Học MBA sáng tạo như người Do Thái
Thay vì thụ động với mớ giáo trình sách vở và cách thức truyền đạt một chiều thầy đọc trò chép, nhiều học viên MBA đã tự kiến tạo được tri thức cho mình theo cách của những người Do Thái thông minh.
Sáng tạo như người Do Thái
Người Do Thái có số dân không tới 0,2% tổng dân số toàn nhân loại, nhưng lại chiếm tới 23% trong tổng số người chiến thắng giải thưởng danh giá Nobel. Thực tế là, người Do Thái được mệnh danh là một dân tộc hiếu học và đầy sáng tạo.
Ngay từ khi còn nhỏ, người Do Thái đã được tự do phát triển trong môi trường sáng tạo, được rèn luyện sự độc lập, tự tin và thái độ học hỏi không ngừng nghỉ. Họ luôn được khuyến khích đặt câu hỏi, tự tìm kiếm câu trả lời và hệ thống kiến thức. Họ nuôi dưỡng thái độ sáng tạo bằng cách kích thích sự tò mò, óc quan sát. Họ cũng được dạy cách tìm tòi và sử dụng các nguồn tri thức sẵn có từ sách vở, thư viện, viện bảo tàng.
Đồng thời, dân Do Thái nổi tiếng bởi việc coi trọng giáo dục. Học tập là một phần tín ngưỡng của họ, “thứ gì cũng có thể không cần nhưng kiến thức thì không thể”. Một trong những phương pháp giúp người Do Thái học tập hiệu quả và kích thích sự sáng tạo chính là một học thuyết được gọi là Constructivism – Học thuyết kiến tạo.
Học MBA kiểu Do Thái như thế nào?
Khác với học thuyết chỉ đạo – Instructivism, Học thuyết kiến tạo coi người học là trung tâm, khuyến khích sự tương tác giữa học viên với học viên, học viên với giảng viên, từ đó tự sáng tạo ra tri thức của riêng mình. Đây là cách học tập chủ động giúp hiểu bài lâu và sâu hơn, vận dụng kiến thức hiệu quả hơn. Người thầy lúc này chỉ đóng vai trò hỗ trợ, điều hướng, chỉ dẫn học viên xây dựng kiến thức thay vì phải truyền tải những bài giảng khô cứng và máy móc.
Đặc biệt đối với chương trình chú trọng thực tiễn và ứng dụng như MBA, học thuyết kiến tạo trở thành công cụ hữu ích giúp học viên có hứng thú hơn trong học tập, nhất là các doanh nhân bận rộn. Một trong những chương trình MBA đang áp dụng tốt nhất học thuyết này là Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh cao cấp GeMBA (Global Executive MBA) của Viện Quản trị & Công nghệ FSB.
Chương trình MBA của FSB đã vinh dự được bình chọn vào Top 30 chương trình MBA tốt nhất khu vực Đông Á.
Viện Quản trị & Công nghệ FSB – Đại học FPT có nhiều thuận lợi khi áp dụng học thuyết kiến tạo với những kinh nghiệm đã có hơn 20 năm tổ chức học tập – giảng dạy dựa trên vấn đề thực tế (problem-based learning), thông qua dự án (project-based learning) trên nền tảng phương pháp lớp học đảo ngược (flipped classroom), phương pháp mô phỏng Hollywood Teaching và triết lý trò chơi 2C-Games.
Việc tranh luận trong lớp giữa các thành viên trọng nhóm, giữa các nhóm và với thầy luôn được khuyến khích. Nhờ đó, học viên luôn hào hứng với các hoạt động trong và ngoài lớp. Triết lý kiến tạo giúp chương trình đào tạo ở FSB luôn có tính thực tiễn cao, với sự tham dự của các CEO hay Chủ tịch HĐQT nhiều doanh nghiệp trong cương vị giảng viên.
Học viên của chương trình GeMBA được kích thích tư duy, được khuyến khích tranh luận từ chính thực tiễn của mỗi cá nhân và kho kiến thức vô tận từ Internet. Tư duy phản biện góp phần kiến tạo nên những tri thức mới, in sâu vào tâm trí mỗi học viên.
Về phương pháp độc đáo này, chị Nguyễn Thị Thành – Tổng Giám đốc Công ty TNHH du lịch dich vụ và thương mại NTD – học viên MBA của FSB cho biết: “Là một doanh nhân với nhiều công việc bận rộn, tôi rất sợ học thuần lý thuyết theo kiểu đọc chép vì sẽ chẳng còn đọng lại gì. Chương trình này thì khác, chúng tôi được tự do trao đổi, thậm chí phản biện lại giảng viên, tự thiết kế trình tự tiếp thu kiến thức và áp dụng theo cách của mình”.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Thành – Tổng Giám đốc Công ty TNHH du lịch dich vụ và thương mại NTD – là một học viên tích cực trong chương trình đào tạo MBA của FSB.
