Học lịch sử qua biển tên đường
Mới đây Hà Nội đã dựng thêm những tấm biển tên đường có kèm chú thích về các danh nhân. Đây là một cách làm mới nhằm giáo dục lịch sử cho giới trẻ và người dân.
Tại các tuyến phố ở khu vực Q.Hoàn Kiếm xuất hiện các biển tên đường có ghi tóm tắt tiểu sử, công lao của các danh nhân, anh hùng dân tộc. Những tấm biển này được đặt ngay tại khu vực ngã tư, gần phần đường dành cho người đi bộ nên ai đi qua cũng dừng lại đọc.
Những biển tên đường kèm chú thích về tiểu sử, công lao của các danh nhân giúp giới trẻ thêm quan tâm về lịch sử dân tộc – Ảnh: Ngọc Thắng
Những dòng chú thích ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin như “Lê Lai (năm mất 1419), danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã hy sinh để cứu chủ tướng Lê Lợi” hay “Lê Thạch (năm mất 1421), danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từng đánh thắng Mã Kỳ ở Nga Lạc”, “Hai Bà Trưng (14-43), tức 2 chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Anh hùng dân tộc, đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta lật đổ ách thống trị của nhà Đông Hán”… đã tạo nên một xu hướng học lịch sử ngắn gọn, dễ nhớ nhận được nhiều sự đồng tình của người dân thủ đô.
Ông Nguyễn Văn Dũng (ở phố Cầu Gỗ, Hà Nội) cho biết: “Những tấm biển chú thích tên các vị danh nhân nên được nhân rộng ở khắp nơi. Cách làm này vừa có tác dụng giáo dục lịch sử vừa khơi dậy quá khứ hào hùng của cha ông ta”. Ông Dũng nói thêm bây giờ hỏi con ông Lý Thái Tổ là ai, chúng cũng không trả lời được. “Bài học lịch sử thì dài ngoằng nên khi học xong chẳng đứa nào nhớ nổi. Bây giờ, chỉ cần nhớ Lý Thái Tổ là miếu hiệu của vua Lý Công Uẩn, người đã cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội, hay Phan Bội Châu là nhà cách mạng dân chủ. Vậy thì người Việt Nam sẽ đọc vanh vách lịch sử cho mà xem”, ông Dũng phấn khởi nói.
Video đang HOT
Thu Minh – học sinh Trường THPT Chu Văn An, nhận xét: “Những chú thích tuy ngắn gọn nhưng cũng đủ gợi nhớ về tiểu sử và công lao của những vị anh hùng chứ không như những bài học lịch sử dài ngoằng với những chi tiết rườm rà khó nhớ. Em nghĩ cách làm này sẽ có tác dụng tích cực nhằm thay đổi chất lượng học lịch sử của học sinh hiện nay”.
Ông Nguyễn Quốc Hoa – Phó chủ tịch UBND Q.Hoàn Kiếm, cho biết: “Hiện có 10 tuyến phố ở khu vực trung tâm đang được thí điểm gắn biển chú thích. Dự kiến, khoảng giữa tháng 2 sau khi thu thập ý kiến của người dân sẽ triển khai trên toàn quận và thành phố”. Ông Hoa cũng cho biết, các con đường thường gắn với lịch sử các danh nhân, vùng miền nhưng thế hệ trẻ hầu như ít quan tâm. Vì vậy, chúng ta cần phải có biện pháp để thế hệ sau hiểu rõ hơn về lịch sử. Nếu nhận được những phản hồi tích cực, chúng tôi sẽ tính đến việc làm các biển chú thích bằng tiếng Anh để phục vụ du khách nước ngoài”.
Theo TNO
Cựu cảnh sát đánh vỡ gan đương sự bị phạt 8 năm tù
Cho rằng việc hành hung khiến người đàn ông chết tại trụ sở công an của nhóm cảnh sát là nghiêm trọng, trái đạo đức, HĐXX tuyên phạt 3 bị cáo mức án cao hơn đề nghị của cơ quan công tố.
