Học kỹ năng thi cử từ… học sinh cấp 1
Gần đến ngày thi đai học, bên cạnh việc củng cố kiến thức, teen nên chú ý đến những kỹ năng nhỏ mà hiệu quả cho bài thi của bạn nhé!
Kỹ năng viết chữ… có- thể- đọc- được
Vừa bước qua giai đoạn ngồi ngay ngắn được thầy cô cầm tay cho viết, teen tiến thẳng lên giai đoạn nằm dài, lăn lê bò lết ra đất chép bài. Lâu dần điều này tạo thành thói quen làm hỏng nét chữ của bạn.
Đương nhiên là khi phải ghi chép lượng kiến thức đồ sộ, teen phải chạy cật lực đua với thời gian. Nhưng nên chú ý gò chữ cho ngay hàng thẳng lối và dễ đọc bạn nhé. Khi phải chấm hàng đống bài thi, thầy cô dễ bị căng thẳng và rơi vào trường hợp gạch bài vì không thể đọc được bạn viết gì đấy. Khi đó thì thiệt thòi lắm đấy!
Kỹ năng viết đúng chính tả
Bên cạnh viết đẹp, còn chuyện cần bàn là phải viết… cho đúng.
Đừng ngạc nhiên khi vẫn còn kha khá teen rời trường phổ thông mà vẫn đau đầu vì những lỗi chính tả. Viết sai dấu hỏi, ngã, thiếu chấm phẩy, thậm chí là đem cả ngôn ngữ mạng vào bài thi cũng là một nguyên nhân gây bức xúc cho các thầy cô chấm bài.
Ngoài ra do việc phát âm theo tiếng địa phương quen miệng nên teen mang cả vào bài làm. Các phụ âm đầu cuối, cách phân biệt s, x, ch, tr hay các từ láy loại khó là những lỗi sai thường bi trừ điểm của teen. Cố gắng sửa chữa ngay nhé!
Kỹ năng viết nhanh
Bật mí cho bạn một chút nhé, bài thi không cần phải đúng mà còn phải… dài nữa.
Video đang HOT
Dù bài làm của bạn có đột phá hay sáng tạo tới đâu đi nữa, nhưng viết chỉ vỏn vẹn một tờ giấy thì điểm cao lắm cũng chỉ khoảng 5 điểm. Muốn khá khẩm hơn thì trong 3 tiếng làm bài, teen phải viết được khoảng 8 mặt giấy thi, nghĩa là cứ 15 phút cho một mặt giấy.
Đối với những teen thi khối C, D thì phải chú ý nhiều đến kỹ năng này nhé. Viết nhanh sẽ khiến những dòng kiến thức của bạn được trôi chảy và không gặp trắc trở dẫn tới quên trước quên sau.
Kỹ năng tính nhẩm
Bạn sẽ được mang máy tính vào phòng thi. Nhưng tốt nhất nên tập kỹ năng tính nhẩm. Tại sao à? Vì bạn sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian cho việc ngồi lọ mọ bấm cả những phép tình đơn giản. Vì bạn sẽ tránh được những tình huống do ỷ y nên bấm nhầm máy dẫn tới kết quả sai. Và cuối cùng là việc này sẽ giúp đầu óc bạn được nhạy bén và linh hoạt hơn.
Sẽ rất tốt nếu bạn có thể sử dụng khả năng tính nhanh thay vì lúc nào cũng phải kè kè theo máy, phải không?
Kỹ năng giữ bình tĩnh
Sau khi được gọi tên vào phòng thi, teen thường bắt đầu rơi vào trạng thái căng thẳng chờ giám thị làm thủ tục phát đề. Cầm tờ đề trong tay, một số teen ồ à vì dưới sức và lao vào làm, kéo theo một phần lớn teen còn lại lo lắng vì gặp một số điểm vướng mắt, thấy thiên hạ làm bài rào rào lại càng tự ti vào khả năng bản thân.
Hãy cố gắng gỡ bỏ áp lực, đừng lo lắng thái quá khi vừa vào câu đầu tiên của đề thi đã không biết làm. Cứ làm những câu phía dưới trước, một lát sau khi đã ổn định tinh thần, bạn sẽ nghĩ ra cách để quay lại giải nó thôi.
Kỹ năng tập trung tinh thần
Một số teen gần sát ngày thi gặp phải tình cảnh ba mẹ cãi nhau, giận bạn thân hay chia tay người ấy. Thế là bao nhiêu nhuệ khí làm bài bay vèo mất đi. Do không ai biết trước chuyện gì sẽ đến, nên cái bạn cần làm là tự trang bị cho mình một vỏ bọc trước những biến động sẽ xảy ra. Tự nhủ là cứ gác mọi thứ qua một bên, thi xong bạn sẽ quay lại “xử lý” những rắc rối đó sau.
