Học mẹ đảm cách làm món cánh gà chiên coca lạ miệng, ngon khó cưỡng
Vị thơm ngon, giòn giòn của món cánh gà chiên coca sẽ khiến cả nhà nức nở khen ngon đấy. Cùng vào bếp làm ngay món ngon này với công thức cực kỳ đơn giản dưới đây nhé!
Nguyên liệu làm cánh gà chiên coca
- 6 cái cánh gà
- 100g tỏi
- 1 củ gừng tươi
- 4 cây sả
- 100ml coca
- 200 gram bột chiên giòn
- 200 gram bột chiên xù
- Gia vị: muối, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, tiêu, dầu ăn.
Cách làm cánh gà chiên coca đơn giản tại nhà
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gừng cạo sạch vỏ, băm nhuyễn, nghiền nát .
- Sả băm nhỏ, tỏi bóc vỏ sạch, băm nhỏ.
- Cánh gà chặt làm 2 cho vừa ăn rồi rửa sạch với nước có pha 2 thìa muối với gừng đã giã nhỏ nhầm khử mùi và tăng hương vị thơm ngon.
Bước 2: Ướp cánh gà
Ướp cánh gà với hỗn hợp: tỏi đã băm nhỏ 1 muỗng café muối 2 muỗng café hạt nêm 2 muỗng nước mắm 1 thìa café bột ngọt 1/2 thìa café đường 1 ít tiêu 2 thìa cafe dầu ăn trộn tất cả và để ướp khoảng 20 phút cho ngấm gia vị.
Bước 3: Chế biến và thưởng thức
- Chuẩn bị một chiếc chảo dầu nóng đặt lên bếp dưới ngọn lửa nhỏ sau đó bạn cho cánh gà vào chiên
- Cánh gà bắt đầu chín vàng ươm cả hai mặt thì bạn cho 100ml coca vào chiên cùng. Đảo thật đều tay để coca ngấm vị vào cánh gà.
- Khi đã ngấm vị, bạn bật lửa bùng lên khoảng 7 -10 phút để coca quyện với gia vị đặc quánh lại thành nước sốt sền sệt.
- Cuối cùng, tắt bếp, múc thịt gà ra chiếc đĩa và thưởng thức món ngon này cùng với cơm nóng ngay thôi.
Chúc các bạn thành công với cách chế biến món cánh gà chiên coca đơn giản mà ngon miệng với công thức đơn giản trên đây!
Mướt mắt ngắm những mâm cơm ngon của nàng gốc Quảng về làm dâu xứ Bắc: 'Giữ lửa căn bếp chính là giữ lửa gia đình'
Thực ra không cần phải có nhiều lời khen, chỉ cần mâm cơm mình bày biện, cả nhà ăn hết một cách ngon lành là mình đã rất vui rồi, điều đó còn hơn mọi lời động viên", Nhật Thảo tâm sự.
Nhật Thảo sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam. Nhân duyên đưa đẩy, chị lấy chồng, sinh sống và làm việc tại Bắc Giang. Hiện tại, Thảo đang là chuyên viên tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
Video đang HOT
Là một người con của đất Quảng nhưng lại làm dâu xứ Bắc, khi mới về làm dâu, Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn vì ẩm thực hai miền khác nhau hoàn toàn. Cụ thể, người miền Trung thích vị cay, mặn, ngọt còn người miền Bắc lại không thích ăn ngọt và ăn nhạt. Người miền Trung vì sinh sống khí hậu nóng quanh năm nên rất chuộng các món trộn, các món cuốn rau sống, thích ăn nguội hơn là ăn nóng; còn miền Bắc lại thích ăn các món nước và "phải nóng". Chính vì thế, khi ra Bắc sinh sống, Thảo nhớ da diết các món ăn quê nhà - những hương vị gắn bó sâu sắc với ký ức ấu thơ của cô gái miền Trung nắng gió.
Nét hay của ẩm thực miền Bắc và ẩm thực miền Trung đối với Thảo, đó là hương vị theo mùa. Bởi vì miền Bắc lạnh nên các món nước và nóng ấm là lý tưởng khi đông về. "Mình yêu cái rét ngọt miền Bắc bởi ở quê mình không hề có, mùa đông ngồi xì xụp húp bát phở nóng thì không còn gì tuyệt hơn", Thảo tâm sự. Ẩm thực miền Bắc thì hương vị hướng đến sự thanh ngọt tự nhiên từ các loại thịt và xương, miền Trung lại chuộng các món ăn cay và có đường, chuộng các loại nước chấm chua ngọt. Mỗi miền hương vị khác nhau theo khí hậu từng vùng, miền. Mùa hè miền Bắc ăn các món miền Trung khá là ngon và lạ vị, cho nên cứ vào hè, cuối tuần chị đều tự tay làm các món miền Trung cho cả nhà, tất nhiên có gia giảm lượng ớt và độ ngọt để phù hợp với khẩu vị mọi người hơn.
Niềm vui của cả nhà mỗi khi vào bữa chính là động lực khiến chị càng thêm yêu thích việc nấu nướng. "Thực ra không cần phải có nhiều lời khen, chỉ cần mâm cơm mình bày biện, cả nhà ăn hết một cách ngon lành là mình đã rất vui rồi, điều đó còn hơn mọi lời động viên". Các món ăn thường ngày tuy đơn giản nhưng theo chị, chỉ cần người nấu chịu khó chăm chút đẹp mắt một tý thì sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Thảo tự nhận mình là người chu toàn, khá kĩ lưỡng trong ăn uống nên đó cũng là 1 phần tính cách để chị trau chuốt bữa ăn của gia đình hơn.
