Học năm hai mới biết không trúng tuyển ĐH
Do nhà trường có sai sót trong khâu xem xét hồ sơ xét tuyển nên mới dẫn đến chuyện trớ trêu này.
Câu chuyện trớ trêu này xảy ra đối với Trần Tấn Lực (Bến Tre), sinh viên năm thứ hai khoa Công nghệ kỹ thuật ôtô ĐH Trần Đại Nghĩa (quận Gò Vấp, TP HCM).
Đăng ký CĐ, trúng tuyển ĐH
Lực cho biết mùa tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014, em thi vào CĐ Kỹ thuật Cao Thắng và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 vào hệ CĐ – ĐH Trần Đại Nghĩa. Sau một thời gian chờ đợi, Lực được nhà trường gửi giấy báo trúng tuyển vào hệ ĐH chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.
Lực lên TP HCM đăng ký nhập học. Mọi việc diễn ra bình thường. Sau một năm học tập, Lực không phải thi lại môn nào, nhiều môn đạt điểm tốt. Lực cho biết hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn. Mẹ đã mất, cha đi bán bánh bò, bánh tiêu dạo. Ngoài thời gian học, Lực tự bươn chải làm thêm chân chạy bàn hằng đêm cho một quán ăn để có tiền trả chi phí ăn uống, nhà trọ. Học phí trung bình khoảng 8 triệu đồng/năm học.
Ngày 30/9, khi Lực bước vào năm học thứ hai thì nhận được quyết định của nhà trường chuyển Lực xuống học hệ CĐ với lý do em chỉ đủ điều kiện xét tuyển vào hệ CĐ của trường. Lớp cũ hiện đã xóa tên Lực ra khỏi danh sách. “Khi nhận quyết định, em gần như bị sốc” – Lực nói.
Trả lời câu hỏi thi CĐ nhưng học ĐH là sai quy chế, Lực nói em thật sự không rành về quy chế tuyển sinh nên hoàn toàn không biết điều này.
Làm việc với nhà trường, Lực cho rằng việc học ĐH không phải là lỗi của em. Hơn một năm qua, em dồn công sức để học tập tốt, nay không được học tiếp thì lãng phí thời gian, tiền bạc. Em mong được nhà trường xem xét lại. Hiện Lực đã nghỉ học về quê. Em cũng cho biết sau khi bị buộc chuyển xuống học CĐ, tâm lý em rất lo lắng, hoang mang.
Sinh viên Trần Văn Lực đi làm thêm để trang trải chi phí học tập.
Video đang HOT
Sai sót tuyển sinh là bình thường?
Trả lời về câu chuyện trớ trêu của sinh viên Lực, ông Lê Xuân Phóng, trợ lý Phòng GD&ĐT, ĐH Trần Đại Nghĩa, giải thích: “Trong quá trình xử lý hồ sơ đăng ký xét tuyển, chúng tôi nghĩ em Lực thi ĐH nên gọi nhập học nhầm vào hệ ĐH. Sau hậu kiểm, tôi phát hiện trường hợp này sai quy chế nên để an toàn cho nhà trường và cho cả em Lực, chúng tôi buộc phải chuyển em này xuống hệ CĐ”.
Quyết định chuyển Lực xuống hệ cao đẳng.
Học được nửa kỳ, hàng trăm sinh viên bỗng trượt đại học Học được gần nửa học kỳ 1, hàng trăm sinh viên hốt hoảng khi nhà trường thông báo trượt đại học. Nguyên nhân là thí sinh ghi sai đối tượng ưu tiên trong hồ sơ xét tuyển.
PV đặt vấn đề việc Lực được gọi vào học ĐH không phải lỗi của em, nay sự việc vỡ lở gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc một năm học qua thì giải quyết thế nào, ông Phóng cho rằng: “Lực chắc chắn phải biết nhà trường đã gọi nhầm hệ ĐH, tuy nhiên em này vẫn đi học mà không khai báo gì thêm thì chính sinh viên làm sai quy tắc và nhà trường có quyền đuổi học”.