Sau 3 ngày nghị án, sáng 3/10, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt bị cáo Danh Nhãn (nguyên cảnh sát khu vực ấp 3, Công an thị trấn Ngã Năm) và cựu dân quân tự vệ Nguyễn Quốc Thắng cùng 8 năm tù về tội "cố ý gây thương tích". Mức án này cao hơn so với hình phạt (6-7 năm tù) VKS đề nghị áp dụng với 2 bị cáo.
Liên quan vụ án, cựu trung sĩ Trần Tuấn Khải (nguyên cảnh sát khu vực ấp 2) bị phạt 4 năm tù. Võ Văn Út Đèo (nguyên phó công an thị trấn Ngã Năm) nhận án 2 năm.
Bốn bị cáo Khải, Út Đèo, Thắng và Danh Nhãn (từ phải qua) nghe tuyên án. Ảnh: Thiên Phước.
Theo HĐXX, chiều 30/3, nhận được tin báo ông Trần Văn Dữ (44 tuổi) rượt mẹ ruột đánh gãy tay, bị cáo Út Đèo phân công Nhãn cùng Khải đến nhà đưa đương sự về trụ sở để làm việc.
Ông Dữ cự cãi nên bị cảnh sát Khải đánh vào vai, đẩy vào phòng bắt cúi xuống đánh bằng dùi cui. Sau đó, ông Dữ còn bị Nhãn và Thắng hành hung dẫn khiến tử vong do chấn thương kín ở vùng bụng, rách mặt sau thùy phải của gan.
Theo tòa, bị cáo Nhãn đã tát vào mặt, đá vào hông trái, lấy dùi cui thọc vào bụng ông Dữ. Hành vi của bị cáo trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe người khác, dẫn đến cái chết của người đàn ông 44 tuổi. Vì vậy, HĐXX cần phải phạt mức án cao hơn đề nghị của đại diện VKS mới đủ sức răn đe.
Còn bị cáo Thắng dù không được phân công nhiệm vụ nhưng lại đạp ông Dữ ngã, bắt quỳ gối trong phòng nghỉ của cảnh sát khu vực. Thắng còn tát tai, đá vào hông, lấy dùi cui thọc vào hai bên hông bị hại...
Mấy ngày nay mỗi khi rời phiên xử, cựu cảnh sát Út Đèo đều ân cần chăm sóc bà mẹ 82 tuổi của bị hại. Ảnh: Thiên Phước.
Bị cáo Út Đèo được xác định với cương vị phó công an thị trấn nhưng không ngăn cản sai phạm của cấp dưới. Khi ông Dữ vào tình trạng nguy hiểm, bị cáo đã ra lệnh cho cấp đưa ra ngoài trời cho đến chết. Theo HĐXX, hành vi này trái với đạo đức nghề nghiệp nên bị cáo phải chịu hình phạt tù cùng một tội với các thuộc cấp. Tuy nhiên, do tích cực khắc phục hậu quả, gia đình có công với cách mạng và được gia đình bị hại bãi nại, HĐXX chấp nhận mức án thấp nhất mà VKS đề nghị áp dụng với bị cáo Út Đèo.
Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc 4 bị cáo phải chi trả tiền mai táng phí cho gia đình nạn nhân gần 50 triệu đồng, bồi thường tổn thất tinh thần cho mẹ ông Dữ 60 tháng lương tối thiểu.
Theo VNExpress
'Cảnh sát đánh chết dân có dấu hiệu giữ người trái pháp luật' Bắt nghi phạm đánh mẹ già về trụ sở nhưng các công an viên không lập biên bản. Đánh ông này xong, họ bắt quỳ gối rồi bỏ đi chơi bài. Ngày 28/9, TAND tỉnh Sóc Trăng đưa nhóm cảnh sát cùng dân quân tự vệ ở thị trấn Ngã Năm ra xét xử trong vụ án đánh đương sự đến chết xảy...