Học nghề có nhiều cơ hội việc làm
Thống kê cho thấy cả nước hiện có khoảng 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó có 397 trường cao đẳng, 519 trường trung cấp và trên 1.000 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho giới trẻ.
Tiết lý thuyết của khóa học bếp trưởng điều hành tại Trường dạy nghề hướng nghiệp Á Âu (Q.3, TP.HCM) – Ảnh: N.PHƯỢNG
Thời gian học ngắn, thực hành nhiều, tỉ lệ có việc làm cao là những ưu thế của các bậc học này.
“Hằng năm có khoảng 2.000 học sinh, sinh viên tốt nghiệp nhưng cũng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cho những công ty có tham gia đào tạo với trường.
Ông Trần Kim Tuyền (hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP.HCM)
Tiếp tục tuyển sinh
Ngày 3-10, Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên với 50% chỉ tiêu. Hiện trường này đang nhận hồ sơ xét tuyển đợt hai đến cuối tháng 10-2020. Ông Phạm Đức Khiêm – hiệu trưởng – cho biết sau khi các trường ĐH công bố điểm chuẩn, lượng thí sinh quan tâm đến trường nhiều hơn, trong đó có nhiều thí sinh không trúng tuyển ĐH.
“Những thí sinh trúng tuyển vào trường đã xác định học CĐ ngay từ đầu, không phải chờ trượt ĐH mới xét tuyển CĐ. Thực tế không ít thí sinh quá kỳ vọng vào ĐH mà chưa đánh giá đúng khả năng của mình. Trường cũng đã ký kết thỏa thuận công nhận chương trình đào tạo với Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nhằm mở đường cho sinh viên liên thông ĐH nếu có nhu cầu…” – ông Khiêm nói.
Tương tự, Trường CĐ Kinh tế TP.HCM cũng đã tuyển khoảng 70% chỉ tiêu, đang tiếp tục xét tuyển. Tuy nhiên, một số ngành ngừng tuyển do đã tuyển đủ chỉ tiêu. Đại diện trường này cho biết sau khi các trường ĐH công bố điểm chuẩn, lượng thí sinh quan tâm đến trường tăng đột biến.
Ông Nguyễn Đăng Lý – hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM – cho hay nhiều thí sinh không trúng tuyển ĐH với điểm thi từ 16 đến trên 20 quan tâm đến trường. Trước đó, không ít thí sinh có điểm thi trên 20 đã trúng tuyển vào trường. Đây là những bạn xác định học CĐ, không chờ xét tuyển ĐH.
Ông Nguyễn Đình Minh – phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn – cho biết trường có 24 ngành đào tạo đủ các lĩnh vực từ công nghệ, sức khỏe, kỹ thuật đến kinh tế. Còn ông Trần Kim Tuyền – hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP.HCM – cho biết về nguyên tắc, trường nghề tuyển sinh quanh năm nếu đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng. Hiện trường đã tuyển được 80% chỉ tiêu, đang nhận hồ sơ tuyển số chỉ tiêu còn lại.
Ông Lê Lâm – hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn – cũng cho biết trường tuyển sinh quanh năm.
TP.HCM có 567 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó có 52 trường CĐ, 65 trường trung cấp và 86 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh những trường đã tuyển đủ chỉ tiêu, các trường còn lại vẫn tiếp tục tuyển sinh.
Hiện nhiều trường như CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn, CĐ Đại Việt, CĐ Kinh tế TP.HCM, CĐ Nghề TP.HCM, CĐ Bách Việt, CĐ Quốc tế TP.HCM, trung cấp Vạn Tường, trung cấp Bách khoa… vẫn đang tuyển sinh với lĩnh vực ngành nghề rất đa dạng.
Video đang HOT
Nhu cầu tuyển dụng cao
Theo các trường, thực tế cho thấy nhu cầu tuyển dụng người học CĐ, nghề rất lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của nhiều trường đào tạo chất lượng.
