Học MBA để Quản trị Tài chính không còn là điểm yếu “chết người” của doanh nhân Việt
Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh-Chuyên ngành Quản trị Tài chính được ĐH Benedictine (Mỹ) thiết kế nhằm tạo ra các giám đốc tài chính (CFO) thế hệ mới, một thế hệ CFO có khát vọng, có khả năng đua tranh mạnh mẽ về trình độ quản trị tài chính với các đồng nghiệp.
Chân dung “sếp” tài chính (Giám đốc tài chính hay CFO) đang dần thay đổi. Bên cạnh hình ảnh “sếp” với những con số, dòng tiền, chúng ta đang thấy hình ảnh rõ nét của “sếp” trong việc tạo mục tiêu và động lực cho tổ chức, tham gia hệ thống tài chính toàn cầu, kết nối doanh nghiệp với mạng lưới các nhà đầu tư, đối tác kinh doanh hay trực tiếp tham gia đàm phán quốc tế.
Trong các năng lực cốt lõi, nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến quản lý công nghệ, bán hàng mà quên mất quản trị con người và quản trị tài chính. Hệ quả là lãnh đạo không ra quyết định được hoặc quyết định sai dẫn đến rủi ro lớn trong quản trị tài chính, quản trị dòng tiền… Tại hội thảo Doanh nhân tại Mauritius, chủ tịch tập đoàn Bourbon, Pháp (chủ đầu tư Big C tại Việt Nam) cho rằng: “Vai trò của chủ tịch tập đoàn là hàng ngày quản lý dòng tiền của tập đoàn, dựa trên cơ sở đó ra quyết định. Nếu anh không thạo về quản trị tài chính, anh phải có một chuyên gia tài chính bên cạnh.”
Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quản trị Tài chính được ĐH Benedictine (Mỹ) thiết kế nhằm tạo ra các CFO thế hệ mới cho cộng đồng doanh nghiệp, thế hệ CFO có khát vọng và có khả năng đua tranh mạnh mẽ về trình độ quản trị tài chính với các đồng nghiệp của mình trên khắp thế giới. Chương trình sẽ giúp người học có được những kiến thức cập nhật của thế giới mà một CFO cần trang bị. “Đây là chương trình được thiết kế cho các Giám đốc tài chính, những người cần nắm bắt các vấn đề mang tính chiến lược của doanh nghiệp để ra quyết định tài chính hiệu quả trong môi trường luôn có sự thay đổi và đòi hỏi sự chủ động về tài chính cao. Mục tiêu của chúng tôi là giúp các Giám đốc tài chính nhà quản lý tài chính nhận ra điểm mạnh của mình, có khả năng tư duy tổng quát và ra được các quyết định khó khăn.” (Thạc sĩ Chet Legenza – Giảng viên ĐH Benedictine, Mỹ).
ĐH Benedictine, Mỹ.
Theo PGS.TS. Lê Quân – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Giáo dục quốc tế, Trường ĐH Kinh tế (ĐHQGHN): “Qua nhiều dự án tư vấn đánh giá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam rất yếu về quản trị tài chính (quản trị bài toán đầu tư, hiệu quả, dòng tiền, rủi ro tài chính, cân bằng tài chính, khả năng thanh toán…). Rất ít chủ doanh nghiệp có năng lực quản trị tài chính tốt, cũng như nhiều doanh nghiệp vai trò của Kế toán trưởng lẫn với vai trò của Giám đốc tài chính….Chức năng kế toán là cập nhật lại các hoạt động quá khứ. Chức năng tài chính là quản trị hiệu quả, và quản trị bài toán tương lai của doanh nghiệp.” Bối cảnh khủng hoảng kinh tế, bài toán này lộ rõ hơn. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không thể ra quyết định hoặc ra quyết định mà không biết mình có bao nhiêu tiền, sắp tới thu chi dự kiến ra sao, dòng tiền cân đối hay không….?
Chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quản trị Tài chính được ĐH Benedictine (Mỹ) được giảng dạy song ngữ Anh-Việt giúp tăng cường khả năng ngoại ngữ cho người học mà vẫn đảm bảo chất lượng giảng dạy và các trao đổi hai chiều giữa học viên và giảng viên. Các buổi học diễn ra ngoài giờ hành chính giúp học viên chủ động thời gian cho công việc và học tập. “Không khí lớp học tuyệt vời, chúng tôi được thâm nhập những bài học thực tế hữu ích, được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia cũng như các nhà lãnh đạo xuất sắc trong kinh doanh. Với phương pháp khuyến khích học tập chủ động, chúng tôi cảm giác như đang được học tại chính trường ĐH Benedictine (Mỹ). Điều quan trọng là khóa học này đã giúp tôi mở rộng được mối quan hệ và cơ hội hợp tác trong kinh doanh.” (ông Lê Cao Thuận – cựu học viên MBA Benedictine – TGĐ Công ty CP Kinh đô miền Bắc).
