Học ngành Tài chính ngân hàng có dễ xin việc?
Học ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn có thể làm chủ một nhà hàng? Ngành Tài chính – Ngân hàng điểm thi khoảng 16 – 18 nên thi trường nào? Học ngành Báo chí ra trường có dễ xin việc? Học song song 2 chuyên ngành Trường ĐH Kinh tế Quốc dân được không?
ảnh minh họa
Năm nay em thi đai hoc, em dư đinh thi nganh Tai chinh ngân hang trương ĐH Công nghiêp , em muôn hoi anh chi hoc nganh Tai chinh ngân hàng ơ trương Công nghiệp co dê xin viêc không? Theo anh chi thì em nên thi nganh Tai chinh ngân hang ơ trương nao la tôt nhât vơi sô điêm thi khoang 16 -18 điêm? (changtraic0lieu@yahoo.com)
Bạn học ngành Tài chính ngân hàng nào ra trường cũng dễ xin việc vì đây đang là ngành “ nóng” hiện nay. Hiện nay có nhiều trường đào tạo ngành Tài chính ngân hàng. Với những trường chuyên ngành về Kinh tế thì điểm chuẩn ngành này rất cao thường từ 20 điểm trở lên. Do vậy, nếu năng lực của bạn thi khoảng 16 – 18 điểm mà bạn dự định thi vào trường ĐH Công nghiệp thì nên thi vì điểm chuẩn năm 2010 ngành Tài chính ngân hàng của ĐH Công nghiệp Hà Nội, khối A: 16,5; khối D1: 16.
Xin ban tư vấn có thể giúp em tư vấn về ngành kỹ thuật ô tô, những trường nào có ngành này và ngành này sau ra trường sẽ làm gì? Xin cảm ơn ban tư vấn. (chjckenpr0_ls93@yahoo.com.vn)
Những trường đào tạo ngành Kỹ thuật ô tô là trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Bách khoa TPHCM, ĐH Công nghiệp Hà Nội, Công nghiệp TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM… Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hiện cũng được coi là ngành “nóng”, ngành mũi nhọn của Việt Nam. Tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm việc ở các công ty vận tải, công ty cơ khí ô tô…
Em muốn thi vào ngành Tài chính ngân hàng chuyên ngành ngân hàng của 1 trong 3 trường ĐH Kinh tế quốc dân, Ngân hàng, Học viện Tài chính. Năm ngoái điểm các ngành đó khá cao. Cho em hỏi nếu em không đủ điểm vào ngành Tài chính ngân hàng mà mình đã chọn nhưng lại đủ điểm chuẩn vào trường thì em có cơ hội học chuyên ngành mình muốn học không (ví dụ điểm vào ngành là 24 trong khi em được có 23 điểm) và khi đó em có cơ hội học trường đó không hay vẫn bị trượt? Và ban tư vấn có thể nói rõ cho em hiểu về vấn đề học song song 2 chuyên ngành của đại học kinh tế quốc dân được không? (hoamoclan_keiko@yahoo.com)
Các trường đại học trên năm nay đều xác định điểm xét tuyển vào trường theo điểm sàn vào trong và theo từng khối thi. Nếu thí sinh đủ điểm sàn vào trường theo từng khối thi nhưng không đủ điểm tuyển vào ngành/chuyên ngành đã đăng ký ban đầu thì được đăng ký vào chuyên ngành còn chỉ tiêu, cùng khối thi, khi trường tổ chức xếp chuyên ngành.
Video đang HOT
Vậy nên nếu bạn thi vào 1 trong 3 trường trên nếu không đạt điểm thi vào ngành mình đăng ký mà đạt điểm sàn của trường thì bạn có cơ hội trúng tuyển vào trường.
Đối với trường ĐH Kinh tế Quốc dân hiện có 8 ngành đào tạo, nếu bạn muốn học song song 2 chuyên ngành thì bạn phải có lực học đạt trên 7,0/học kỳ. Đặc biệt, trường chỉ quy định cho bạn học song song 2 chuyên ngành với yêu cầu chuyên ngành thứ 2 phải khác chuyên ngành bạn đang học. Ví dụ: Ban đang học chuyên ngành Kinh tế Quản lý đô thị thì bạn phải đăng ký học sang chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế thuộc ngành Quản trị kinh doanh.