“Không ít thí sinh ngại học CĐ vì có vẻ không “oách”, khó tìm việc làm và phải làm việc cực hơn ĐH. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng lao động bậc CĐ rất cao. Đa số các trường đều mời doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình, đào tạo và đánh giá một số học phần thực hành, hướng dẫn sinh viên thực tập nên người học hầu như được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
Đó là chưa kể một số trường ký cam kết đảm bảo việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp. Thời gian học ngắn hơn ĐH, chi phí đầu tư ít hơn, đi làm sớm hơn, nếu có nhu cầu nâng cao kiến thức có thể học liên thông lên ĐH” – ông Lê Lâm nhấn mạnh.
Theo ông Phạm Đức Khiêm, nhiều trường CĐ đào tạo ra không đủ cung cấp cho doanh nghiệp. “Chúng tôi chỉ có thể cung cấp đủ người cho những doanh nghiệp nằm trong hội đồng khoa học của khoa, tham gia xây dựng chương trình đào tạo, đào tạo một số học phần cho sinh viên tại công ty, cung cấp môi trường thực tập. Những thông báo tuyển dụng khác gửi về trường, chúng tôi không còn người để giới thiệu” – ông Khiêm nói.
Theo ông Nguyễn Đăng Lý, hiện Trường CĐ Quốc tế TP.HCM ký cam kết đảm bảo việc làm với một số ngành, tuy nhiên tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp vẫn là 100%, trong đó có nhiều sinh viên được tuyển dụng trước khi tốt nghiệp.
“Một số ngành có mức lương khởi điểm 8 – 9 triệu đồng, ngành xây dựng cao hơn một ít. Riêng ngành công nghệ thông tin có mức lương khởi điểm gần 20 triệu đồng/tháng” – ông Lý nói.
Tương tự, ông Trần Kim Tuyền cho biết hằng năm có khoảng 2.000 học sinh, sinh viên tốt nghiệp nhưng cũng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cho những công ty có tham gia đào tạo với trường. Ông Nguyễn Xuân Toán – phó hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức – cho biết tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp của trường trên 90%, trong đó 88% làm đúng chuyên môn…
Còn theo bà Phạm Quang Trang Thủy – hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Hùng Vương, “có những học sinh điểm học bạ 8, 9 xét tuyển vào trường, doanh nghiệp tham gia đào tạo và họ tuyển dụng ngay khi sinh viên tốt nghiệp, lương trung bình 12 – 13 triệu đồng/tháng…”.
Có việc làm ngay khi thực tập
Ông Trương Quang Trung, phó hiệu trưởng Trường CĐ kỹ thuật Cao Thắng, cho biết thống kê những khóa gần đây cho thấy sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm ngay, trừ những bạn có nhu cầu học lên cao, mức lương khởi điểm tốt, cơ hội phát triển nghề nghiệp rất ổn.
“Đây là kết quả của việc nâng cao chất lượng từ việc doanh nghiệp tham gia góp ý xây dựng chương trình cũng như trực tiếp đào tạo, tiếp nhận thực tập. Để đảm bảo chất lượng cam kết với người học và doanh nghiệp, trường không mở rộng quy mô ngành nghề cũng như số lượng tuyển mới hằng năm, nhất là các ngành kỹ thuật. Chính điều này đã giúp nhiều bạn có việc làm ngay từ khi đi thực tập” – ông Trung nói.
Phải xác định ngay từ đầu
Sinh viên khoa Điều dưỡng Trường CĐ Viễn Đông trong giờ thực hành – Ảnh: NHƯ HÙNG
Trường CĐ Kinh tế đối ngoại là một trong những trường “khóa sổ” sớm nhất. Trường tuyển đủ chỉ tiêu trước khi các trường ĐH công bố điểm chuẩn. Tuy không tuyển bổ sung nhưng ông Nguyễn Đức Minh – hiệu trưởng nhà trường – cho biết một số thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học, mà chờ kết quả xét ĐH. Khi không trúng tuyển ĐH, thí sinh quay lại trường nhập học.
“Vì những thí sinh này điểm thi khá cao nên trường đã chấp nhận cho các em nhập học. Không ít thí sinh không trúng tuyển ĐH hỏi trường xét tuyển bổ sung nhưng trường đã tuyển đủ chỉ tiêu” – ông Minh nói.