Bạn cần làm tốt việc của mình trước khi để tâm giải quyết việc của người khác. 12 năm công sức học hành chỉ là dành cho phút này thôi. Cố gắng nhé mọi người!
Theo BĐVN
Kinh nghiệm làm tốt bài thi khối A
Trong số gần 2 triệu hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ năm nay, có đến hơn 1 triệu hồ sơ đăng ký thi khối A (toán, lý, hóa). Từ kinh nghiệm giảng dạy và chấm thi, các giáo viên đã cho thí sinh những lời khuyên bổ ích trước khi bước vào kỳ thi.
Những lỗi cần tránh trong môn toán
Mỗi năm, có hàng triệu thí sinh (TS) làm bài thi môn toán trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ. Thế nhưng số TS đạt điểm tối đa môn này rất ít.
TS làm bài thi môn toán trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
TS thường hay phạm các lỗi sau trong khi làm bài thi: Không đọc kỹ đề và thế sai dữ liệu. Ví dụ, trong câu khảo sát hàm, đề bài yêu cầu thế m = - 1, có nhiều em đã thế m = 1. Dù bài làm hoàn toàn đúng với m = 1 nhưng vẫn bị 0 điểm câu đó. Quên đặt điều kiện để hàm số xác định. Ví dụ, phương trình là vô nghiệm nhưng có TS vẫn nhận x = 2 là nghiệm. Hiểu lạc đề nên đặt vấn đề sai. Ví dụ: Tìm m để phương trình x4 x2 m = 0 (1) có đúng 2 nghiệm (0, 1).
Các bước giải đề thi môn vật lý Giải các câu thuộc về giáo khoa trước, lần lượt đến các thứ tự sau: Phần hạt nhân, vi mô, vĩ mô; phần quang lý; mạch dao động, sóng cơ học; dao động điều hòa, con lắc lò xo, con lắc đơn; dòng điện xoay chiều. TS cần làm bài theo phương pháp: Những bài dễ, bài có thời gian giải ngắn và những bài có công thức thuộc về dạng đó thì giải trước. Những bài lạ và có tính chất tự luận, nếu dư thời gian thì mới giải. Những bài lập phương trình dao động điều hòa, lập phương trình sóng hay tổng hợp dao động thì nên xem các phương án trả lời để có thời gian giải nhanh nhất. TRẦN NGUYÊN TƯỜNG
Giảng viên khoa Vật lý - vật lý kỹ thuật, trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Đặt t = x20 ; (1) thành
t2 t m = 0 (2)
Phương trình (1) có đúng 2 nghiệm (0, 1) chứ không phải phương trình (2). Ta có yêu cầu bài toán (2) có đúng 1 nghiệm (0,1).
Tính toán vội vàng nên sai ở những khâu trung gian. Ví dụ: x3 - 8 = (x - 2) (x2 5x - 7)
(x - 2) (x2 2x 4) =
(x - 2) (x2 5x - 7)
x - 2 = 0 v x2 2x 4 = x2 5x - 7
x = 2 v 3x = 11
TS không nên bỏ 2 dòng trung gian để khi cần thì có thể kiểm tra lại dễ dàng. Khi giải bất phương trình (hoặc phương trình) quên đặt điều kiện để phép biến đổi là tương đương. Ví dụ:
x2 x 1 = (x - 2)2 là sai vì thiếu điều kiện x32, chính xác hơn là:
Trong những phương trình (hoặc bất phương trình) lượng giác, vì sử dụng công thức không đúng chỗ nên dẫn đến phương trình mới phức tạp hơn. Trong những bài tích phân, vì đổi biến không phù hợp nên làm không ra và mất thời gian tính toán dài dòng. Khi khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, một số TS vì thiếu cẩn thận đã lập bảng biến thiên sai hoặc vẽ đồ thị sai. Ví dụ: y" = - x2 5x - 4, TS thường quen với dạng trong khoảng (1, 4) là đạo hàm âm nhưng ở đây đạo hàm dương "x (1, 4). TS dễ xác định sai miền giá trị của ẩn phụ nên kết luận sai. Ví dụ: Tìm m để phương trình sau có nghiệm:
thì miền giá trị của t là:
Đa số TS cho miền giá trị của t là t30 hoặc 0 t 4 là sai.
Theo TNO
Phát hiện 2 nét chữ trong bài thi tốt nghiệp của một nữ sinh TP.HCM Sáng 14/6, báo Giáo dục Việt Nam nhận được thông tin phản án của một vị giám khảo chấm thi (xin giấu tên) tại Hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (đơn vị nhận chấm bài cho TP HCM) vì phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong bài thi. Theo phản ánh của vị giám khảo...