Sắp tới em dự định thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền khoa Báo chí. Em chưa biết chọn khoa nào cho thích hợp thuận lợi cho việc tìm việc làm khi ra trường Mong Dân trí tư vấn cho em ạ. (crazy_love_2606@yahoo.com)
Khoa Báo chí hiện nay có 6 chuyên ngành, cụ thể như: báo in, báo ảnh, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử.
Phân ngành như vậy tùy bạn thích chọn ngành nào mà mình ưa thích. Tuy nhiên, làm nghề báo dù chuyên ngành nào thì điều quan trọng nhất là bạn phải có năng lực viết, tư duy, nhạy bén, phản xạ nhanh… nên bạn tốt nghiệp chuyên ngành báo in bạn vẫn có thể làm báo truyền hình hoặc ngược lại. Cơ hội việc làm tùy thuộc vào năng lực của bạn.
Cho em hỏi có phải học ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn có thể làm chủ một nhà hàng không ạ? Em có học lực khá thì nên thi vào trường đại học nào? Lấy bao nhiêu điểm là vừa sức? (lonkon22000@yahoo.com)
Chuyên ngành Quản trị khách sạn – nhà hàng đào tạo các chuyên viên có kiến thức nền tảng về kinh tế văn hóa, quản trị kinh doanh… đặc biệt, có kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh khách sạn – nhà hàng như có khả năng quản lý, phân tích, am hiểu về văn hóa các dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á, quản trị du lịch lữ hành, quản trị kinh doanh khách sạn – nhà hàng, nghiệp vụ lễ tân, quản trị kinh doanh phòng ngủ, quản trị kinh doanh ẩm thực, môi trường du lịch, marketing trong môi trường du lịch, luật pháp… Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị kỹ năng tư duy chiến lược và có thể ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh khách sạn – nhà hàng; giao tiếp, xử lý được các tình huống trong môi trường du lịch, có khả năng nghiệp vụ về kinh doanh khách sạn – nhà hàng…Với những kiến thức được trang bị như vậy, em có khả năng để làm một chủ nhà hàng.
Hiện nay cũng có rất nhiều trường đào tạo chuyên ngành này như ĐH Thương Mại, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Tài chính Marketing, ĐH Bán Công Tôn Đức Thắng… điểm chuẩn khối A: 16,5; D1: 17,5, ĐH Thương mại: 16,5.
Ban Tư vấn tuyển sinh
Theo Dân Trí
ĐH công muốn tự chủ thu chi
Nguồn thu tài chính có hạn vì thấp lại cào bằng - nhiều trường ĐH công lập cho rằng đây là lý do khiến chất lượng giáo dục bị kìm hãm, trường không thu hút được giảng viên giỏi và khó có thể "cất cánh".
Tham dự tọa đàm "Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục" do Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Trường ĐH Mở TPHCM tổ chức sáng 18/3 ở TPHCM, nhiều lãnh đạo các trường ĐH và chuyên gia giáo dục cho rằng cần phải có những giải pháp đột phá về cơ chế tài chính cũng như cơ chế quản trị để các trường ĐH công lột xác.
Học phí thấp "đè" chất lượng giáo dục
Theo GS-TS Mai Ngọc Cường, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, hiện nguồn thu của các trường ĐH công lập hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước và ngoài ngân sách Nhà nước. Trong đó, nguồn từ ngân sách chiếm khoảng 54% - 57%, nguồn thu ngoài ngân sách chiếm khoảng 43% - 46%, chủ yếu là thu từ học phí, lệ phí.
Các trường ĐH công cho rằng tăng học phí sẽ giúp tăng chất lượng đào tạo. Trong ảnh: Sinh viên Khoa Công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên trong giờ thực hành.
Ngoại trừ các trường ĐH khối Kinh tế, Luật có khả năng tự bảo đảm trên 50% mức chi từ các nguồn thu sự nghiệp ngoài ngân sách Nhà nước, còn lại các trường ĐH khác chỉ bảo đảm dưới 50% mức chi. Đặc biệt khó khăn là các trường khối y dược, thể thao và văn hóa nghệ thuật. Do nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước gặp khó khăn nên nhiều trường khó có khả năng tăng nguồn để tự cân đối thu chi.
