Học lực trung bình khá được “hưởng” bằng loại khá
Phó Hiệu trưởng xác nhận sinh viên tốt nghiệp loại trung bình khá, nhưng trong tấm bằng cử nhân của sinh viên đó, Hiệu trưởng lại ký cấp bằng cử nhân tốt nghiệp loại khá. Câu chuyện xảy ra tại Trường ĐH KT&QTKD (thuộc ĐH Thái Nguyên) khiến không ít sinh viên bất bình.
Dù điểm trung bình chung học tập toàn khóa là 6,68, xếp loại tốt nghiệp TB khá, Vũ Ngọc Hoàng vẫn được cấp bằng tốt nghiệp loại khá. (Ảnh: H.Ngân)
Theo nguồn tin phản ánh của bạn đọc, chúng tôi có trong tay bản công chứng tấm bằng cử nhân tốt nghiệp Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (KT&QTKD) số C:0608489, ngày 28/10/2004, do ông Trần Chí Thiện – Hiệu trưởng Trường đại học KT&QTKD thuộc ĐH Thái Nguyên ký cấp cho sinh viên Vũ Ngọc Hoàng (SN 20/11/1980 tại Thái Nguyên), lớp 32A KTNN. Theo tấm bằng cử nhân này thì SV Vũ Ngọc Hoàng tốt nghiệp xếp hạng loại khá.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì tại Quyết định số 49-49/QĐ-ĐT của Hiệu trưởng Trường đại học KT&QTKD ra cùng ngày 28/10/2004 do Phó hiệu trưởng Nguyễn Công Giáo ký thay lại xác định SV Vũ Ngọc Hoàng chỉ xếp loại tốt nghiệp: TB khá.
Cũng tại phiếu kết quả học tập toàn khóa của SV Vũ Ngọc Hoàng do ông Đoàn Quang Thiệu – Trưởng phòng ĐT và QHQT Trường đại học KT&QTKD ký xác nhận cho thấy kết quả học tập của SV Vũ Ngọc Hoàng ở mức TB khá. Cụ thể, kết quả học tập của Hoàng toàn khóa là: 6,68 Xếp loại tốt nghiệp: TB khá.
Video đang HOT
Ngoài ra theo bảng điểm kết quả học tập của Vũ Ngọc Hoàng tại Trường KT&QTKD, một số môn học liên quan trực tiếp đến ngành học Kinh tế nông nghiệp như: Chăn nuôi đại cương, Kinh tế nông nghiệp, điểm thi hết môn lần thứ nhất chỉ là 1 và 2 điểm. Phải đến lần thi thứ hai SV này mới đạt điểm thi trung bình (5 điểm).
Trong khi đó, theo quy định của Bộ GD-ĐT, sinh viên tốt nghiệp loại khá phải có điểm trung bình chung học tập toàn khóa từ 7,0 đến cận 8,0 mới được công nhận tốt nghiệp loại Khá.
Được biết, sau khi tốt nghiệp năm 2004, hiện Vũ Ngọc Hoàng công tác tại một trường đại học đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới cái mác bằng tốt nghiệp loại khá.
Sau khi vụ việc SV Vũ Ngọc Hoàng có học lực TB khá nhưng được Hiệu trưởng Trần Chí Thiện cấp cho tấm bằng cử nhân loại khá bị bại lộ, nhiều sinh viên trong trường rất bất bình vì họ cho rằng đó là sai phạm nghiêm trọng của thầy hiệu trưởng mà không biết ai sẽ xử lí.
Sóc Trăng: Tổng kiểm tra văn bằng, chứng chỉ
UBND tỉnh Sóc Trăng đã thành lập Ban Chỉ đạo Kiểm tra văn bằng – chứng chỉ để phục vụ việc kiểm tra quản lý cấp phát, sử dụng văn bằng chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đê kịp thời chấn chỉnh, phát hiện và xử lý các cá nhân, đơn vị cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp.
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ thành lập 2 đoàn để phối hợp với UBND các huyện, thành phố kiểm tra theo hướng dẫn. Sở Nội vụ có trách nhiệm đưa việc kiểm tra văn bằng, chứng chỉ vào nội dung thanh tra ngành Nội vụ hàng năm nhăm hạn chế tối đa việc sử dụng các loại các loại văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định, bảo đảm các tiêu chuẩn ngạch công chức khi xem xét bố trí sử dụng và bổ nhiệm công chưc cũng như quy hoạch đào tạo bồi dưỡng nguôn can bô.
Theo thông tin của chúng tôi, thời gian vừa qua, cơ quan chức năng của tỉnh Sóc Trăng đã phát hiện nhiều cán bộ công chức sử dụng văn bằng bất hợp pháp.
Theo Dân Trí
Ngành CNTT: Học lực trung bình, chọn trường nào dễ đậu?
