Học mà không thi là… xa xỉ
Bao năm ta mải mê đào tạo những thế hệ học sinh chỉ biết cắm cúi làm bài tập ngữ pháp và chọn đáp án đúng trong những câu trắc nghiệm nhưng khi cần lại không thể vận dụng được ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp.
Chẳng ai trách Bộ chậm và lúng túng
Không ngoại ngữ, cán bộ như vịt nghe sấm
LTS: Tiếp diễn đàn dạy – học ngoại ngữ trong nhà trường. Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của tác giả Khương Duy, giảng viên, nghiên cứu sinh tại Anh.
Tranh luận nhiều chiều đã diễn ra, quanh việc giữ hay bỏ môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Khi mà tâm lý học để thi còn quá lớn, nếu thiếu vắng sức ép thi cử thì việc học sinh đầu tư cho các môn “học mà không thi” là một điều… xa xỉ?
Vào trường ĐH bằng số… 0
Công tác ở trường ĐH, tôi nhận thấy mặt bằng chung khả năng ngoại ngữ của HS, SV ta còn kém. Nhiều HS phổ thông bước vào ĐH với kiến thức ngoại ngữ gần như bằng… 0. Đến khi tốt nghiệp ĐH, một tỷ lệ lớnSV vẫn chưa thể giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ chứ chưa nói tới sử dụng thành thạo phục vụ công việc.
Không thể để chất lượng dạy ngoại ngữ tiếp tục đi xuống. Dù Bộ GD&ĐT đã giải thích rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời trong quá trình chuyển đổi cách thức thi cử đã lạc hậu ở môn học này, có lẽ cần tính tới hệ lụy của sự “thí nghiệm” này.
Liệu việc giảm số môn thi, đặt môn này làm môn bắt buộc, môn kia làm môn tự chọn liệu có giúp giải quyết được vấn đề? Người viết cho rằng việc HS, SV học môn Ngoại ngữ từ phổ thông lên ĐH mà vẫn không thể dùng để giao tiếp chứng tỏ chương trình, phương pháp và mục tiêu giảng dạy của chúng ta đang có vấn đề chứ không phải chỉ đơn giản là do cách thi cử đã lạc hậu như Bộ GD&ĐT nhìn nhận.
Video đang HOT
Bao nhiêu năm nay chúng ta mải mê đào tạo những thế hệ HS chỉ biết cắm cúi làm bài tập ngữ pháp và chọn đáp án đúng trong những câu trắc nghiệm nhưng khi cần lại không thể vận dụng được ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp. Đó thực sự là một nghịch lý.
Nghiêm túc nhìn nhận lại, nghịch lý đó diễn ra trong toàn bộ hệ thống GD phổ thông của Việt Nam chứ không phải chỉ riêng với môn Ngoại ngữ. Có thể thấy, chương trình học THPT của Việt Nam quá hàn lâm, nhất là đối với đại đa số học sinh không phân ban. Với nội dung như thế, nếu học sinh không học để thi thì cũng không biết để làm gì?
Đã bao giờ các nhà quản lý tự hỏi: Học sinh phổ thông sẽ làm gì với những kiến thức nặng nề về toán học, vật lý, hóa học, sinh học… ở bậc THPT? Kiến thức về giải tích, phương trình, bất phương trình bậc cao, về chu kỳ bán rã… sẽ được bao nhiêu phần trăm học sinh sử dụng tới trong suốt cuộc đời từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp?
Với môn Văn, dường như học sinh THPT ở ở tuổi 17, 18 cũng quá nhỏ để có thể đắm chìm và thấu hiểu những không gian gian nghệ thuật khi lãng mạn, khi bi thương, và phát biểu về những giá trị tư tưởng vừa lớn lao vừa trừu tượng.
Chưa kể có những nội dung trong chương trình THPT khó tới mức chỉ nên đưa vào bậc ĐH. Với một chương trình học như vậy, dù chỉ học để thi thì phần lớn học sinh cũng không thể nắm vững được kho kiến thức đồ sộ, nên học tủ, học lệch, gian lận là điều dễ hiểu.
Những tháp ngà xa lạ
Vậy sứ mệnh của giáo dục phổ thông là gì?
Mục đích của giáo dục phổ thông là cung cấp cho học sinh những kiến thức nền tảng cơ bản nhất về cuộc sống, bên cạnh việc khuyến khích, gợi mở cho các em thế mạnh của mình để phát triển trong tương lai.
Chúng ta dường như đang xây dựng một chương trình phổ thông nằm trong những tháp ngà khoa học, cao siêu và xa lạ với cuộc sống. Nên nhớ rằng chỉ một phần học sinh THPT sẽ tiếp tục bước vào ĐH, CĐ. Số còn lại sẽ bước ra cuộc sống như thế nào, nếu chỉ được nhà trường trang bị kiến thức về khảo sát hàm số, cân bằng phương trình hóa học, và bình giảng văn chương?