GS Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho rằng với suất đầu tư khoảng 400 - 500 USD/sinh viên/năm như hiện nay thì việc nâng cao chất lượng là "vô phương"! GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng cho rằng với suất đầu tư thua các nước trong khu vực 8-10 lần mà đòi hỏi phải sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục là duy ý chí.
Trước thực tế này, theo nhiều đại biểu, không thể duy trì cơ chế học phí thấp và cào bằng như hiện nay. "Mức học phí thấp đang kìm hãm, đè nén nền giáo dục ĐH" - PGS.TS Lê Bảo Lâm, hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM, nói. Theo ông Lâm, học phí thấp nên phương tiện giảng dạy, học tập nghèo nàn, lương thấp không thu hút được giảng viên giỏi... thì làm sao có thể nâng cao chất lượng.
GS.TS Nguyễn Đông Phong, phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, đề nghị phải thay đổi khung học phí linh hoạt hơn và chính sách học phí nên để các trường chủ động xây dựng, không nên ràng buộc các trường bằng cơ chế "phân khúc thấp". Nếu giao cho trường tự quyết định học phí, tự quyết định nhân sự, tự chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình đào tạo ra thì trường công chắc chắn sẽ vươn lên.
Tốt cho sinh viên và giảng viên
Nhiều đại biểu cho rằng tăng học phí là xu hướng khó tránh, song cần phải có chính sách hỗ trợ người học. Theo GS.TS Nguyễn Đông Phong, tín dụng cho sinh viên vay sẽ là giải pháp hoàn toàn có cơ sở và khả thi. "Khi sinh viên học bằng tiền đi vay thì chắc chắn sẽ quyết tâm học hành để còn trả nợ" - ông Phong nói. Giải pháp này được rất nhiều đại biểu đồng tình. Để tăng cường nguồn thu cho các trường, TS Nguyễn Kim Dung, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TPHCM, còn đề nghị các nhà tuyển dụng - những người hưởng lợi từ kết quả đào tạo của nhà trường - phải chung tay giúp nhà trường phát triển.
Các đại biểu cũng cho rằng để bảo đảm chất lượng, các trường ĐH phải được sự giám sát của toàn xã hội. Theo TS Phạm Thị Ly, ĐH Quốc gia TPHCM, việc kiểm soát chất lượng phải được thực hiện thông qua các tổ chức kiểm định độc lập.
Theo PGS.TS Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM, khi người học đã bỏ tiền nhiều thì phải được học ở nơi tốt. Do vậy, các trường ĐH phải cung cấp dịch vụ tốt nhất, bảo đảm chất lượng mình cung cấp phù hợp với yêu cầu của khách hàng - là người học.
Cũng theo ông Hồ Thanh Phong, cơ chế trả lương theo giờ giảng như hiện nay sẽ khiến giảng viên - người cung cấp dịch vụ - dạy đến sức cùng, lực kiệt để có thu nhập bảo đảm cuộc sống không còn tâm trí, thời gian nghiên cứu khoa học, nâng cao chuyên môn. PGS-TS Lê Bảo Lâm cũng cho rằng việc tuyển dụng giảng viên rất khó khăn, nhất là những người được đào tạo ở nước ngoài, vì mức lương quá thấp. Do vậy, việc tự chủ thu chi với quyền trả lương cao sẽ là nền tảng để giải quyết những nhu cầu thiết yếu của giảng viên, từ đó mới có thể mang lại dịch vụ tốt nhất cho người học.
Theo Người Lao Động
Tư vấn hướng nghiệp giúp HS xác định rõ ngành nghề Chọn ngành nào đây? Trường nào phù hợp với khả năng? Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu âu lo cho bước kế tiếp trên đường học vấn của hàng triệu học sinh mỗi khi bước vào kỳ thi ĐH căng thẳng và khó khăn. Chúng tôi đã gặp Nguyễn Mai Trúc Thanh - học sinh lớp 12A3 Trường PTTH Long Xuyên trong...