiệp các em. Bởi học nghề chi phí thấp, học viên được hỗ trợ 50% kinh phí, ra trường có ngay việc làm.
Theo thống kê của Tổng cục dạy nghề, trên toàn quốc lượng học viên, sinh viên học nghề ra trường có tới 70% có ngay việc làm, trong đó có những nghề, những trường đảm bảo 100% có việc làm. Có những ngành hot, doanh nghiệp vào tuyển dụng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
“Khi đi khảo sát thực tế trong các khu công nghiệp, có những nghề hiện thu nhập 100 triệu đồng/ tháng như nghề thợ hàn bậc cao 6G”, ông Sâm nói.
Ông Sâm cho biết, học nghề ngày càng có nhiều lợi thế bởi thị phần việc làm cho những người học nghề ngày càng cao. Các doanh nghiệp đang tăng cường sử dụng công nghệ quản lý, sản xuất hiện đại, vì thế lực lượng lao động gián tiếp chỉ chiếm tỉ lệ từ 5-6%, còn lại là lao động đã qua đào tạo nghề. Chưa kể, hội nhập ASEAN, những người được đào tạo nghề có cơ hội làm việc cho nhiều quốc gia khác với mức lương hấp dẫn cả nghìn đô la.
Ông Sâm cũng cho rằng, khi đã có tay nghề, học sinh có nhiều con đường để lập nghiệp hơn. Ví dụ, nếu không làm thuê cho các doanh nghiệp, một thợ hàn, thợ cắt tóc, thợ làm móng tay… có thể ra mở tiệm làm riêng. Khi đã có chút vốn khá, muốn học nâng cao tay nghề, có thể dễ dàng tiếp tục học lên CĐ, ĐH nghề.
Tổng cục dạy nghề thông tin thêm, những năm gần đây hệ thống trường nghề được nhà nước đầu tư biến mỗi trường nghề thành một công xưởng sản xuất. Cùng với chính sách liên kết với doanh nghiệp, khi học nghề học sinh chủ yếu học thực hành kỹ năng vì thế khi ra trường đa số đã thạo nghề, dễ thích ứng công việc.
Điều đáng buồn là dù các trường nghề được đầu tư nhưng những năm trước, học sinh vẫn chạy theo cuộc đua vào ĐH nên nhiều trường nghề đành “đắp chiếu”.
Hiện nay, cả nước có khoảng 190 trường CĐ nghề đào tạo 310 nghề, 245 trường trung cấp nghề đào tạo hơn 300 nghề. Năm 2015, hệ thống trường nghề tuyển sinh hơn 2 triệu học viên, sinh viên. Những nghề thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ làm đẹp, công nghệ thông tin, xây dựng, hàn… đang là những nghề hot hiện nay.
Theo Mai Dung/Tiền Phong
Học khối ngành xã hội và nhân văn có khó xin việc?
Khối ngành khoa học xã hội và nhân văn đang có xu hướng bị các trường thu hẹp quy mô đào tạo. Một số chuyên gia cho rằng cạnh tranh nghề nghiệp ở khối ngành này khá lớn.
Theo thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT, trong số hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ tại các địa phương năm 2013, chỉ 6% học sinh lựa chọn thi khối C. Năm 2015, 15,3% thí sinh đăng ký dự thi Lịch sử, thấp nhất trong số các môn tự chọn trong kỳ thi THPT quốc gia.
Thu hẹp dần ngành khoa học xã hội và nhân văn
Liên tiếp những năm qua, số học sinh thi vào các ngành khoa học xã hội ngày càng ít đi, quy mô đào tạo các ngành Văn học, Lịch sử, Triết học cũng thu hẹp dần.
Trước băn khoăn của nhiều học sinh cho rằng học ngành xã hội và nhân văn lạc hậu, lương thấp, thạc sĩ Đinh Việt Hải, Phó trưởng phòng Đào tạo, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: Thực tế, có sinh viên ngành Đông phương học đã hưởng lương 7 triệu đồng một tháng từ năm thứ ba tại công ty nước ngoài. Ra trường, cử nhân ngành này có thể nhận lương từ 17 đến 30 triệu đồng.
Thạc sĩ Đinh Việt Hải, Phó trưởng phòng Đào tạo, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ảnh: Quyên Quyên.
