Học làm chiến sĩ Công an
Chương trình ‘Học làm chiến sĩ Công an’ do Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ – CATP Hà Nội phối hợp cùng Đoàn Thanh niên CATP Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 25-7-2020.
Đây là năm thứ 3 khóa huấn luyện dành cho các em từ 9 đến 15 tuổi được diễn ra, tại đây các em sẽ được các chiến sĩ công an hướng dẫn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử, kỹ năng tự vệ xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống, đặc biệt là cách ứng phó như thế nào khi có nguy cơ bị bắt cóc, xâm hại…
Đây là năm thứ 3 chương trình “Học làm chiến sĩ Công an” được tổ chức. Qua các khóa học, chương trình đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều phụ huynh và các em học sinh
Các em sẽ trải nghiệm cuộc sống tự lập tại khóa học trong 7 ngày, mọi nền nếp tác phong kỷ luật của lực lượng Công an sẽ giúp các em trưởng thành hơn
Các bạn nữ cũng được bố trí ở một khu vực tách biệt
Những giờ thao luyện võ thuật và tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện các kỹ năng giúp các em gắn kết hơn
Video đang HOT
Để đảm bảo an toàn và điều kiện tốt nhất cho các em tham gia khóa học, CATP Hà Nội đã huy động và tổ chức tập huấn cho các cán bộ chiến sĩ và đoàn viên thanh niên tham gia làm công tác quản lý và giảng dạy trong chương trình
Mọi tâm sự của các em luôn nhận được sự chia sẻ của các thầy cô giáo
Những bữa cơm đầy đủ chất với sự quan tâm sâu sát của các cán bộ chiến sĩ tại Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ CATP Hà Nội
“Học làm chiến sĩ Công an” là chương trình trải nghiệm thực tế dành cho thiếu nhi rèn luyện nền nếp, tác phong, lối sống tự lập, tinh thần đoàn kết, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng xã hội
Thi viết 'Tôi chọn nghề' - Lần 2: Viết tiếp ước mơ yêu trẻ
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ tôi có ước mơ khi lớn lên sẽ trở thành chiến sĩ công an nhân dân. Tôi bắt đầu đi học võ thuật từ năm lớp 8 và cố gắng học giỏi để nuôi dưỡng ước mơ của mình.
Cô giáo Châu Thị Chính Nghiệp và học trò - Ảnh: THANH HOA
Tốt nghiệp THPT, tôi hào hứng đăng ký hồ sơ theo đuổi ước mơ của mình, thế nhưng tôi lại thất vọng vì mình không đủ điều kiện để xét vào ngành công an do sức khỏe không được đảm bảo.
Cái duyên với trẻ
Thế là tôi đăng ký học ngành khác và đậu vào một trường cao đẳng ở địa phương. Ba năm học cao đẳng mặc dù tôi đã cố gắng học nhưng lúc nào cũng tiếc nuối vì mình không thực hiện được ước mơ làm công an.
Tôi chẳng thiết tha gì với ngành mình đang theo học, tôi buồn nhưng cố gắng học vì nhà tôi rất nghèo, nếu bỏ học nửa chừng và theo đuổi tiếp ước mơ của mình liệu tôi có đủ điều kiện để tiếp tục? Thế là tôi từ bỏ ước mơ ấy và cố gắng học tiếp ngành mà mình không yêu thích.
Sau khi học xong cao đẳng, tôi vào làm nhân viên văn phòng tại một trường tiểu học ở vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc.
Thật sự dù không thích công việc hiện tại nhưng tôi vẫn luôn cố gắng hoàn thành công việc, làm hết trách nhiệm của mình và cấp trên của tôi không bao giờ thất vọng khi giao việc cho tôi.
Ban đầu khi mới về trường tôi không yêu thích công việc này cho lắm, nơi tôi công tác lại ở xa thị trấn, đường đi vất vả và khó khăn nên tôi cảm thấy rất nản chí, thế nhưng khi tiếp cận với các em học sinh và người dân nơi đây đã khiến tôi hoàn toàn thay đổi suy nghĩ.
Vì có chút năng khiếu về ca hát, hội họa và tổ chức trò chơi tập thể nên cứ sau mỗi giờ làm, bọn trẻ đều thích quây quần bên tôi để được học vẽ, học hát, học múa và được chơi các trò chơi tập thể làm vui nhộn cả sân trường.
Vì trẻ người đồng bào thường có năng khiếu về nghệ thuật nên ban giám hiệu đã giao cho tôi công việc bồi dưỡng năng khiếu và dẫn các cháu tham gia các hội diễn văn nghệ cấp huyện. Từ đó, được tiếp xúc với bọn trẻ nhiều hơn, tôi càng yêu mến trẻ hơn bao giờ hết.
Bắt đầu lại với trung cấp
Tôi vừa đi làm vừa đăng ký học thêm trung cấp sư phạm mầm non. Việc vừa học vừa làm đối với tôi thật khó khăn, chi phí đi lại, ăn ở tôi đều tự mình bươn chải.
Gia đình tôi còn nghèo và tôi còn phụ ba mẹ nuôi em trai đang học ĐH nên khó khăn càng chồng chất. Nhưng mỗi lần đối diện với vất vả, tôi lại nhớ đến nụ cười của bọn trẻ và tiếp tục cố gắng.
Sau khi học xong trung cấp sư phạm mầm non, tôi xin được ở lại công tác tại vùng miền núi để tiếp tục cống hiến, sau đó tôi tiếp tục học liên thông lên ĐH tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và vừa thi tốt nghiệp vào tháng 12-2019.
Vì yêu thích và cố gắng quyết tâm học tập nên kết quả thi tốt nghiệp của tôi nhất khóa và đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc.
Sau gần 4 năm đi dạy, tôi nhận ra rằng đây là công việc phù hợp với mình. Tôi chọn nghề giáo viên không phải vì điều gì đặc biệt, mà bởi vì xuất phát từ niềm yêu mến trẻ.
Tôi luôn mong muốn được giúp các bé ở những nơi có điều kiện khó khăn được tiếp tục đến trường, giúp các bé thắp sáng niềm tin và thực hiện được ước mơ của bản thân trong tương lai.
Tôi tin rằng học trò của tôi sẽ tiếp tục viết tiếp những ước mơ tươi đẹp và trở thành những người có ích cho xã hội.
Học trò là "ngân hàng"
Tôi từng nghe và rất tâm đắc với câu ngạn ngữ: "Dạy học là đặt vết tích của một người vào sự phát triển của một người khác, và chắc chắn học trò là ngân hàng nơi bạn có thể gửi kho báu quý giá nhất của bạn". Với tôi, học trò đúng là ngân hàng để tôi gửi gắm những tâm huyết và mơ ước của mình.
Một ngày ở ngôi trường có 80% học sinh nghiện game Ở ngôi trường có 80% học sinh nghiện game online, những học sinh từng thâu đêm ngồi bên màn hình máy tính đã "lột xác" thành những người tự tin, tự lập với bao hoài bão thay vì thế giới ảo nhiều cạm bẫy. Các em học sinh trường THCS - THPT Phùng Hưng (quận 12, TPHCM). Ảnh: Anh Nhàn Công cuộc cai...