Trong khi đó, cái mà xã hội cần thì nhà trường lại đang thiếu. Đơn giản như việc khi tốt nghiệp THPT, ở độ tuổi 18, các em chính thức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, vậy nhưng kiến thức đại cương về pháp luật lại chỉ được lướt qua ở bậc học phổ thông ở một môn học được coi là rất phụ Giáo dục công dân. Việc để các em bước ra khỏi ghế nhà trường mà không hiểu biết về hệ thống chính trị, pháp luật là một thiếu sót vô cùng lớn.
Tương tự, không phải học sinh nào cũng sẽ vào trường kinh tế để được học về kinh tế học nhưng bài toán kinh tế thì bất cứ con người nào cũng phải đối diện. Thế nên, lẽ ra nhà trường phổ thông phải cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ đẳng về nền kinh tế, về giá cả, về thị trường, cung cầu.
Những kiến thức đó giúp các em khi ra khỏi cuộc sống có thể sơ lược hiểu được những gì đang diễn ra quanh mình, chẳng hạn như tại sao khi Tết đến giá cả lại tăng cao, lạm phát là gì, tại sao phải nộp thuế? Hay đơn giản như các em cần được hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân để từng bước biết làm chủ cuộc sống.
Ngoại trừ các chương trình phân ban, những kiến thức khoa học tự nhiên quá hàn lâm nên được tiết chế và dành thêm thời gian để học sinh được học về những thứ gần gũi xung quanh như hệ thống điện, an toàn vệ sinh thực phẩm, cách phòng tránh một số căn bệnh thường gặp.
Đối với môn Văn, hiện đa số học sinh có thể viết hàng trang giấy ca ngợi vẻ đẹp của nàng Kiều hay sức sống tiềm tàng của cô Mị nhưng một lá đơn đúng thể thức lại không soạn được!
Đối với môn Văn, hiện đa số học sinh có thể viết hàng trang giấy ca ngợi vẻ đẹp của nàng Kiều hay sức sống tiềm tàng của cô Mị nhưng một lá đơn đúng thể thức lại không soạn được!
Thiết nghĩ, thay vì bắt các học sinh dành quá nhiều thời gian học thuộc và chép lại những lời hoa mĩ mà chính các em cũng chưa hiểu, nhà trường hãy san sẻ một phần thời lượng đủ để dạy cho các em biết diễn đạt các suy nghĩ của mình thành lời, biết phân tích và bình luận về những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, phân biệt và soạn thảo được các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí để dùng đúng hoàn cảnh. Đây mới thực sự là điều mà giáo dục phổ thông thực sự cần hướng đến.
Việc đổi mới giáo dục phổ thông phải làm sao để khi học sinh rời khỏi ghế nhà trường, phần nào các em có thể trở thành những công dân thực thụ chứ không phải là những chú “gà công nghiệp.”
Cho nên nâng tăng hay giảm môn thi tốt nghiệp sẽ không có ý nghĩa gì nếu như tư duy giáo dục vẫn không thay đổi.
Chất lượng giáo dục rớt rơi nhiều đâu phải bởi… kỳ thi.
Khương Duy
Theo_VietNamNet
Rắc rối việc nhận xét thay cho điểm
Do học sinh lớp 1 chưa biết đọc nên những lời nhận xét của cô chỉ để mang về nhà cho bố mẹ đọc cho các con nghe. Còn nếu cho điểm thì các con sẽ có phản ứng tức thì, lớp học mà có nhiều điểm 10, không khí sôi động hơn nhiều...
Điểm số được cho là nguyên nhân gây áp lực lớn tới tâm lý trẻ vào lớp 1
Thích được chấm điểm
"Bố mẹ con về nhà vẫn hỏi xem hôm nay con được mấy điểm và bảo rằng nếu được 10 điểm sẽ thưởng món quà con thích. Nhưng từ hôm đi học tới giờ con vẫn chưa có điểm 10 nào" - em Nguyễn Bông Mai, học sinh trường Tiểu học Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết. Điều này cũng được giáo viên giải thích, thực hiện quy định của Bộ GD-ĐT không chấm điểm đối với học sinh lớp 1 nên nhà trường triển khai việc nhận xét từ đầu năm học 2013-2014. Tuy nhiên, thực tế cho thấy học sinh vẫn thích cô chấm điểm để dễ "quy đổi" thành những phần thưởng. Cô Nguyễn Minh Tâm, giáo viên tiểu học quận Hoàng Mai cho biết, năm học trước, giáo viên vẫn thực hiện việc cho điểm đối với học sinh lớp 1. Nếu được 9, 10 điểm, các em sẽ rất phấn khởi, tiết học cũng vui vẻ, sôi động hơn. Còn với lời nhận xét như cách làm hiện nay, các con chỉ nghe chứ chưa đọc và hiểu hết nên không cảm nhận ngay được niềm vui được khen hay phải sửa đổi khi cô chưa khen.
