Học ngành kỹ thuật ô tô ra trường có dễ tìm việc?
Tại nhiều trường đại học, khối ngành về công nghệ như kỹ thuật ô tô đã thu hút được doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo và đảm bảo việc làm cho sinh viên.
Ngành học liên quan đến kỹ thuật ô tô đang được nhiều thí sinh quan tâm và đưa ra thắc mắc trong các chương trình tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh được tổ chức mới đây.
Trong đó, các nội dung như cơ hội việc làm, mức lương, chương trình đào tạo của ngành này tại các trường đại học được thí sinh quan tâm hàng đầu.
Giải đáp thắc mắc cho thí sinh, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết Kỹ thuật ô tô và Kỹ thuật cơ điện tử là 2 ngành mũi nhọn chủ chốt của lĩnh vực cơ khí và cơ điện tử. Đây là những ngành học đang hấp dẫn nhiều thí sinh, khả năng có việc làm sau khi ra trường cao.
Video đang HOT
Nhiều thí sinh thắc mắc về ngành học Kỹ thuật ô tô. (Ảnh:bdu.edu.vn)
Tại ĐH Bách khoa Hà Nội, thầy Thắng cho biết, năm 2020, ngành Kỹ thuật ô có khoảng 220 chỉ tiêu được tuyển theo chương trình chính khóa và 40 chỉ tiêu tuyển theo chương trình tiên tiến đào tạo hoàn toàn bằng Tiếng Anh.
PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Giao thông vận tải cũng cho rằng, trong 3 năm trở lại đây, ngành Kỹ thuật ô tô hay trước đây còn gọi là Cơ khí ô tô đang thu hút nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển.
Nguyên nhân do những năm gần đây, hệ thống và phương tiện giao thông phát triển nhanh chóng. Nhu cầu sử dụng ô tô của người dân cũng tăng mạnh. Các nhà máy sản xuất tô tô trong nước cũng như nước ngoài đầu tư phát triển nhanh. Điều này đòi hỏi thị trường lao động cung cấp một lượng lớn kỹ sư ngành kỹ thuật ô tô.
“Nguồn cung việc làm của ngành học này sau khi tốt nghiệp là khá lớn. Các em làm việc trong các nhà máy với mức lương tương đối cao. Thậm chí, khi đã có chuyên môn và kinh nghiệm, nhiều người có thể trở thành chủ doanh nghiệp”, thầy Chương cho biết.
Thầy Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, cho biết trường đang trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực cho các công ty chế tạo ô tô đóng tại Việt Nam. Trong quá trình đào tạo, doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào giám sát đào tạo và tuyển dụng.
“Có những doanh nghiệp cam kết mức lương cho sinh viên sau khi ra trường rất cao. Có nơi lương khởi điểm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp tối thiểu từ 15-20 triệu đồng/tháng”, thầy Ngọc cho biết./.
28-6: Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Cần Thơ
Ngày 28-6, báo Tuổi Trẻ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020 tại TP Cần Thơ. Chương trình với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Cẩm nang tuyển sinh ĐH - CĐ hậu COVID-19 dành tặng thí sinh tại ngày hội
Ngày hội diễn ra từ 7h đến 15h tại Trường ĐH Cần Thơ (đường 3-2, Q.Ninh Kiều). Tại ngày hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Các trường ĐH sẽ cung cấp cho thí sinh, phụ huynh phương án xét tuyển của trường trong năm 2020, sau những thay đổi do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo ban tổ chức, 127 gian tư vấn của các trường ĐH, CĐ, trung cấp, trường nghề, trung tâm tư vấn du học... sẽ được bố trí trong khuôn viên Trường ĐH Cần Thơ. Tại ngày hội, báo Tuổi Trẻ tặng hàng ngàn Cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ hậu COVID-19. Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh đã xác nhận tham gia chương trình và giao lưu với học sinh về câu chuyện chọn ngành, chọn trường.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp Ngày 22-6, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 2561/UBND-KGVX yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2020. Theo đó, Sở LĐ,TB&XH phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách tuyển sinh,...