Học kỹ năng – “điều kiện cần” hay chỉ là “cơn sốt”?
Xuất phát từ nhu cầu chuẩn bị tốt cho con em trong kỷ nguyên 4.0, nhiều phụ huynh tại các thành phố lớn đang ráo riết tìm kiếm các chương trình giáo dục kỹ năng cho trẻ.
Chuẩn bị cho cuộc “đại đào thải” 2030?
Từ năm 2015, tổ chức giáo dục phi lợi nhuận “Partnership for 21st Century” gồm các nhà hoạch định chính sách và các nhà giáo dục hàng đầu tại Mỹ đã công bố nghiên cứu 4Cs – 4 nhóm kỹ năng cần thiết trẻ cần có trong thể kỷ 21 bao gồm: Kỹ năng giao tiếp (Communication); Tư duy phản biện (Critical Thinking); Tính sáng tạo (Creativity) & Kỹ năng hợp tác (Collaboration). Theo các chuyên gia, 4 nhóm kỹ năng trên là điều kiện cần và đủ để trẻ gặt hái thành công trong học tập, cuộc sống và trở thành những người lao động dẫn đầu trong tương lai.
Từ thời điểm đó, 4Cs đã tác động mạnh mẽ vào quan điểm giáo dục và trở thành mục tiêu chung của các trường học trên toàn cầu. Tại Việt Nam, thị trường giáo dục kỹ năng cho trẻ cũng bắt đầu nhộn nhịp, các trường công lập và dân lập đều từng bước đưa những nội dung này vào chương trình đào tạo và giảng dạy dù chỉ mới ở mức độ “thăm dò”. Bên cạnh đó, các trung tâm, học viện… có tích hợp các môn kỹ năng “nhập khẩu” giáo trình từ nước ngoài dù có học phí khá cao do chi phí đầu tư cơ sở vật chất nhưng các lớp học đều thu hút đông phụ huynh đăng ký cho con em.
Đón con trước một cơ sở giáo dục kỹ năng tại Q.3, TP.HCM vào buổi chiều cuối tuần, anh Đặng Minh Khôi (43 tuổi, Q.Bình Thạnh) cho biết hiện con anh đang theo học một khóa rèn năng lực sáng tạo tại đây. “Ở trường, các bé chỉ học kiến thức đã hết thời gian, không có nhiều cơ hội rèn luyện óc sáng tạo. Nên vợ chồng tôi cho bé học thêm tại đây vào cuối tuần. Nói là học nhưng theo bé kể thì trong lớp, các bé chủ yếu học từ những trò chơi nên cũng không áp lực, mệt mỏi như đi học thêm”, anh Khôi chia sẻ.
Trung tâm con anh Khôi đang theo học là một cơ sở giáo dục theo phương pháp STEAM (chữ viết tắt tiếng Anh của năm từ Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật, Art – Nghệ thuật và Math – Toán học), bao gồm các khóa học về lập trình, làm phim hoạt hình, thiết kế web, chế tạo robot… cho trẻ. STEAM hay STEM (không có Art), hoặc STREM (thay Art bằng Robotic – Kỹ thuật người máy) đang là xu hướng giáo dục được ưa chuộng trên thế giới, đã được áp dụng trong các trường công lập lẫn tư thục từ 10-15 năm nay như một quyết sách giáo dục tại các quốc gia phát triển.
Phương pháp giáo dục STEM không nặng nề lý thuyết sách vở mà chủ yếu tập trung vào sang tạo, vận dụng các kiến thức, kỹ năng để trẻ giải quyết vấn đề
Video đang HOT
Cụ thể tại Mỹ, năm 2016 chính quyền ông Obama đã đầu tư 4,7 tỷ USD cho cơ sở vật chất, giáo trình và đào tạo giáo viên STEM để chuẩn bị tốt cho thế hệ tương lai trước cột mốc 2030 – thời điểm được McKinsey Global Institute tính toán là lúc máy tính sẽ thay thế 60% công việc hiện tại, tức trên 800 triệu người sẽ mất việc nếu không có những kỹ năng vượt trội. Hay tại Estonia, phương pháp STEM đã được áp dụng từ cấp mẫu giáo, giúp quốc gia nhỏ bé chỉ vỏn vẹn 1 triệu dân chiếm lĩnh vị trí thứ 7 thế giới về phát triển khoa học công nghệ và đứng đầu về tỉ lệ nữ giới có bằng đại học.