Tương tự, Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn, CĐ kỹ thuật Cao Thắng, CĐ Công nghệ Thủ Đức, CĐ Lý Tự Trọng, trung cấp nghề Hùng Vương… cũng đã “khóa sổ” tuyển sinh vì đã tuyển đủ chỉ tiêu. Bà Ngô Thị Quỳnh Xuân – hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn – cho biết sau khi các trường ĐH công bố điểm chuẩn, thí sinh dồn dập hỏi thông tin xét tuyển của trường nhưng không còn chỉ tiêu tuyển sinh.
“Năm nay điểm thi tốt nghiệp THPT cao nên thí sinh kỳ vọng trúng tuyển ĐH, nhưng có lẽ các bạn chưa xác định đúng năng lực và mong muốn của mình. Nếu xác định đúng ngay từ đầu, các bạn hoàn toàn có thể trúng tuyển vào một trường CĐ, trường nghề đáp ứng được mong muốn của mình. Giờ các bạn phải làm lại từ đầu, tìm kiếm trường mới và có thể sẽ không phải là trường mình kỳ vọng được theo học” – bà Xuân nói.
Trường nghề 'rủng rỉnh' thí sinh cho năm học mới
Không chỉ bội thu thí sinh, ở nhiều ngành cao đẳng còn thu hút không ít những em giỏi, bỏ cơ hội vào đại học để theo nghề.
Đến thời điểm này, nhiều trường đại học (ĐH) vẫn còn loay hoay tìm kiếm thí sinh (TS), chờ đợi những đợt xét tuyển cuối cùng để đạt chỉ tiêu. Thế nhưng tại nhiều trường cao đẳng (CĐ), chỉ tiêu đã đầy và sẵn sàng bắt đầu năm học mới.
Thí sinh đổ xô vào trường nghề
Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng là một trong những trường CĐ có số lượng chỉ tiêu lớn nhất năm năm trở lại đây khi cần tuyển khoảng 7.500 em cho 50 ngành học. Thế nhưng thời điểm này trường đã bắt đầu khai giảng năm học mới khi đã tuyển đủ TS.
Trong đó, gần 6.000 em đã xác nhận và nhập học, số còn lại đã đăng ký học và trường đang chờ các em hoàn thành thủ tục.
Ông Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường cũng bất ngờ với kết quả tuyển sinh này vì năm nay trường thêm nhiều ngành mới và tăng thêm khá nhiều chỉ tiêu. Hơn nữa, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và cơ hội vào ĐH rộng hơn nên trường dự đoán sẽ khó tuyển sinh hơn.
Thế nhưng nhiều ngành tuyển đủ chỉ tiêu và phải ngưng tuyển từ rất sớm như kỹ thuật ô tô, công nghệ thông tin, kỹ thuật cơ khí...
Tương tự, năm nay chỉ tiêu hệ CĐ ở Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức hơn 3.000 em nhưng hiện nay trường đã có hơn 4.000 TS đăng ký vào học. Trong đó, gần 3.000 em đã xác nhận đóng học phí để nhập học.
Bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường đã tuyển cơ bản đạt chỉ tiêu ở tất cả các ngành. Nhiều ngành phải ngưng tuyển sớm vì quá đông TS như công nghệ kỹ thuật ô tô, tiếng Nhật, tiếng Hàn...
Theo bà Lý, mức đạt tuyển sinh này cũng tương tự như năm 2019 nhưng so với tình hình kinh tế khó khăn năm nay thì kết quả này cũng khả quan. Các em đã hiểu hơn về định hướng nghề nghiệp khi chọn học nghề và do học phí bậc ĐH năm nay ở nhiều trường tăng cao nên các em muốn theo học nghề hơn.
Một số trường khác cũng đã tuyển đủ hoặc gần đủ chỉ tiêu, như Trường CĐ Kinh tế đối ngoại đã có khoảng 3.000 TS đăng ký nhập học, số này tương đương chỉ tiêu trường đề ra năm nay.
Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM cũng đã có hơn 2.000 TS đăng ký học và trường vẫn đang tiếp tục nhận hồ sơ cho 20 ngành hệ CĐ của trường. Các em sẽ nhập học từ tháng 10.
