Học Luật kinh tế có phải chỉ để trở thành luật sư?
Nghĩ tới ngành Luật, ấn tượng đầu tiên chắn hẳn là ‘học để ra làm luật sư!’. Nhưng trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, khi cơ sở pháp lý trở thành nền tảng không thể thiếu cho quá trình giao thương giữa các quốc gia thì nhóm ngành Luật nói chung, ngành Luật kinh tế nói riêng mang đến nhiều cơ hội hơn bao giờ hết!
Chọn Luật kinh tế, không phải là… học thuộc lòng hết cả bộ luật
Luật kinh tế là hệ thống quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong xã hội. Là một ngành học, ngành Luật kinh tế trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh; trong đó, cùng với kiến thức về Hiến pháp, các bộ luật,… thì kỹ năng phát hiện, nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý trong thực tiễn kinh doanh cũng là mục tiêu đào tạo của ngành này.
Sinh viên ngành Luật kinh tế được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh
Cụ thể, sinh viên được trang bị kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý,… để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng. Nên đừng nghĩ Luật kinh tế là ngành học ‘khô khốc’, chỉ có ‘tụng’ hết bộ luật này đến bộ luật khác.
Một nhầm lẫn nữa về ngành Luật kinh tế – đó là nhầm lẫn về ‘nghề luật sư’. Ngành Luật ở mọi trường đại học đều không cấp bằng luật sư; khi hoàn tất chương trình, bằng cấp dành cho bạn là bằng Cử nhân Luật. Với bằng cấp này, bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau liên quan đến pháp luật – mà luật sư chỉ là một trong số đó (mở ngoặc là, để hành nghề luật sư thì mọi Cử nhân Luật, dù tốt nghiệp trường đại học nào, cũng đều phải trải qua một khóa đào tạo cấp chứng chỉ luật sư do cơ quan nhà nước cấp).
Đa dạng cơ hội nghề nghiệp ‘ngoài luật sư’
Tất nhiên sinh viên ngành Luật kinh tế không chỉ có thể làm luật sư. Các bạn còn có thể trở thành chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp bất động sản, sản xuất – thương mại – dịch vụ, xuất nhập khẩu, tài chính,… Không cần quá lo lắng về cơ hội nghề nghiệp, bởi doanh nghiệp – dù thuộc ngành nghề nào – cũng đều cần đến một bộ phận pháp lý, đảm bảo về mặt pháp luật đồng thời là ‘cánh tay tham mưu’ chiến lược để cạnh tranh lành mạnh, phát triển vững chắc. Đặc biệt, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam hầu như đều cần đến nhân sự pháp lý người Việt để gia nhập ‘cuộc chơi’ kinh tế.
Video đang HOT
Nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương hấp dẫn cho sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế
Các bạn cũng có thể trở thành công chứng viên, điều tra viên, chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý tại các văn phòng luật sư, công ty luật,… Một số vị trí khác là chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp, hoặc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.
Năng lực & bản lĩnh giải quyết vấn đề – ưu tiên số 1 khi chọn trường học luật
Học Luật kinh tế không phải là ‘ôm bộ luật và học thuộc lòng’, điều quan trọng là năng lực và bản lĩnh để giải quyết vấn đề thực tế. Tư duy logic, năng lực phản biện và các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục, giải thích vấn đề,… đều đóng vai trò quan trọng giúp luật sư, chuyên viên pháp lý tương tác với thân chủ, ban quản trị của mình, giúp xây dựng niềm tin, bảo vệ tốt thân chủ.
Cuộc thi Olympic Pháp luật được HUTECH tổ chức hàng năm giúp sinh viên phát triển toàn diện kỹ năng
Một môi trường năng động giúp sinh viên phát triển được những năng lực nghề nghiệp cần thiết trên đây chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu với thí sinh yêu thích ngành Luật kinh tế, bởi trải nghiệm thực tế ngay từ trên giảng đường là cách hiệu quả để củng cố năng lực, tạo dựng bản lĩnh cho bản thân.