Học viên Chương trình Thạc sĩ QTKD chuyên ngành Quản trị Tài chính.
“CFO đòi hỏi phải có kiến thức sâu, có lòng tin và có óc đơn giản tinh gọn. CFO phải nắm vững trong các mảng như dự báo chính xác, kế hoạch liên hợp, phân tích định tính, định lượng . Có lòng tin đối với nhà đầu tư, có năng lực đầu tư, khả năng huy động vốn cũng như thực hiện chuẩn hóa các quy trình, loại bỏ sự trùng lặp…đảm bảo thông tin tin cậy, báo cáo chính xác”. (ôngHà Vũ Định- Giám Đốc Kiểm Toán Công Ty KPMG chia sẻ tại Hội thảo Diễn đàn Giám đốc tài chính Việt Nam CFO 2011. Tham gia khóa học MBA – chuyên ngành tài chính, các nhà quản lý tài chính có thể phát huy nhiều hơn vai trò và đóng góp của mình cho tổ chức khi được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh doanh quốc tế, quản trị chiến lược, quản trị marketing hay hành vi tổ chức. Chương trình học cũng trang bị các công cụ và kỹ năng quản lý đầu tư, quản lý dự án giúp hỗ trợ nhiều nhất Lãnh đạo và các nhóm tác nghiệp.
Video đang HOT
Học viên Chương trình Thạc sĩ QTKD chuyên ngành Quản trị Tài chính nhận bằng tốt nghiệp.
Với các nhà quản lý marketing, bán hàng, sản xuất hay các nhà quản lý không xuất phát từ nền tảng tài chính, muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính, chương trình này chính là công cụ để hoàn thành mục tiêu. Việc đào tạo đan xen kỹ năng lãnh đạo, quản lý tổ chức với quản lý tài chính giúp người học hình dung được tổng thể tổ chức và sự kết nối giữa chức năng tài chính với các chức năng khác trong tổ chức và với môi trường kinh doanh ngoài tổ chức, làm cho việc quản lý tài chính không còn là thách thức với các doanh nhân Việt.
1. Chương trình đào tạo và bằng cấp:
- Chương trình Thạc sĩ QTKD chuyên ngành Quản trị Tài chính bao gồm 16 môn học (64 tín chỉ), trong đó 8 môn (32 tín chỉ) do giảng viên của ĐH Benedictine giảng, 8 môn (32 tín chỉ còn lại) do giảng viên Việt Nam giảng dạy.
- Thời gian học: Tối đa 18 tháng, học vào tối thứ 6, ngày thứ 7 và Chủ nhật tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
- Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Benedictine, Hoa Kỳ (Tất cả các sinh viên thuộc hệ thống của Đại học Benedictine trên toàn thế giới đều nhận được một loại văn bằng như nhau, trên bảng điểm có ghi Chuyên ngành Quản trị Tài chính).
- Chương trình được Đại học Quốc gia Hà Nội cấp phép.
2. Chỉ tiêu tuyển sinh: 25 học viên
3. Ngôn ngữ đào tạo: Song ngữ Anh/Việt
4. Điều kiện đầu vào:
- Có bằng Đại học trong hoặc ngoài nước kèm bảng điểm.
- Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc.
- Vượt qua kỳ thi viết và phỏng vấn.
- Học viên cần tham dự khóa tiếng Anh trong khóa học và được yêu cầu nộp chứng chỉ tiếng Anh bằng C do trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội cấp hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương trước khi tốt nghiệp).
5. Thời gian tuyển sinh và khai giảng:
- Hội thảo thông tin: 21/4/2012
- Thi tuyển đợt 1: dự kiến 28/04/2012
- Thi tuyển đợt 2: dự kiến 14/05/2012
- Nhập học: dự kiến 02/06/2012.
Thông tin chi tiết liên hệ:
Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế
Phòng 106 – Nhà E4,Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN
144 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: 04 3754 9901, Hotline: 0947 004 809
Email: cite_ueb@vnu.edu.vn. Website: www.cite.edu.vn
Theo dân trí
Bằng cấp không qua năng lực
Nhiều doanh nghiệp ngày nay chọn người làm được việc, không coi trọng bằng cấp.