Chồng chị rất thương vợ, mẹ chồng cũng rất tâm lý, bà đã chỉ dạy cho chị rất nhiều cách nấu món ăn của miền Bắc. Mỗi bữa cơm chị nấu, ông xã đều ăn hết dù chị hóm hỉnh tự nhận đôi khi mình nấu cũng... không ngon. Mỗi khi ngồi ăn cơm, anh lại dí dỏm: "Mẹ bảo anh phải lấy vợ biết nấu ăn vì cả đời người, ngày nào cũng phải ăn và ngủ, may quá anh tìm được em, người vợ anh đợi chờ bao năm".
Chị vẫn nhớ như in bữa cơm đầu tiên nấu cho chồng khi hai đứa mới yêu nhau. Khi đó anh đã ăn đến 5 bát cơm và hạnh phúc nói: "Chưa có người con gái nào nấu cho anh ăn ngon như thế này, em để anh ăn cơm hàng cháo chợ lâu quá rồi đấy". Thời điểm đó, hai anh chị vẫn đang ở trọ tại Hà Nội, điều kiện khá thiếu thốn chưa có những mâm cơm đẹp mắt, nhưng câu nói ấy làm Thảo xúc động đến bây giờ.
"Đôi khi sự quan tâm đến từ những điều giản dị nhất và mình cũng nhận ra giữ lửa căn bếp cũng chính là giữ lửa gia đình. Căn bếp là nơi gắn kết các thành viên với nhau trong bữa cơm ngon miệng sau ngày làm việc mệt mỏi", nàng chuyên viên thuế trải lòng.
Cùng học hỏi những mâm cơm ngon mắt, "mát rượi cả mùa hè" của nàng vợ đảm Nhật Thảo:
- Canh cua rau đay, mồng tơi, mướp hương
- Cà muối
- Đậu rán
- Đỗ hấp
- Thịt băm xào nấm châm ngọc
Nhật Thảo cũng chia sẻ thêm về bí quyết để cua đóng gạch mảng to học được từ mẹ chồng: "Cho nồi nước cua đã lọc lên bếp đến khi nước cua bắt đầu nóng già, đang dần kết gạch lại (chưa sôi), thì dùng đũa khuấy tầm 1 phút. Để đến khi nước bắt đầu sôi lăn tăn, hạ nhỏ lửa để gạch cua tự đóng váng là xong.
Muốn gạch cua đóng mảng to, khi lớp gạch đóng váng lên trên, dùng đũa đẩy gạch sang 1 bên rồi từ từ thả rau sao cho rau chèn gạch cua sang 1 góc, chính lớp rau nén gạch cua lại nên gạch đóng miếng to rất dày và chặt. Đun sôi cho rau mềm, nêm nếp gia vị là đạt yêu cầu".
- Đậu rán
- Cánh gà tẩm bột chiên giòn
- Canh chua nấu sú
- Rau thơm ăn kèm
- Thịt luộc
- Thịt trâu xào cần tỏi
- Rau dền luộc
- Xà lách dưa chuột ăn kèm
- Lặc lè hấp
- Thịt trộn trứng rán
- Canh chua cá quả
- Lạc rang
- Cà muối
Gia đình Thảo chủ yếu chuộng rau củ là chính. Đối với Thảo, rau phải nhiều loại, chủ yếu là hấp hoặc luộc, thỉnh thoảng đổi sang rau sống hoặc salad, các món nộm cho dễ ăn. Buổi tối ăn như vậy sẽ nhẹ bụng và ít béo hơn.
- Bí, củ cải trắng hấp
- Bì lợn trộn tỏi ớt
- Canh rau muống nấu ngao
- Đậu nhồi thịt rán
- Cà muối
- Salad bơ
- Canh bí đỏ nấu xương
- Cá quả tẩm hành, sả rán giòn
- Ngô hấp
- Dưa chua
- Canh bí nấu xương
- Thịt xá xíu
- Cà muối
- Cá thu sốt cà chua
- Dưa chua
- Tai lợn cuộn nấm mèo
- Đậu bắp, đỗ hấp
- Canh rau mồng tơi
- Đậu luộc
- Salad mướp đắng
- Thịt rang mắm tép
- Rau lang luộc
- Thịt rang mắm tép
- Nem thính
- Canh chua cá trắm
- Đùi cánh gà tẩm sốt teriyaki nướng nồi chiên không dầu
- Nộm gà hành tây
- Canh bí nấm hương khô nấu nước luộc gà
- Thịt gà luộc chấm muối ớt ăn cùng rau thơm
- Rau muống luộc cùng nước luộc rau dầm sấu
- Cá hồng 1 nắng tẩm hành sả rán
- Thịt bò xào hoa thiên lý
- Dưa chuột
Bún mắm - món ăn đặc trưng miền Trung của Nhật Thảo. Bát bún mắm chỉ đơn giản là thịt ba chỉ luộc ăn cùng bún, hành tím phi vàng, lạc rang và rau sống. Nhưng lại là món ăn giúp Thảo vơi bớt nỗi nhớ quê hương: "Vừa ăn vừa thấy ấm lòng, món ăn quê mình có đi đâu cũng nhớ rất nhớ vị mặn mà, cay ngọt không thể lẫn vào đâu được...".
Bún mắm đậm vị thơm ngon nhưng cách chế biến lại thật đơn giản.
Bánh mì Việt Nam ngon kì lạ với nhiều loại nhân hấp dẫn Cá hộp, phô mai chà bông, phá lấu... là những loại nhân ăn kèm với bánh mỳ được nhiều thực khách yêu thích. Bánh mì là một trong những món ăn Việt Nam nổi tiếng trên thế giới, được người dân bản địa và du khách thập phương ưa thích. Phổ biến nhất từ trước đến giờ chính là bánh mì thịt. Người...