Học lạ
Những phương pháp học này được xem là khá mới mẻ vì không phải bạn nào cũng biết và áp dụng.
Làm bài trắc nghiệm với 0% kiến thức
Bạn thường rất sợ trước những bài kiểm tra trắc nghiệm ở các môn Sinh, Sử, Địa vì phải nắm khá vững kiến thức toàn bài. Dù không phải thuộc lòng nhưng không thể đảm bảo được rằng bạn có thể nhớ hết những gì trong sách.
Vì vậy, trước ngày kiểm tra, bạn hãy làm thử những bài kiểm tra trực tuyến có sẵn, nhưng không được nhìn sách hoặc tra cứu bất kì tư liệu nào nhé! Hãy cố vận dụng những kiến thức trong đầu để tư duy và chọn những phương án thích hợp ngay tức thì. Nếu một bài kiểm tra trực tuyến có thời lượng 15 phút thì bạn nên làm xong trong 5 phút, một bài 45 phút nên làm trong 15 phút. Như thế bạn mới có thể nắm được nhiều dạng câu hỏi và dành thời gian để ôn lại kiến thức.
Sau đó, hãy xem mình đúng được bao nhiêu câu, và sai ở những câu nào. Sau đó hãy mở sách, gạch chân ở những kiến thức mà bạn vừa sai, hoặc chưa nhớ rõ. Kiến thức của bạn từ 0% sẽ nâng lên dần dần, và tăng cao gần như tuyệt đối. Sau khi làm xong, nhớ xem lại toàn bộ nội dung trong sách. Vậy là bạn đã nắm kiến thức rất vững rồi.
Những câu trắc nghiệm trên mạng thường bám sát nội dung bài học, vì vậy bạn thấy câu hỏi ra ở phần nội dung nào thì lưu ý kĩ nội dung đó. Đề kiểm tra trên lớp của bạn cũng sẽ hỏi đúng vào phần trọng tâm mà bạn đã được biết đến qua vài câu trắc nghiệm.
Tuy nhiên, đừng quá phụ thuộc bạn nhé. Nên nhớ là cách học này chỉ dành cho những môn kiểm tra trắc nghiệm thôi đó.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Vận dụng các giác quan
Nếu bạn rất ngán học thuộc lòng thì phương pháp này có thể sẽ giúp bạn đáng kể.
Video đang HOT
Trước tiên, hãy xem qua toàn bộ nội dung cần học thuộc, sau đó bắt đầu diễn đạt những gì bạn hiểu được dựa vào kiến thức trong sách, và thu âm lại nội dung đó, nghe lại nhiều lần. Tiếp đến, tự khảo bài chính mình bằng cách thu âm giọng nói, ghi lại những gì mình đã thuộc. Đối chiếu để chỉnh sửa sai sót.
Cách này ít tốn thời gian, và bạn rèn luyện được khả năng diễn đạt cùng sự tư duy, bởi “giảng bài cho chính mình” không dễ tí nào đâu bạn ạ!
Học thuộc…bài tập
Cách này chỉ dành cho những môn Toán, Lý, Hóa, nghe thì có vẻ “phản khoa học” nhưng thật sự rất hữu dụng.
Ở mỗi dạng bài tập, bạn hãy chọn một bài mang tính tổng quát nhất làm mẫu. Sau đó cố gắng nhớ thật kĩ, thật lâu đề bài cũng như cách giải cho dạng đó. Những bài tập kế đến, mỗi khi không biết làm, bạn hãy liên hệ tới dạng bài “khung sườn” mà mình đã “khắc ghi” trong đầu thì thế nào cũng tìm được cách giải.
Ví dụ, đối với hình học không gian, hãy chọn một bài phổ biến nhất, bao hàm rất cả các tính chất được học. Bạn cũng có thể tự “phát minh” ra những câu hỏi hóc búa và tự mày mò. Về sau, bài tập đó in sâu vào trí nhớ, nên bạn chỉ cần nhớ ra dạng ấy là tìm đươc hướng đi. Tuy nhiên, kĩ năng và kiến thức cũng rất quan trọng, vì các dạng tính toán rất phong phú, không bó hẹp trong phạm vi nào đâu.
Đi ngược phương pháp truyền thống
Bạn làm bài tập kiểu nào? Tự giải, so với đáp án và chỉnh sửa? Bạn có bao giờ thử làm ngược lại chưa?
Bởi vì, đôi khi những cách học không theo khuôn mẫu lại mang đến hiệu quả nhiều hơn so với những “lối mòn”.
Vì vậy, thỉnh thoảng cũng thử cách này bạn nhé: Xem đáp án trước, cố gắng nhớ kĩ năng, và làm lại. Cách này giúp bạn học nhanh hơn, và trình bày chặt chẽ, thuyết phục.
Bạn cũng có thể áp dụng khi làm bài trắc nghiệm: Dò đáp án trước, sau đó giải và tư duy xem kết quả của mình có giống với đáp án không. Như vậy sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian, và bạn có “ấn tượng sâu sắc” với câu trả lời.
o0o
Còn rất nhiều kiểu “học lạ” khác đang chờ bạn phát hiện.
Học sinh giỏi cũng... khổ
Trong mắt cha mẹ, thầy cô, học sinh giỏi là niềm tự hào. Nhưng để "sao" sáng mãi, không ít học sinh giỏi khổ sở vì áp lực bảng điểm đẹp, thứ hạng, bằng khen...
