Học ngay 5 cách kết hợp thực phẩm với nhau càng ăn càng bổ dưỡng
Khi kết hợp đồ ăn theo một số cách nhất định, chúng ta tạo ra “năng lượng đồng điệu” – thực phẩm trở nên giàu dinh dưỡng hơn và dưỡng chất cũng được cơ thể chúng ta hấp thụ tốt hơn.
Một số loại thực phẩm sinh ra để dành cho nhau. Theo chuyên gia về chế độ ăn Sue Mah, khi kết hợp đồ ăn theo một số cách nhất định, chúng ta tạo ra “năng lượng đồng điệu” – thực phẩm trở nên giàu dinh dưỡng hơn và dưỡng chất cũng được cơ thể chúng ta hấp thụ tốt hơn.
Sau đây là một số ví dụ về kết hợp thực phẩm mà khi áp dụng rồi bạn sẽ không phải cảm thấy hối hận chút nào:
1. Ngũ cốc và thực phẩm họ đậu đỗ
Phần lớn thực phẩm có nguồn gốc thực vật như gạo và đỗ chứa “protein chưa hoàn chỉnh”. Điều này nghĩa là chúng thiếu 1 hoặc nhiều hơn 1 axit amin thiết yếu mà chúng ta cần hấp thụ. Axit amin có vai trò quan trọng bởi nó là đơn vị cấu trúc cơ bản của protein.
Ngũ cốc thiếu axit amin mà thực vật họ đậu có và ngược lại. Do đó, kết hợp 2 loại này, chúng ta sẽ có những protein bổ trợ lẫn nhau và tất cả các axit amin thiết yếu mà chúng ta cần. Một ví dụ khác về sự kết hợp tương tự là bánh sandwich bơ lạc.
2. Thực phẩm giàu canxi và thực phẩm giàu vitamin D
Video đang HOT
Sushi và đậu nành Nhật edamame là bộ đôi hoàn hảo nếu bạn muốn thưởng thức một bữa ăn lấy cảm hứng từ ẩm thực xứ sở hoa anh đào. Đậu nành Nhật là nguồn canxi dồi dào. Hãy ăn cùng cá hồi bởi vitamin D trong cá hồi giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Không có nhiều thực phẩm chứa vitamin D. Những loại cá như cá hồi (salmon), cá bơn halibut và một loại cá hồi nữa (trout) có hàm lượng vitamin D cao, tương tự như nấm hương, trứng và sữa.
3. Thịt bò và cây hương thảo
Nấu bất cứ loại thịt nào (thịt đỏ, gia cầm, hải sản) ở nhiệt độ cao như các món nướng thực sự tạo ra các chất có tên gọi heterocyclic amines (HCAs), có thể tăng nguy cơ ung thư.
Trong khi đó, cây hương thảo chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau, giúp giảm hàm lượng HCAs được hình thành và việc ướp thịt cũng có tác dụng như vậy. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, ướp thịt với cây hương thảo trước khi nướng có thể giảm sự tạo thành HCAs lên tới 96%. Lời khuyên của Sue là bạn hãy dùng thịt nạc và ướp bằng hỗn hợp chứa lá hương thảo tươi.
4. Thực phẩm giàu lycopene và thực phẩm chứa nhiều chất béo
Cà chua có độ tập trung lycopene cao nhất. Đây là chất chống oxy hóa tạo cho cà chua có màu đỏ tuyệt đẹp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, lycopene có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều dạng ung thư khác nhau (như ung thư phổi, dạ dày và tuyến tiền liệt). Lycopene được hấp thụ tốt hơn khi bạn ăn nó với một lượng nhỏ dầu hoặc chất béo được thêm vào khi chế biến. Vì vậy, hãy nấu xốt cà chua với cà chua tươi và dầu ô-liu – bạn có thể sử dụng bất cứ loại dầu nào khác như dầu hạt cải, dầu hướng dương.
Dưa hấu, đu đủ và bưởi đều chứa lycopene. Hãy thử kết hợp món salad bưởi với trái bơ – chất béo của bơ sẽ thúc đẩy sự hấp thụ lycopene từ bưởi.
5. Nghệ và hạt tiêu đen
Nghệ là loại gia vị có màu vàng tươi. Ẩm thực Ấn Độ cực kỳ coi trọng nghệ. Trên thực tế, nếu ăn lượng nghệ tương tự dân Ấn thì chúng ta phải tiêu thụ tới 4kg mù tạt mỗi ngày! Hoạt chất trong nghệ có tên curcumin. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, curcumin trong nghệ có khả năng ngăn ngừa hay làm giảm sự tăng trưởng của khối u.
Tiêu đen tăng cường sự hấp thụ nghệ trong cơ thể lên gấp 1.000 lần bởi thành phần tạo độ cay của nó, peperine.
Theo Helino
Cua đồng, món ăn vị thuốc giàu canxi
100 g cua đồng chứa hơn 5.000mg canxi, còn có protid và nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể.
Trong 100 g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4 g nước, 12,3 g protid, 3,3 g lipid, 2 g glucid, cung cấp 89 g kcal cho cơ thể. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao.
Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt. Các nhà khoa học đã phân tích cua đồng có 8 axit amin cần thiết như lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine... Đây còn là nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể dùng nhiều loại rau nấu canh cua như rau dền, mồng tơi, rau đay, mướp...
Ngoài giá trị dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc được dùng từ lâu đời. Theo Đông y, cua đồng vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.
Không nên ăn món cua sống như gỏi cua và uống nước cua sống. Nó có thể chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây ngộ độc thức ăn, đặc biệt là bệnh sán lá phổi.
Trứng sán từ phổi bệnh nhân được bài xuất ra ngoài theo đờm, xuống nước và hình thành ấu trùng. Ấu trùng này ra khỏi vỏ trứng tìm đến một số loài ốc để ký sinh, sau đó vỏ ốc tìm các loài cua và tôm nước ngọt ký sinh dưới dạng nang trùng sán. Do đó đun nấu cua không chín, người ăn sẽ nhiễm trứng sán.
Hà An
Theo Vnexpress
Bà bầu ăn đào sinh con có nhiều lông? Em mang thai ở tháng thứ 7, thích ăn đào, nghe nói mẹ bầu ăn đào sinh con sẽ có nhiều lông. Xin hỏi bác sĩ thực hư thế nào? Ảnh minh họa Trả lời: Quan điểm bà bầu ăn đào con sinh ra sẽ lắm lông là hoàn toàn không cơ sở. Đào là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và...