Nhờ áp dụng Học thuyết kiến tạo mà không khí lớp học luôn luôn sôi nổi. Dưới sự dẫn dắt của các giảng viên giàu tri thức và trải nghiệm thực tế, học viên được khơi gợi tố chất lãnh đạo tiềm ẩn của mình, được khuyến khích thể hiện những phẩm chất đó để hình thành nên những năng lực lãnh đạo vượt trội. Hướng đến khơi gợi, rèn luyện tố chất lãnh đạo cho nhà quản lý để đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội là đặc trưng của chương trình thạc sỹ Quản trị Kinh doanh GeMBA.
Viện Quản trị & Công nghệ FSB – Đại học FPT là trường có 20 năm kinh nghiệm đào tạo Quản trị Kinh doanh, đã đào tạo ra hơn 10.000 nhà quản trị đang nắm giữ những trọng trách cao trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Chương trình MBA của FSB đã vinh dự được bình chọn vào Top 30 chương trình MBA tốt nhất khu vực Đông Á. Với uy tín về chất lượng giảng dạy, Viện Quản trị & Công nghệ FSB đã được lọt vào Top 2 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của Eduniversal trong 5 năm liền từ 2011. Đại học FPT cũng được tổ chức QS Stars xếp hạng 3 sao trong đó, tiêu chí chất lượng đạt chuẩn 5 sao cả về giảng dạy Đại học và Sau Đại học.
Lý do nên chọn Chương trình GeMBA:
Cấu trúc chương trình đa dạng với 25% thời lượng là các hoạt động học tập phi truyền thống: trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, học tập dã ngoại, giao lưu với chuyên gia đầu ngành, cafe tham vấn, ăn trưa cùng doanh nhân thành đạt trong nhiều lĩnh vực.
- Học tập và khảo sát thực tế tại nước ngoài.
- 30% giảng viên doanh nhân.
- Tham gia mạng lưới hàng ngàn học viên, cựu học viên là doanh nhân, nhà quản lý.
- Là chương trình MBA duy nhất của Việt Nam lọt top 30 chương trình MBA tốt nhất Đông Á.
- Học tập tại TOP 2 trường kinh doanh tốt nhất Việt Nam.
Đăng ký để được tư vấn miễn phí chương trình GeMBA và các chương trình khác của FSB.
Hoặc liên hệ:
Hà Nội: Nhà C, Tòa nhà Việt – Úc, Lưu Hữu Phước, KĐT Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, HN.
ĐT: 093.293.9981
Đà Nẵng: Đường số 1, Khu CN Đà Nẵng An Đồn, P.An Hải Bắc, Q. Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng.
ĐT: 093.588.0777
TP Hồ Chí Minh: Lầu 2, Cao ốc Thiên Sơn, Số 5 Nguyễn Gia Thiều, Phường 6, Q3, Tp.HCM.
ĐT: 090.498.7491
Cần Thơ: Số 41 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Ninh Kiều, tp. Cần Thơ.
ĐT: 0899 018 000
Theo Dân trí
Ép ăn - cách nuôi dạy gây hại cho trẻ và stress cho người lớn
Ép ăn làm cho bé mất hứng thú ăn uống, cùng với việc thụ động để cho người lớn bón khiến bé hoàn toàn không tự giác ăn.
Sinh sống tại Đức, một bà mẹ ba con đã chia sẻ cách cho trẻ ăn ở quốc gia này.
Gần đây mình hay thấy nhiều bài phản ánh về việc các cô nuôi dạy trẻ có hành vi bạo lực, hay ứng xử chưa phù hợp với trẻ. Khi xem video, mình thấy phần lớn vụ việc liên quan tới việc cho bé ăn. Điều mình thấy lạ ở đây là có nhiều bé khá lớn rồi nhưng các cô vẫn phải bón cho từng thìa, còn các cháu thì hoàn toàn không có hứng thú trong việc ăn uống.
Bữa ăn sáng của các bé ở Đức.