PV đặt tiếp vấn đề nhà trường cũng phải có trách nhiệm trong sai sót này, vì vậy nhà trường cần tính đến phương án tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Lực chuyển xuống học CĐ như miễn, giảm học phí, miễn, giảm môn học cũng như giúp chuẩn bị tâm lý để ổn định việc học.
Ông Phóng chỉ nói: “Tính cái gì, nhà trường có quyền đuổi em Lực. Trong công tác tuyển sinh sai sót là chuyện bình thường nên mới có công tác hậu kiểm. Em Lực có lỗi rất là nhiều”.
Sai sót trước hết thuộc về nhà trường
Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP HCM, cho rằng trong trường hợp này sai sót trước hết thuộc về nhà trường, bởi theo quy chế tuyển sinh, trong thời gian ngắn sau khi tuyển sinh nhà trường cần tổ chức hậu kiểm đối chiếu danh sách tuyển sinh, điểm đầu vào, điểm ưu tiên… để có hướng xử lý những sai sót ngay từ ban đầu, vừa thuận lợi cho trường vừa rõ ràng trong khâu tuyển đầu vào đối với thí sinh. Trong trường hợp cụ thể này, nhà trường tổ chức hậu kiểm sau một năm gây bất lợi cho sinh viên.
Tuy nhiên, theo quy chế thì thí sinh đã đăng ký thi vào bậc CĐ sẽ không được học ĐH dù nhà trường có sai sót. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là nhà trường nên có sự thỏa thuận với sinh viên, chuyển điểm các môn đã học ĐH sang bậc CĐ cùng ngành tại trường để sinh viên này yên tâm học hành. Các môn còn lại chưa học đương nhiên sinh viên này phải học đầy đủ.
Đồng thời nhà trường cũng không thể đuổi sinh viên, thay vào đó cần tạo điều kiện để sinh viên này thoải mái khi học CĐ như có thể miễn, giảm học phí để tránh thiệt thòi; hoặc liên hệ các trường CĐ khác có cùng ngành sinh viên này đang học có mức điểm đầu vào đảm bảo để chuyển sang nếu sinh viên này có nguyện vọng vì nếu tiếp tục ở trường cũ gây bất ổn về mặt tâm lý. Trong trường hợp sinh viên này vì lý do riêng mà nghỉ học thì nhà trường cũng phải có trách nhiệm xem xét trả lại chi phí mà sinh viên này đã bỏ ra.
Nói tóm lại, đây là sai sót của nhà trường, bởi vậy nhà trường cần làm việc với sinh viên để sớm khắc phục.
Theo L.Minh – P. Điền/ Pháp Luật TP HCM
Giáo sư đầu ngành kể chuyện bác sĩ cắt nhầm động mạch máu
Thỉnh thoảng, ông cũng có nghe đến sai sót khi bác sĩ để quên dụng cụ y khoa trong bụng bệnh nhân sau khi phẫu thuật.
Bác sĩ không muốn tiết lộ sai sót y khoa
Trong cuộc làm việc với báo chí mới đây, GS.TS khoa học Phạm Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, xu hướng chung thế giới là các nhà quản lý, bác sĩ đều không muốn tiết lộ những sai sót y khoa. Ở Việt Nam, số báo cáo sai sót y khoa cũng thấp hơn nhiều so với thực tế. Trong khi đó, các nghiên cứu cho thấy, càng công khai những sai sót trong y khoa thì càng giảm được sai sót.
Ông kể, lúc còn làm Thứ trưởng Bộ Y tế đã chứng kiến một sai sót y khoa dở khóc dở cười. Ông cùng hai giáo sư đầu ngành khác đưa kỹ thuật, chỉ đạo, giám sát ghép thận đến bệnh viện Trung ương Huế. Trong ca ghép thận đầu tiên tại bệnh viện này, bác sĩ bất ngờ cắt vào động mạch chủ của người hiến thận khiến máu bắn lên trần nhà. Nếu bệnh nhân này tử vong, đồng nghĩa với kỹ thuật này sẽ bị khép lại tại Việt Nam.