Chị Hồ Lê Minh Phương (38 tuổi, Q.5, TP.HCM) hiện cũng đang cho hai con nhỏ sinh hoạt CLB STEM tại Q.10 bộc bạch: “Chuyện học hành của các bé ở trường chủ yếu theo hướng giáo dục kiến thức, mà kiến thức thì nhanh hết thời, lạc hậu. Nghĩ đến cảnh những gì con học hôm nay chưa chắc áp dụng được trong 10 năm nữa khi con đi làm, tôi và chồng phải tìm hiểu các chương trình học khác để giúp con bổ sung những kỹ năng cần thiết, học cách tư duy sáng tạo, linh hoạt để dễ thích ứng trước những biến đổi.”
Tự tin chuẩn bị tốt = thành công
Trăn trở của những phụ huynh như chị Phương cũng là trăn trở chung của các diễn giả tham dự hội thảo “Kiến tạo tương lai từ giáo dục STEM” do Samsung Vina và Lego Education phối hợp tổ chức vào giữa tháng 3. Theo anh Lê Đình Hiếu (chuyên gia nghiên cứu giáo dục UNESCO) – mặc dù đã chậm hơn thế giới cả thập kỷ về áp dụng STEM trong giáo dục tư duy, kỹ năng cho trẻ, nhưng chậm còn hơn không, hiện nay là thời điểm phù hợp để Việt Nam đặt những viên gạch đầu tiên cho giáo dục STEM. “Nhìn ở góc độ tích cực, việc “chậm” cũng có lợi thế khi chúng ta có thể “đứng trên vai người khổng lồ”, áp dụng các giáo trình STEM đã được thế giới nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng thành công”, anh Hiếu nhận định.
Cũng là một phụ huynh có con đang sinh hoạt tại CLB STEM của Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH.Quốc gia TP.HCM, anh Trịnh Nhựt Đông chia sẻ cách bé được STEM rèn luyện kỹ năng ứng dụng kiến thức vào đời sống: “Ví dụ trên trường, bé được học tính chu vi vòng tròn. Đến khi sinh hoạt CLB, bé được hướng dẫn áp dụng công thức tính chu vi bánh xe để tạo ra những con robot di chuyển từ A đến B. Nhờ đó, bé thấy Toán học không mơ hồ, không khó hiểu.”
Buổi tọa đàm với sự tham gia của nhà hoạt động giáo dục Lê Đình Hiếu, thầy Phạm Ngọc Tiến (Đại diện Sở Giáo dục TP.HCM), cô Lâm Hồng Lãm Thúy (HT trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm), anh Trịnh Nhựt Đông (Đại diện PHHS) chia sẻ về sự cần thiết của giáo dục STEM, chuẩn bị cho thế hệ trẻ trong tương lai
Ngoài ra, anh Đông cũng dẫn chứng cách STEM giúp bé nhà mình rèn luyện đồng thời 4 kỹ năng quan trọng – 4Cs: “Phương pháp học STEM luôn nhóm trẻ thành đội để cùng giải quyết một nhiệm vụ. Bé giỏi lắp ráp phải hợp tác với bé giỏi lập trình (Collaboration), cả nhóm phải giao tiếp (Communication), tranh cãi và giải quyết mâu thuẫn (Critical Thinking) để hoàn thành nhiệm vụ bằng các phương án sáng tạo (Creativity). Vì vậy, khi mỗi phát minh/dự án được hoàn thành, các bé lại hoàn thiện và phát huy những kỹ năng thiết yếu”, anh Đông chia sẻ.
Để con em không trở thành bộ phận bị bỏ lại trong cuộc đua cách mạng công nghiêp 4.0, thầy Lê Duy Tân – Trưởng phòng Giáo dục Trung Học – Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cũng khẳng định giáo dục STEM là phương án cấp thiết: “Học sinh cần tự tin bước vào thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng tự tin phải đi kèm sự chuẩn bị tốt. Tự tin mà không chuẩn bị tốt là cầm chắc thất bại. Nhưng ngược lại chính là công thức thành công. Còn thành công đến nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị của nhà trường, các nhà nghiên cứu giáo dục, phụ huynh lẫn sự hỗ trợ từ doanh nghiệp.”