Đông đảo phụ huynh, thí sinh làm thủ tục nhập học tại Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng. Ảnh: TTNT
Bỏ đại học để vào trường nghề
Không chỉ bội thu TS, điều đặc biệt năm nay là nhiều trường đánh giá chất lượng đầu vào đã có sự chuyển biến tốt hơn. Ở nhiều ngành CĐ của các trường đã thu hút không ít những em học lực giỏi, bỏ cơ hội vào ĐH để theo nghề.
Đáng nói là không chỉ có lượng lớn TS đăng ký học gấp nhiều lần so với chỉ tiêu, điểm chuẩn trường công bố ở các phương thức vì thế cũng rất cao.
Như ở phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, mặc dù là trường CĐ nhưng mức điểm chuẩn của Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng không thua kém nhiều ngành ở các trường ĐH lớn tại TP.HCM.
Cụ thể, trong chín ngành tuyển sinh, điểm chuẩn trong khoảng 450-700 điểm (thang điểm 1.200). Cao nhất mức 700 điểm là ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Kế đến mức 600 điểm là ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí. Chỉ duy nhất ngành kế toán lấy 450 điểm.
Được biết, trước đó trường cũng đã công bố điểm chuẩn học bạ năm nay cho nhóm chín ngành này. Trong đó, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô lấy điểm cao nhất với 30 điểm cho các tổ hợp A00, A01, D01 (môn toán nhân hệ số 2). Tức trung bình mỗi môn ít nhất 7,5 điểm TS mới trúng tuyển. Kế đến là ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí với 26,5 điểm.
Đáng chú ý, thủ khoa của trường năm nay ở phương thức xét học bạ là em Nguyễn Đức Kiệt với mức điểm 34,5 (toán: 9 điểm (hệ số 2), vật lý: 8 điểm, hóa: 8,5 điểm). Em đã đăng ký vào ngành công nghệ kỹ thuật ô tô của trường.
Tương tự, chất lượng tuyển sinh vào Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng rất tốt bởi trường mở thêm nhiều chương trình đào tạo đòi hỏi đầu vào cao như có đến 12 chương trình chất lượng cao, bảy chương trình trọng điểm, chương trình liên kết...
Kết quả, hầu như các em đăng ký vào học đều có kết quả học tập THPT từ khá, giỏi. "Trong đó, nhiều em đã trúng tuyển ĐH nhưng bỏ để theo học nghề dù điểm trung bình năm học từ 7,5 hoặc 8 điểm trở lên. Bên cạnh đó, các em đều có điểm thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp ba môn từ 20 điểm trở lên. Đây là nền tảng để trường đầu tư vào nâng chất lượng đào tạo hơn nữa" - ông Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng nhà trường, nói.
Tuyển sinh trường nghề đã hoàn thành 90% chỉ tiêu
Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), cả nước có 1.914 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 399 trường CĐ, 462 trường trung cấp và 1.053 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên.
Năm 2020, mục tiêu tuyển sinh của hệ thống giáo dục nghề nghiệp là 2.260.000 người, trong đó trung cấp và CĐ đạt 580.000 người.
Tính đến gần cuối tháng 9, kế hoạch tuyển sinh trường nghề đã hoàn thành 90% chỉ tiêu so với năm 2019. Trong đó, nhiều trường đã khóa sổ để bắt đầu năm học mới.
Theo tổng cục, kết quả tuyển sinh tăng mạnh từ sau khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT vì các em bớt áp lực thi cử và có hướng đi rõ ràng trong chọn nghề hơn. Bản thân các trường nghề cũng đã tự chủ và đổi mới cách thức tuyển sinh, truyền thông theo hướng trực tuyến.
Dự kiến trong ba tháng cuối năm 2020, kết quả tuyển sinh sẽ đạt yêu cầu chỉ tiêu đề ra.
Trường nghề Hà Nội chật vật tuyển sinh Năm 2020, mạng lưới 21 trường trung cấp, cao đẳng công lập thuộc TP Hà Nội đặt mục tiêu tuyển 18.735 người (7.980 chỉ tiêu hệ cao đẳng, 10.755 chỉ tiêu hệ trung cấp). Ảnh minh họa Tuy nhiên, đến thời điểm này, các trường chỉ tuyển được 2.514 người học trình độ cao đẳng (đạt 31,5% kế hoạch), 6.520 người học trình...