Trong khi đó, bà Vũ Thị Mỹ Hạnh, nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học Lương Định Của, TP Hồ Chí Minh, một trong những người đầu tiên đề xuất việc nhận xét thay vì cho điểm học sinh lớp 1 cho rằng, đánh giá năng lực học tập bằng điểm số làm cho giáo viên, phụ huynh và ngay cả bản thân trẻ không thấy năng lực thật sự của mình. "Phụ thuộc vào điểm số, nhiều lúc người thầy chủ yếu dạy để lấy điểm mà quên đi nhiệm vụ của mình là hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức và nhiều điều mới mẻ từ cuộc sống, con người..." - bà Vũ Thị Mỹ Hạnh phân tích-"Điều đáng buồn nhất là "điểm số" làm cho mọi người cùng ngộ nhận và phán xét sai lầm về nhau, đưa đến những cách quản lý và giáo dục áp đặt: Thầy cố gắng dạy thực chất, theo năng lực học sinh, lớp không nhiều điểm 10 thì cho là dạy "Yếu", trẻ không đạt điểm 10 như bạn thì là trẻ "chậm, lười", phụ huynh thấy con không đạt điểm 10 thì cho là cô "ghét con", "cô gợi ý đi học thêm, tặng quà cáp...".
Khó vì học sinh lớp 1 chưa biết đọc nhận xét
Một trong những vấn đề nảy sinh khi giáo viên nhận xét thay vì cho điểm học sinh lớp 1 là việc chuyển tải thông tin cho học sinh gặp khó khăn khi các em chưa biết đọc. Kinh nghiệm của bà Vũ Thị Mỹ Hạnh áp dụng ở trường mình là trong học kỳ I, thay phần nhận xét - cho điểm bằng hình thức qui ước với học sinh và phụ huynh: Ghi nhận học tập học sinh theo 3 mức: Hoàn thành kết quả tốt được tặng 1 sao đỏ, hoàn thành kết quả còn thiếu sót được tặng 1 sao xanh, chưa hoàn thành, còn thiếu sót nhiều được tặng 1 sao vàng (giáo viên dán vào vở bài tập học sinh).
Về vấn đề này, ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang yêu cầu các trường tổ chức chuyên đề giáo dục về vấn đề này. "Chúng tôi đang nghiên cứu để đưa ra hướng dẫn tốt nhất về cách đánh giá học sinh. Do các em học sinh lớp 1 chưa biết đọc nên hiện tại nhiều trường đã chủ động tìm ra những phương pháp đánh giá khá thú vị, phù hợp với tâm lý học sinh lớp 1 như sử dụng các hình mặt cười, mặt mếu để biểu thị một cách nhẹ nhàng đánh giá tốt hay chưa tốt đối với câu trả lời của học sinh" - ông Phạm Xuân Tiến chia sẻ. Theo ông Phạm Xuân Tiến, việc nhận xét học sinh rất đa dạng, phụ thuộc vào từng trình độ học sinh, từng môn học, bài học nên chưa nên đặt ra những khuôn phép mà phải tìm hiểu kỹ thực tế để tìm ra những sáng kiến, kinh nghiệm hay.
Một vấn đề nữa được TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội đặt ra là: "Thông thường giáo viên cho điểm thì dễ hơn nhận xét. Ngoài ra, nếu như chỉ có cô giáo thực hiện hình thức nhận xét thay vì cho điểm mà không tuyên truyền tác dụng của biện pháp này với phụ huynh thì tiến trình này sẽ gặp phải không ít khó khă trong quá trình thực hiện" - TS Nguyễn Tùng Lâm cho biết. Sẽ xảy ra tình huống phụ huynh không đánh giá được kết quả học tập của con mình vốn vẫn được thể hiện rõ ràng bằng điểm số và gây áp lực ngược lại với giáo viên. Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, dù thay thế việc chấm điểm bằng nhận xét có tác dụng tốt tới tâm lý học sinh và phụ huynh nhưng cần được hướng dẫn rõ ràng để cả 2 phía nhà trường và gia đình đều quen với phương pháp đánh giá mới này.
Duy Anh
Theo ANTD
Hội thảo - tư vấn du học cùng IDP khám phá New Zealand New Zealand là một điểm đến lý tưởng để du học với khí hậu ôn hòa, mức sống cao, người dân thân thiện. Giáo dục New Zealand được công nhận trên toàn thế giới về bằng cấp và chất lượng đào tạo. Trong đó, đáng chú ý là các lĩnh vực Tài chính Kế toán, Dược, Tâm lý học, Giáo dục... Cùng tìm...