Giáo sư Phạm Mạnh Hùng
Ông Hùng vội kiểm tra rồi cùng hai giáo sư đầu ngành cố gắng thực hiện hết mọi khả năng có thể. Ông nhận định, trong ca phẫu thuật ấy, lỗi nằm ở bác sĩ. Đáng lẽ, trước khi lấy thận, bác sĩ phải lật quả thận lên rồi mới thao tác. Tuy nhiên, người này lại để nguyên và cắt nên trúng vào động mạch chủ.
Vị giáo sư cho biết thêm, sai sót y khoa phổ biến nhất là nhổ nhầm răng. Ngoài ra, sai sót khác cũng dễ xảy ra là phẫu thuật cắt động mạch tử cung. Bởi, động mạch tử cung lớn gần như niệu quản. Lúc phẫu thuật, một số bác sĩ sờ, cắt nhằm động mạch tử cung thay vì niệu quản. Thỉnh thoảng, ông cũng có nghe đến sai sót khi bác sĩ để quên dụng cụ y khoa trong bụng bệnh nhân sau khi phẫu thuật.
Giấu giếm sai sót y khoa vô cùng nguy hiểm
Có nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến sai sót y khoa, nhưng theo ông Hùng, một nguyên nhân không nhỏ là kiến thức không đầy đủ, thiếu kinh nghiệm của bác sĩ. Theo ông, đào tạo bác sĩ tại nước ta hiện nay vẫn chưa ổn. Ở nước ngoài, một bác sĩ được đào tạo trong vòng 9 năm, trong khi đó, nước ta đào tạo chỉ trong vòng 6 năm. Nếu chỉ đào tạo thời gian 6 năm, nước ngoài chỉ cho rằng đó là nhân viên y tế chứ không phải là bác sĩ.
Nhiều người, được đào tạo trong vòng 6 năm, cho rằng kiến thức của mình đã đủ nên khám và chữa bệnh tràn lan. Ông cho rằng, nếu không thay đổi cách đào tạo thì ngành y tế sẽ rất khó phát triển.
Sai sót y khoa vẫn còn rất nhiều
Ông nhìn thẳng vấn đề, hiện tại, trong nước vẫn có những "bàn tay vàng", có trình độ không hề thua kém so với nước ngoài nhưng con số ấy là rất hiếm. Ông đề nghị, đừng nhìn vào những con người này mà cho rằng ngành y của ta ngang bằng với trình độ thế giới.
Giáo sư cũng cho rằng, người hoạt động trong nghề y cần phải đổi mới về văn hóa an toàn cho người bệnh. Việc báo cáo những sai sót y khoa là nhằm hạn chế, khắc phục những sai sót. Do đó, những người làm nghề không nên giấu giếm, điều này là vô cùng nguy hiểm.
Ông cũng trăn trở đối với nghề điều dưỡng. Ông cho biết, tại Singapo, 1 bác sĩ có 9 điều dưỡng, Nam Phi 1 bác sĩ có 20 điều dưỡng. Trong đó, ở Việt Nam, 1 bác sĩ chỉ có 1,5 điều dưỡng. Các công tác của điều dưỡng chủ yếu dựa vào người nhà bệnh nhân. Điều dưỡng là người chăm sóc bệnh nhân. Ông đề nghị mọi người cần cho nghề này có một vị trí xứng đáng.
Theo_Eva
Bạn gái dễ nổi nóng khi không vừa ý Cô ấy rất dễ nổi cáu khi có điều gì không vừa ý. Bố mẹ cô ấy là người không tâm lý lắm, cũng dễ cáu, nên ảnh hưởng nhiều đến tâm lý con gái. Tôi và bạn gái yêu nhau được hơn một năm, chúng tôi là bạn thân từ khi học cấp 3 nên cũng biết khá nhiều về tính cách...