Hiện rất nhiều trường ĐH-CĐ mở ngành Công nghệ thông tin (CNTT). Tuy nhiên, chọn trường nào để nhiều cơ hội trúng tuyển là vấn đề mà nhiều thí sinh còn băn khoăn.
window.onload = function () resizeNewsImage("news-image", 500);
Trường dễ đậu
Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010, cả nước có hàng trăm trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin (CNTT) bởi đây là ngành học được xã hội ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu muốn theo học, điều trước tiên thí sinh (TS) cần lượng sức mình xem có thể dễ trúng tuyển vào trường nào nhất bởi các trường này có mức điểm tuyển rất khác nhau. Theo kinh nghiệm các năm tuyển sinh trước đây, mức điểm trúng tuyển vào ngành CNTT thường ở "top" cao (khoảng 20 điểm trở lên). Một số trường tuyển với mức điểm rất cao gồm: ĐH Công nghệ ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Công nghệ bưu chính - viễn thông Hà Nội (cơ sở phía Bắc)... Với những trường này đòi hỏi TS phải có học lực loại giỏi mới đảm bảo đậu.
Nếu có học lực khá và trung bình có thể chọn ngành học này ở các trường khác. Có rất nhiều trường đào tạo ngành học này nhưng mức điểm trúng tuyển ở mức vừa phải, từ 16 - 20 điểm như: ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH Thủy lợi, ĐH Hà Nội, ĐH Nông nghiệp 1, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Xây dựng, Học viện Kỹ thuật quân sự (dân sự, thi ở phía Bắc), Học viện Kỹ thuật quân sự (dân sự, thi ở phía Nam), Học viện Kỹ thuật mật mã... Đặc biệt nếu TS chỉ có mức điểm từ 14-15 vẫn có cơ hội học ngành học này ở một số trường ngoài công lập; những trường mới mở ngành và những trường phải tự túc kinh phí đào tạo gồm: ĐH FPT, Viện ĐH Mở Hà Nội; ĐH DL Đông Đô; ĐH Thăng Long; ĐH DL Phương Đông, ĐH Đại Nam, HV Quản lý giáo dục...
Nếu có mức điểm chỉ bằng điểm sàn thi ĐH thì TS nên chọn dự thi vào các trường cao đẳng có đào tạo ngành học này, sau đó có thể học liên thông lên ĐH và hệ cao đẳng ở một số trường ĐH gồm: CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội; CĐ Kinh tế kỹ thuật công nghiệp I; CĐ Giao thông vận tải; CĐ Cộng đồng Hà Nội; CĐ Tài nguyên và Môi trường; CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội; trường CĐ Công nghệ Hà Nội; CĐ Văn thư - Lưu trữ T.Ư I...
Ở phía Nam, trường ĐH Bách khoa TP.HCM, ngành Công nghệ thông tin (Kỹ thuật máy tính, Khoa học máy tính) luôn dẫn đầu về điểm chuẩn (năm 2009: 21 điểm). Còn tại trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, nhóm ngành: Mạng máy tính và viễn thông, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm... cũng có điểm chuẩn khá cao (năm 2009: 18 điểm). Ở trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), TS cũng phải đạt từ 16 - 18 điểm. Còn các trường ĐH ngoài công lập, ngành CNTT thường cao hơn điểm sàn 1 điểm trở lên.
Trường dễ kiếm việc làm
Theo dự báo về thị trường lao động, ngành CNTT là một ngành sẽ tiếp tục phát triển vì hiện còn đang thu hút nguồn nhân lực. Tuy nhiên đây là ngành học đòi hỏi có trình độ cao và hiện đang thiếu hụt nguồn nhân lực ở trình độ này nên những sinh viên tốt nghiệp trình độ thấp không dễ kiếm việc làm. Theo thống kê hằng năm ở các trường ĐH thì một số trường có sinh viên ra trường dễ kiếm việc làm bao gồm: ĐH Thăng Long, ĐH Bách khoa, Học viện Công nghệ bưu chính - viễn thông, Học viện Kỹ thuật quân sự... Đặc biệt có một số trường đảm bảo việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp, trong đó có ĐH FPT. Đây là trường ĐH từ khi tuyển sinh đã cam kết nhận sinh viên về làm việc với mức lương khởi điểm khá cao. Trường cũng yêu cầu TS có mức điểm thi ĐH không cao, chỉ bằng điểm sàn. Tuy nhiên TS sẽ phải qua một kỳ sơ tuyển để xem có năng lực theo học ngành này hay không. Theo kinh nghiệm của các kỳ tuyển sinh trước đây thì mặc dù trường chỉ lấy TS ở mức điểm sàn nhưng những TS đậu vào trường cũng phải có năng lực khá, đặc biệt là môn Toán ít nhất phải đạt từ 7 điểm trở lên.
Điều đáng lưu ý là khi tuyển chọn đầu vào mức điểm của các trường khác nhau có thể cách xa nhau nhưng chất lượng đào tạo của các trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy không phải trường tuyển mức điểm thấp thì chất lượng đào tạo thấp. Ở một số trường tuyển với mức điểm không cao nhưng chất lượng đào tạo tốt và được xã hội thừa nhận thì tỷ lệ sinh viên có việc làm sẽ rất cao.
Theo Thanh Niên