Chẳng hạn, sinh viên ngành Luật kinh tế tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), được trang bị ‘bộ kỹ năng’ chuyên môn thông qua thời lượng lớn thực tế tại doanh nghiệp, tòa án, viện kiểm sát…, các ‘đấu trường’ học thuật giúp nâng cao năng lực phản biện, xử lý tình huống. Môi trường học tập chuẩn mực với Trung tâm Nghiên cứu – Đào tạo – Tư vấn – Thực hành nghề Luật, các chương trình hội thảo chuyên đề, sinh hoạt CLB Tiếng Anh pháp lý cũng giúp các cử nhân Luật tương lai có cái nhìn toàn diện, bao quát nhất về ngành học mà mình theo đuổi.
Thông tin xét tuyển ngành Luật kinh tế tại một số trường Đại học:
- Trường Đại học HUTECH: Xét tuyển các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh) theo kết quả thi THPT Quốc gia; hoặc xét tuyển học bạ lớp 12 với tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 trở lên; hoặc xét kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG-HCM; hoặc kỳ thi tuyển sinh riêng của HUTECH.
- Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM: Xét tuyển các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D96 (Toán, KHXH, Anh) theo kết quả thi THPT Quốc gia.
Theo baodatviet
'Học Luật khô khan?' - Sinh viên Luật kinh tế HUTECH chứng minh điều ngược lại
Luật kinh tế được đánh giá là một trong những ngành 'hưởng lợi" nhiều nhất từ nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ hiện nay. Và trong những địa chỉ uy tín đào tạo ngành này, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã khẳng định hiệu quả thông qua những hình thức học tập đặc thù đầy thú vị.
Bằng những phương pháp học tập sinh động, sinh viên Luật kinh tế HUTECH đã chứng minh rằng ấn tượng 'ngành Luật khô khan lắm!' chỉ là một sai lầm. Thử một ngày 'đột nhập' vào HUTECH xem sinh viên Luật kinh tế đã làm gì để những giờ học luôn hấp dẫn!
Phiên tòa giả định - mô phỏng để làm quen với môi trường làm việc
Nghe có vẻ đầy... căng thẳng, nhưng đây lại là một hình thức học tập hiệu quả - khi sinh viên Luật kinh tế 'biến hình' thành Công tố viên, Luật sư, Thẩm phán,... trong 'Phiên tòa' được tổ chức quy mô, bài bản ngay tại trường; dưới sự hướng dẫn của các giảng viên giàu kinh nghiệm và cố vấn là đại diện đến từ các cơ quan tố tụng, tòa án, sở tư pháp. Hình thức mô phỏng thực tế này không chỉ giúp sinh viên củng cố kiến thức về các bộ luật, tình huống và phương pháp vận dụng.
Phiên tòa giả định - hình thức mô phỏng thực tế giúp sinh viên củng cố kiến thức về các bộ luật, tình huống và phương pháp vận dụng
Chẳng hạn, trong một Phiên tòa giả định giải quyết tranh chấp hai doanh nghiệp trong và ngoài nước, sinh viên sẽ lần lượt chỉ ra các vi phạm dựa trên kiến thức được học nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của hai bên. Thông qua các thủ tục xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án theo đúng thể thức một phiên toà thật sự, Phiên tòa giả định chính là cơ hội để sinh viên HUTECH cọ xát thực tế, trải nghiệm 'không khí' tại tòa án và hình dung được tính quan trọng của bộ phận pháp lý trong mọi doanh nghiệp, đặc biệt là khi làm việc với đối tác nước ngoài trong nền kinh tế hội nhập.