Tú Anh
Theo Dân trí
Khởi động cuộc thi FPT Edu Hackathon mùa đầu tiên
Ngày 11/4, Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) cho biết Cuộc thi FPT Edu Hackathon mùa đầu tiên, dành cho sinh viên CNTT, chính thức khởi động .
Cuộc thi nhằm khuyến khích tính sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ để giải bài toán thực tiễn của sinh viên, FPT Edu Hackathon mùa đầu tiên đã chọn đề thi là Mạng lưới kết nối vạn vật (IoT).
Cuộc thi lập trình FPT Edu Hackathon 2018 là cuộc thi được tổ chức theo mô hình Hackathon nổi tiếng của thế giới. Theo đó, đặc trưng thú vị nhất của FPT Edu Hackathon 2018 là cuộc thi thách thức các thí sinh phát triển một sản phẩm công nghệ trong thời gian ngắn, cạnh tranh về tốc độ, độ sáng tạo và tính hoàn thiện của ứng dụng.
Để khởi động cho mùa giải đầu tiên, FPT Edu Hackathon 2018 chọn đề bài với cảm hứng từ cuộc Cách mạng CN 4.0; trong đó yêu cầu các đội tham gia phát triển ý tưởng nhằm tạo ra những ứng dụng để đưa Mạng lưới Vạn vật kết nối (IoT) vào trong các lĩnh vực, giúp người dùng có trải nghiệm về sức mạnh công nghệ nâng tầm cuộc sống.
Với FPT Edu Hackathon, các thí sinh sẽ thi đấu theo đội, mỗi đội gồm 3-4 người. Cuộc thi có 2 bảng đấu với hệ thống giải thưởng riêng biệt và trải qua 3 vòng thi: vòng ý tưởng, vòng sơ loại và vòng chung kết.
"FPT Edu Hackathon thể hiện rất rõ tinh thần đào tạo của Tổ chức Giáo dục FPT, vừa có kiến thức về công nghệ, vừa có khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Chúng tôi trông đợi sinh viên của mình giải được những bài toán nhỏ bé, trước khi đào sâu những kiến thức hàn lâm; cũng như trông đợi các em làm ra được sản phẩm thực trong thời gian giới hạn, vì đó là những yêu cầu thực tế các em phải đối mặt khi bước ra khỏi cổng trường.
Nếu gọi FPT Edu Hackathon là sân chơi, thì đó là sân chơi thực tế và đầy thách thức, cũng là một lớp học đặc biệt mà chúng tôi hy vọng SV mình vượt qua để thực sự biết mình là ai, và học hỏi từ chính bạn bè mình.", ông Phan Trường Lâm, Trưởng ban Công nghệ của cuộc thi cho biết.
Được biết, để tham gia FPT Edu Hackathon 2018, ngoài đam mê công nghệ, các đội thi còn cần có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình, sử dụng platform, thiết kế giao diện phần mềm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình sản phẩm...
Tổng giá trị giải thưởng FPT Edu Hackathon 2018 lên đến 200 triệu đồng trong đó có 183 triệu đồng tiền mặt. 2 đội giải Nhất ở mỗi bảng sẽ nhận được phần thưởng trị giá 30 triệu đồng gồmcơ hội tham quan và học tập tại Singapore. 2 đội giải Nhì nhận 20 triệu đồng, 2 đội giải Ba nhận 10 triệu đồng, 2 đội giải Khuyến khích nhận 5 triệu đồng và 2 đội giải Khán giả bình chọn nhận 3 triệu đồng. Các giải thưởng đều đi kèm quà tặng từ BTC và các nhà tài trợ.
Vòng chung kết cuộc thi diễn ra trong 2 ngày 9-10/6.
Thanh Hải
Theo giaoducthoidai.vn
Tuyển tình nguyện viên Dự án Dạy học hè miễn phí tại đảo Lý Sơn 2018 International Catalysts for Empowerment (ICE) là một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận được ra đời vào năm 2014 đang tìm kiếm các tình nguyện viên Dự án Dạy học hè tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 2018 60DAYS. Nhóm tình nguyện viên "60DAYS" cùng học sinh trường THPT Lý Sơn,năm 2017 "Tôi đến với Lý Sơn bằng lòng đam mê và...