Mình sống tại Đức, cả ba đứa con đều đi nhà trẻ từ rất sớm. Tại Đức, trẻ được dạy cách tự ăn từ khi biết ngồi. Ở các nhà hàng, bạn có thể thấy bé mới tầm 10-12 tháng tuổi đã được ngồi ghế dành riêng cho em bé, có bát có thìa riêng. Và vì chưa biết cầm thìa, các bé được tự do dùng tay bốc đồ ăn đưa lên miệng.
Nhìn bãi chiến trường do bé gây ra, mình là người Việt chưa quen thì phát khiếp, nhưng ở bên này đó là chuyện thường ngày trong các gia đình. Đặc biệt, các bé không bao giờ bị ép ăn. Chính việc bé bị ép làm cho bé mất đi hứng thú ăn uống, cùng với sự thụ động, tức để cho người lớn bón thay vì tự ăn, khiến bé hoàn toàn không có ý thức tự giác ăn.
Nhớ hồi đứa con đầu còn nhỏ, mình cũng giống nhiều người Việt khác, rất sợ con tự ăn thì miếng được miếng không sẽ không đủ no, còn nếu một bữa bé không ăn gì thì mình hốt hoảng như thể bé sẽ chết mất. Mẹ chồng mình là người Đức đã rất thản nhiên khuyên không nên lo lắng vì ăn uống là vấn đề sinh tồn của tạo hóa.
Chưa có bố mẹ nào ở bên này phải chứng kiến bé nhịn tới bữa thứ ba vì sau nhiều lắm là hai bữa thì bản năng sinh tồn đã thôi thúc các bé phải nạp thức ăn cho bằng được. Chỉ cần không được cho ăn vặt thì đến đúng giờ ăn là bé sẽ đói thực sự, như vậy đến bữa sẽ ăn rất nhiệt tình.
Bé tập làm bánh.
Một vấn đề rất quan trọng nữa là đồ nấu cho bé nên chú trọng vào chất lượng, giảm về số lượng, vì các bé không kiên trì để ăn nhiều. Khi bé dừng lại thì không nên ép. Sau này khi ở tuổi lớn hơn thì đương nhiên sẽ phải dạy bé không được bỏ thừa đồ ăn, nhưng trong 1-2 tuổi thì không nên quá khắt khe.
Quay lại vấn đề chăm nuôi trẻ tại các cơ sở ở Việt Nam, chính vấn đề nuôi dạy sai cách đã gây ra áp lực cho cô nuôi dạy trẻ. Việc cố nhồi ép rất căng thẳng cho cả hai phía nếu các cháu không muốn ăn. Đến việc cho con mình ăn, các bà mẹ còn thấy căng thẳng, thì việc các cô cùng một lúc phải cho nhiều bé ăn, đương nhiên không thể tránh khỏi áp lực, từ đó nảy sinh hành động mất tự chủ.
Có thể chính các cô sau khi có hành động bộc phát lúc đầu cũng thấy tội cho bé, nhưng cứ đến bữa thì quy trình đó lại lặp đi lặp lại, mãi rồi thành thói quen dẫn tới vô cảm.
Bé đang được hướng dẫn và thực hành thao tác đánh răng đúng cách.
Theo mình, vấn đề chỉ có thể được giải quyết về lâu dài nếu thay đổi ngay từ quá trình đào tạo các cô nuôi dạy trẻ, chứ không chỉ dừng lại ở việc xử phạt hay sa thải khi đã xảy ra sai phạm. Các cô cần được hướng dẫn cách nuôi dạy trẻ một cách khoa học hơn. Nên mời các chuyên gia từ các nước có nền giáo dục trẻ giỏi về đào tạo cho đội ngũ hàng đầu, rồi từ tiếp tục trải rộng đào tạo tới từng cơ sở.
Như tại Đức, các bé không chỉ được giáo dục tính tự lập mà còn được dạy bảo nhiều kỹ năng sống từ khi còn rất bé. Còn các bé thì rất háo hức khi được khám phá những điều mới lạ. Có như vậy trẻ mới có thể phát triển về tâm và sinh lý một cách hoàn hảo nhất.
H.L.W
Theo Vnexpress
Tiến sĩ sư phạm: 'Nhiều giáo viên mầm non nhận mình là ôsin, vú em' Theo các đại biểu, người thầy đúng nghĩa phải nhận thức là trí thức, có tầm nhìn, khát khao cống hiến, không vụ lợi cá nhân. Tại tọa đàm Định vị hình ảnh người thầy do trường THPT Nguyễn Du (TP HCM) tổ chức chiều 21/8, TS Nguyễn Thị Bích Hồng (Đại học Sư phạm TP HCM) kể, trong lần đứng lớp tập...