Học ngành Nhân học ở đâu?
Cơ hội việc làm đối với cử nhân ngành Nhân học tại Việt Nam rất đa dạng. Họ có thể ứng tuyển vào cơ quan nhà nước, truyền thông, tổ chức phi chính phủ hoặc các công ty.
Theo nội dung đào tạo ngành Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về con người trong mối quan hệ cộng đồng của nó trên các phương diện sinh học, xã hội, văn hóa.
Ngành này xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ 19 nhưng mới được giảng dạy tại Việt Nam từ năm 2003 và chính thức được đưa vào danh mục mã ngành đào tạo của Bộ GD&ĐT từ năm 2009.
Thí sinh có thể học ngành Nhân học tại ba cơ sở đào tạo ở Việt Nam.
Ngành Nhân học nghiên cứu về con người
Hiện tại, ngành Nhân học được đào tạo tại 3 cơ sở là bộ môn Nhân học thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Nhân học thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP HCM và Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Bộ môn Nhân học thuộc Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị duy nhất ở Việt Nam triển khai đào tạo ngành Nhân học một cách hệ thống từ cử nhân đến bậc tiến sĩ.
Ngành Nhân học ở Việt Nam được phát triển từ chuyên ngành Dân tộc học thuộc ngành Lịch sử. Ngành này nghiên cứu một cách toàn diện về con người trên các địa bàn đa dạng, từ cộng đồng nông dân, nông thôn đến đô thị, kết nối các khía cạnh sinh học với văn hóa, kinh tế, xã hội ở hiện tại, quá khứ.
Trường đào tạo sinh viên theo cả hai mục đích nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thực tiễn.
Tuyển sinh
Video đang HOT
Năm 2015, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh dựa trên kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực. Ngành Nhân học tuyển 60 chỉ tiêu, điểm trúng tuyển là 83.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP HCM tuyển sinh ngành Nhân học với 3 tổ hợp môn thi của kỳ thi THPT quốc gia: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý; Ngữ văn, Toán, tiếng Anh; Ngữ văn, Lịch sử, tiếng Anh. Điểm chuẩn lần lượt là 21,25; 19,5 và 19,5.
Cơ hội việc làm
Nhân học là ngành lạ đối với học sinh, sinh viên ở Việt Nam. Vì thế, nhiều người không hiểu rõ và lo sợ cử nhân ngành này khó tìm việc làm.
Tuy nhiên, các giáo sư, tiến sĩ là thành viên trong Hội đồng Khoa học đào tạo của Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP HCM khẳng định, trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong hai thập kỷ gần đây, nhu cầu tuyển dụng chuyên gia về Nhân học phục vụ trong các tổ chức, ngành nghề ngày càng nhiều.
Cử nhân ngành này có thể ứng tuyển vào Ngân hàng Thế giới, hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá, thẩm định, phục vụ các chương trình tài trợ, đầu tư phát triển. Họ cũng có thể tham gia vào khâu thiết kế dự án, khảo sát các vấn đề liên quan đến hoạt động của con người về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành này rất đa dạng, từ cơ quan nhà nước, truyền thông đến các viện, trung tâm nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ. Những vị trí quản trị nhân sự, quản trị văn phòng tại các công ty hay sĩ quan quân đội, cán bộ chuyên trách về vấn đề dân tộc, tôn giáo cũng có nhu cầu tuyển dụng cử nhân ngành Nhân học.
Theo Zing
ĐH Stanford và những chuyện về người tài công nghệ
Ông chủ Facebook nhận xét, sinh viên ngành Hệ thống Biểu tượng tại ĐH Stanford, Mỹ - nơi đào tạo những tên tuổi trong ngành công nghệ - là "những người thông minh nhất thế giới".
Reid Hoffman, nhà đồng sáng lập kiêm chủ tịch trang mạng định hướng kinh doanh LinkedIn. Ông tốt nghiệp Đại học Stanford ngành Hệ thống Biểu tượng và Khoa học Nhận thức năm 1989. Ảnh: Reuters.
Giám đốc điều hành của Yahoo, bà Marissa Mayer, tốt nghiệp ngành này năm 1997. Bà từng là Phó giám đốc Tìm kiếm Sản phẩm và Kinh nghiệm Tiêu dùng tại Google. Ảnh: Reuters.
Mike Krieger là nhà đồng sáng lập Instagram, trang chia sẻ ảnh được Facebook mua lại với giá một tỷ USD. Ông tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ ngành Hệ thống Biểu tượng từ Đại học Stanford. Ảnh: Youtube.
"Phù thủy iOS" Scott Forstall từng là giám đốc phần mềm tại Apple. Năm 2013, cựu sinh viên Stanford này rời Apple và trở thành cố vấn cho Snapchat. Ảnh: Getty Images.
Chris Cox tốt nghiệp ngành Hệ thống Biểu tượng, Đại học Stanford, năm 2004 và bỏ dở chương trình sau đại học để đầu quân cho Facebook. Hiện tại, ông là Phó giám đốc sản phẩm, phụ trách phát triển sản phẩm và giới thiệu chúng ra thị trường. Ảnh: Twitter.
Yul Kwon là Phó giám đốc bảo mật của Facebook. Ông cũng làm việc cho công ty tư vấn McKinsey và Google. Tuy nhiên, tên tuổi của vị cựu sinh viên này được biết đến nhiều nhất sau khi ông chiến thắng chương trình Survivor của CBS năm 2006. Ảnh: Youtube.
Srinija Srinivasan là thành viên thứ năm gia nhập Yahoo và đóng góp lớn trong quá trình phát triển chương trình tìm kiếm của công ty. Bà từng được mệnh danh là "nhân vật quyền lực nhất trong lĩnh vực tìm kiếm". Năm 2010, Srinivasan rời Yahoo. Ảnh: Getty Images.
Gentry Underwood là người đồng sáng lập Mailbox, ứng dụng được Dropbox mua lại với giá 100 triệu USD. Ông tốt nghiệp ngành Hệ thống Biểu tượng năm 1999, nghiên cứu chuyên sâu sự tương tác giữa máy tính và con người. Ảnh: Colinr/ Flickr.
Josh Elman là nhà đầu tư tại Greylock Partners, một trong những công ty vốn liên doanh lâu đời nhất tại Mỹ. Trước khi gia nhập Greylock năm 2011, ông từng là nhân viên phát triển kỹ thuật và sản phẩm của các công ty công nghệ lớn như Twitter, Facebook và LinkedIn. Ảnh: Twitter.
Brian Rakowski là Phó giám đốc quản lý sản phẩm của Google, phụ trách hệ điều hành Android. Ông cũng tham gia quá trình phát triển Chrome. Rakowski tốt nghiệp cử nhân ngành Hệ thống Biểu tượng năm 2002 và tiếp tục học lên chương trình thạc sĩ ngành Tâm lý học. Ảnh: Youtube.
Cựu sinh viên Elaine Wherry là người đồng sáng lập Meebo, dịch vụ nhắn tin được Google mua lại với giá khoảng 100 triệu USD. Ảnh: Youtube.
Theo Zing
Tìm hiểu ngành học Dự báo thời tiết Ngành Khí tượng học, Dự báo thời tiết luôn có sức hấp dẫn lớn với học sinh Mỹ vì sự thú vị, thỏa mãn đam mê tìm hiểu tự nhiên và mang lại cơ hội tìm việc lương cao. Dự báo thời tiết là bản tin nhận được nhiều sự quan tâm mỗi ngày. Vì thế, các nhà khoa học luôn nỗ lực...