"Tuy nhiên, giờ làm và thời gian đi lại từ 6h sáng đến 21h. Như vậy, đây cũng được gọi là lương cao dù bạn sẽ phải đánh đổi nhiều thời gian của tuổi thanh xuân", ông Hải nói.
Vị Phó trưởng phòng Đào tạo cũng cho hay một số ngành như Tâm lý học, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành sẽ được trả lương theo tổ chức doanh nghiệp, tùy từng nơi khác nhau.
Một số ngành như Lịch sử, Triết học, Chính trị học chủ yếu làm việc trong cơ quan Nhà nước. Học sinh nên nhờ những người trong nghề tư vấn về chế độ và thu nhập.
Bên cạnh đó, học khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên có thể chuyển đổi công việc sang lĩnh vực liên quan tương đối dễ dàng. Vì vậy, thị trường lao động cạnh tranh lớn, bởi không chỉ có những người học và làm cùng ngành nghề với mình, mà mở rộng thêm ngành nghề khác.
Dự đoán Tâm lý học "lên ngôi"
Cũng theo ý kiến của thạc sĩ Đinh Việt Hải, khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN từ ngày 31/12/2015, lĩnh vực Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành sẽ thu hút người lao động từ khu vực các nước Đông Nam Á đến làm việc tại Việt Nam. Bởi vậy, ngành này sẽ có nhiều cạnh tranh hơn.
Sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành, nhà quản lý, hoạch định những chính sách phát triển du lịch Việt Nam, hoặc tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn trong và ngoài nước.
Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Tâm lý học được các chuyên gia nhận định có nhiều triển vọng.
Sinh viên sẽ được học về Tâm lý học Quản trị Kinh doanh (hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết bài toán về nhân sự, thị trường lao động, tâm lý), hay Tâm lý học lâm sàng.
Trong xã hội công nghiệp, con người bận rộn, năng động hơn, cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, nhưng cũng phải đối mặt những hiện tượng tâm lý khác. Vì thế, nhu cầu về lĩnh vực này có thể tăng.
Bên cạnh đó, Tâm lý học tham vấn, Tâm lý học trị liệu sẽ được đẩy mạnh khi Bộ GD&ĐT đang dự thảo đề án đưa cán bộ tâm lý học đường vào các trường phổ thông, sẽ mở rộng tuyển những người sẽ được đào tạo về ngành này.
TS Phạm Mạnh Hà - chuyên gia tư vấn (Học viện Thanh thiếu niên) cũng cho rằng sắp tới, mỗi trường đều phải có cán bộ chăm sóc tâm lý cho học sinh. Đây là cơ sở để nhu cầu nhân lực ngành Tâm lý học tiếp tục tăng.
Có nhất thiết phải vào nhà nước?
TS Phạm Mạnh Hà nhấn mạnh thị trường lao động làm việc tại các cơ quan nhà nước ngày càng thu hẹp dần, vì vậy nếu học sinh nghĩ bắt buộc phải vào cơ quan nhà nước là điều khó khăn.
Ông Hà dẫn thông tin theo kế hoạch của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, địa phương phải tinh giản tối thiểu 10%, có nơi 20% cán bộ công chức, viên chức từ năm 2015 tới 2021. Vì vậy, việc tuyển bổ sung nhân sự mới rất ít, học sinh hãy thận trọng khi nghĩ đến việc lựa chọn công việc vào nhà nước.
"Những học sinh có gia đình, người quen làm cùng lĩnh vực thuộc cơ quan nhà nước sẽ có nhiều cơ hội hơn", TS Hà nêu quan điểm.
Thạc sĩ Ngô Xuân Hiếu, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, ĐH Hà Nội gửi thông điệp: "Những học sinh luôn trăn trở mình không phải 'con ông cháu cha', không có nhiều tiền thì không vào nhà nước. Các em đừng nghĩ đến điều đó, hãy nghĩ đến đam mê của mình để lựa chọn ngành nghề phù hợp".
Theo Zing
Bộ Giáo dục lên tiếng về những phản ứng trong Khung cơ cấu giáo dục quốc dân "Cơ cấu hệ thống như dự thảo thể hiện tính mở, linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống giáo dục quốc dân". Một nửa giảng viên sẽ thất nghiệp, 342.800 thạc sỹ, cử nhân chưa có việcBậc trung học phổ thông nói có ba luồng là nhầm lẫn lớnThầy Văn Như Cương: "Cả xã hội lười biếng, Bộ đổi mới vẫn còn...