Tự tạo áp lực cho mình
Là học sinh giỏi 9 năm liền, B.Ngân (lớp 10 một trường khá nổi tiếng tại TPHCM) làm hài lòng gia đình với điểm thi vào lớp 10 là 41,5 điểm. Tháng đầu tiên của năm học, mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng Ngân vẫn giữ được danh hiệu học sinh giỏi. Tuy nhiên, đến tháng sau thì Ngân bị điểm dưới trung bình ở hai môn. Từ ngày bị điểm kém, Ngân trở nên lầm lì ít nói, cũng không thường xuyên trò chuyện với mẹ như trước đây.
Đi học về là Ngân vào phòng đóng kín cửa. Chị N.T.Thu Trang, mẹ của Ngân lo lắng: "Cháu cầm hai bài kiểm tra dưới trung bình về mà không nói gì. Tôi đang lo cháu buồn quá không tập trung học được. Sáng nay thấy hai mắt con sưng vù, nhưng tôi không dám hỏi, vì sợ chạm vào nỗi buồn của con".
Áp lực điểm cao khiến nhiều học sinh bị căng thẳng. (Ảnh minh họa: Nguyễn Thủy)
Kỳ Trung, học sinh lớp 9 tại Biên Hòa (Đồng Nai) lại đang tạo cho mình áp lực theo kiểu khác. Từ lớp 7 tới nay, Trung luôn so điểm của mình với cô bạn cùng lớp. Hôm nào bạn có bài kiểm tra hơn điểm là y như rằng Trung bỏ ăn. Đã nhiều lần gia đình khuyên răn mà vẫn không hiệu quả.
Chính cuộc ganh đua này mà Trung luôn luôn căng thẳng khi làm bài kiểm tra hay thi học kỳ. Chị Đồng Thị Hoa, mẹ của Trung cho biết: "Vợ chồng tôi không tạo áp lực, thấy con học giỏi cũng vui. Có điều, nhiều khi thấy con học gầy rộc cả người thì cũng xót xa".
Một giáo viên ở THCS Lê Lợi, Đồng Nai cho rằng, việc học sinh tự tạo áp lực về điểm số cho mình không hiếm, nhất là những học sinh giỏi...
"Thước đo" điểm số gây stress
Sẽ không quá khi nói rằng, có đến 90% các bậc cha mẹ, nhất là cha mẹ ở thành phố, sử dụng các câu hỏi cửa miệng khi con cái họ đi học, đi thi về: "Hôm nay con được mấy điểm?", &'Tháng này con xếp hạng mấy?"... Nhưng ít phụ huynh thừa nhận rằng, chính vì quá quan tâm vào điểm số, thứ hạng của con nên vô tình hình thành động cơ học tập sai lầm cho con: Học vì điểm, học để hơn người.
Đã mấy ngày nay, Yến Nhi, học sinh lớp 11, một THPT ở quận 5, TPHHCM tá túc nhà ông bà nội vì không biết trả lời bố mẹ thế nào khi bài kiểm tra môn Hóa chỉ được 7 điểm.
Cô giáo Lê Ngọc Kim Vy, giáo viên chủ nhiệm lớp 11 THPT H.T.K, kể: Không ít lần tôi chứng kiến học sinh khóc ngay tại lớp vì bị điểm kém. Thậm chí có nhiều em phải nhờ cô giáo gọi điện "xoa dịu" phụ huynh. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng dễ dàng chấp nhận khi con mình bị điểm thấp.
Chuyên viên tư vấn tâm lý của đài 1080 Cần Thơ, ông Ngô Thành Thuận cho biết: "Càng ngày có càng nhiều học sinh gọi điện đến than thở là học mệt, đuối sức. Nhiều em vừa tâm sự vừa khóc vì ấm ức khi cha mẹ la mắng vì điểm kém".
Ông Thuận khẳng định: "Các bậc cha mẹ đang tạo áp lực cho con cái quá nhiều!".
Khoa Tâm lý, Bệnh viện tâm thần T.Ư 2 ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ đến khám - chữa bệnh, hầu hết đều là học sinh, sinh viên. Nguyên nhân chính dẫn đến những chấn thương tâm lý là do áp lực chuyện học tập. Có những học sinh giỏi phải đều đặn đến Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) để điều trị chỉ vì học quá nhiều.
Hiện nay, "thước đo" gần như duy nhất để đánh giá học sinh là điểm số, kết quả học tập nhưng chính điều này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như học sinh tự tử, bị stress khi bị điểm kém, rớt hạng. Ông Ngô Tương Đại, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Trãi (TPHCM) chia sẻ: Có nhiều phụ huynh không chịu nhìn nhận thực chất của con em mình mà kỳ vọng quá nhiều nên ra sức ép con học.
"Khi con em bị điểm kém, phụ huynh nên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm hiểu nguyên nhân, thực chất vấn đề chứ đừng la mắng con cái và cũng đừng đổ lỗi cho giáo viên" , ông Đại nhấn mạnh.
Theo Đất Việt
"Lụi" trắc nghiệm Khi hình thức thi trắc nghiệm ngày một phổ biến hơn thì teen lại "cho ra đời" một thuận ngữ mới: "lụi" trắc nghiệm, có nghĩa là chọn đại một trong số 4 đáp án, nếu hên thì trúng, xui thì trật! Trắc nghiệm "lên ngôi" Hiện nay, trừ hai môn Toán và Văn thì tất cả các môn còn lại hầu như...