TS. Nguyễn Thành Đức - Trưởng khoa Luật HUTECH cho biết: ' Trong bối cảnh các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ thì cần có một đội ngũ chuyên viên pháp lý am hiểu luật pháp Việt Nam để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Phiên tòa tại HUTECH giúp sinh viên vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời trang bị thêm nhiều kỹ năng cần thiết như cách trình bày vấn đề, lập luận bảo vệ quan điểm, phản biện một cách logic, chặt chẽ,...'.
Học từ những... cuộc chơi - học Luật kinh tế kiểu HUTECH
Song song với kiểu học mô phỏng, sinh viên Luật kinh tế HUTECH còn tạo nên màu sắc cho những giờ học của mình từ những sân chơi chuyên ngành được tổ chức quy mô. Đó là Olympic Pháp luật, Rung chuông vàng Pháp luật, Đấu trường pháp lý với nội dung xoay quanh các bộ luật tiêu biểu như Luật Lao động, Luật Đầu tư, Luật Thương mại quốc tế, Pháp luật về thương mại điện tử, phá sản và trọng tài quốc tế,... - cũng chính là những nội dung kiến thức trọng tâm mà các bạn được trang bị, nhằm củng cố kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Cuộc thi Rung chuông vàng Pháp luật là sân chơi để sinh viên củng cố kiến thức một cách hiệu quả nhất
Đặc biệt, những sân chơi này được kết hợp nhiều hình thức đa dạng như trả lời nhanh, xử lý tình huống, thuyết trình, phản biện,... để phát triển kỹ năng mềm, bản lĩnh và sự tự tin cho sinh viên, nhất là khi những sân chơi này hiện đã 'vượt khỏi' phạm vi HUTECH, trở thành điểm hẹn thú vị thu hút cả sinh viên từ nhiều trường đại học khác tại TP.HCM. Còn riêng với sinh viên Luật Kinh tế HUTECH, những trải nghiệm đó là 'bước đà' quan trọng để sinh viên Luật Kinh tế HUTECH tự tin hơn khi bước vào học kỳ doanh nghiệp, thực tập thực tế và xa hơn nữa là đón đầu cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực của mình.
Những cuộc thi học thuật của sinh viên HUTECH còn là điểm hẹn thú vị cho cả sinh viên từ nhiều trường đại học khác tại TP.HCM
Phiên tòa giả định hay những cuộc thi kịch tính, đó chỉ là hai trong loạt giảng đường của sinh viên Luật kinh tế HUTECH. Các bạn còn có những chuyến thực tế tại Viện Kiểm sát, Tòa án, bộ phận pháp lý của các doanh nghiệp hay những 'giảng đường kỹ năng' - là những chương trình ngoại khóa, những sự kiện văn nghệ, thể thao,... trong môi trường đại học năng động mang tên HUTECH, để phát triển toàn diện hơn những kỹ năng mềm cần thiết cho mình. Học tập thực tiễn, không lo 'khô khan', bạn đã sẵn sàng chinh phục ngành Luật kinh tế như sinh viên HUTECH chứ?
Năm 2019, HUTECH xét tuyển ngành Luật Kinh tế theo 04 phương thức: Xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia, Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 03 môn (với tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển từ 18 điểm trở lên), Xét kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM và Kỳ thi tuyển sinh riêng của HUTECH. Trong đó, với phương thức xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia và xét tuyển học bạ lớp 12, thí sinh có thể chọn một trong 04 tổ hợp môn: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh).
PV
Theo baodatviet
Thủ khoa và lối rẽ sau những trang sổ vàng (bài 1): Cô thủ khoa ngành Luật lấy cảm hứng từ các bộ phim trinh thám Những bộ phim trinh thám, hình sự hấp dẫn, những vụ án được dư luận quan tâm với nhiều tình tiết chưa được hé lộ,... chính là nguồn cảm hứng cho cô nữ sinh Hà thành lựa chọn ngành Luật khi đứng trước ngưỡng cửa đại học. Với sự ham học và bản lĩnh, cô nàng xuất sắc trở thành thủ khoa được...