CĐ cũng có ưu thế riêng
Ông Huỳnh Thanh Minh - Giám đốc Công ty giải pháp phần mềm Asoft - cho biết: "Tôi không phân biệt giữa sinh viên (SV) tốt nghiệp CĐ và ĐH. Nhìn chung trong đội ngũ hiện tại của công ty, các bạn trình độ CĐ và ĐH không có sự khác biệt nhiều. Các yếu tố mình đánh giá cao khi tuyển dụng là có đam mê công việc lập trình, hiểu biết về công việc sẽ làm và có tinh thần tích cực, cầu tiến. Có khả năng tự tìm hiểu, tự học kiến thức mới và các kỹ thuật, nghiệp vụ đang áp dụng để phát triển. SV bậc CĐ khi có được môi trường phù hợp, có động lực thì họ đều có thể phát huy hết năng lực của mình".
Theo ông Minh, SV tốt nghiệp CĐ còn có các lợi thế mà nhiều nhà tuyển dụng ưa thích. Đó là được đào tạo theo hướng nghề nghiệp thực tế, thực hành nhiều chứ không quá hàn lâm như ở ĐH. Vì vậy khi ra trường có thể tiếp cận công việc nhanh, giảm thời gian đào tạo thêm tại doanh nghiệp. Thứ hai, SV CĐ ít có sự lựa chọn hơn nên thường chịu khó, siêng năng và ít nhảy việc. Thứ ba, SV CĐ cơ bản về kiến thức đáp ứng được công việc tại hầu hết các doanh nghiệp nhưng chi phí lương phải trả cũng thấp hơn cho SV ĐH.
SV tốt nghiệp CĐ vẫn có nhiều cơ hội nghề nghiệp - Ảnh: Mỹ Quyên
Ông Lê Quang Hưng - Giám đốc Công ty Kizciti, hiện đang tuyển dụng nhân viên tốt nghiệp CĐ - nhận định: "Một số SV tốt nghiệp ĐH thường nghĩ mình giỏi, không chịu được áp lực, thích nhảy việc. Trong khi SV tốt nghiệp CĐ có tâm lý cảm thấy mình thấp hơn nên luôn nỗ lực. Đồng thời cơ hội tìm việc khó hơn nên khi có được một công việc tốt họ thường rất cố gắng, chịu áp lực công việc giỏi, có ý định gắn bó lâu dài. Đó là những tố chất mà nhà tuyển dụng rất thích ở nhân viên".
Đánh giá khả năng làm việc thực sự
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM - có những thông tin đáng lưu ý: "Cơ chế tuyển dụng ngày nay là phỏng vấn trực tiếp, bằng cấp chỉ là thứ yếu. Nhà tuyển dụng muốn ứng viên phải làm việc được ngay và họ đánh giá trên khả năng làm việc thực sự chứ không phải là bạn tốt nghiệp ĐH hay CĐ. Bên cạnh đó là khả năng nắm bắt nhanh, sáng tạo, luôn nỗ lực vươn lên". Tiến sĩ Nghĩa cho rằng hiện nay chương trình đào tạo trong các trường ĐH vẫn chưa thực sự bắt kịp thực tế, học lý thuyết nhiều, thực hành ít nên điểm yếu của người tốt nghiệp ĐH là khó hòa nhập ngay với công việc. Trong khi đó, những doanh nghiệp về sản xuất, dịch vụ lại cần người vận hành nên thường thích tuyển SV tốt nghiệp CĐ hay trung cấp hơn.
Theo thống kê của Trường ĐH Sài Gòn, khoảng 89% SV bậc CĐ được tuyển dụng ngay sau tốt nghiệp. Tiến sĩ Lê Anh Duy - Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp - thông tin: "Có những ngành mà nhiều doanh nghiệp thích tuyển dụng bậc CĐ hơn ĐH là kế toán, quản trị kinh doanh, khoa học môi trường, thư ký văn phòng... Bởi họ cần người có kỹ năng, tay nghề và khả năng xử lý công việc cụ thể được trôi chảy".
Theo TNO
ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển sinh khóa 8: Chương trình Thạc Sỹ Quản trị kinh doanh Quốc tế SEPT là chương trình quốc tế của trường Đại học Leipzig chuyên về đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực xúc tiến và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác đào tạo quốc tế hợp tác giữa trường Đại học Bách khoa Hà Nội và trường Đại học Leipzig - CHLB Đức, năm 2012,...