Học kinh tế có thực sự “kinh tế”?
Mùa tuyển sinh năm nay chính thức kết thúc. Những trường đào tạo nhóm ngành Kinh tế có thể “ung dung” đào tạo, trong khi đó, nhiều ngành tại các trường lại đang thiếu trước, hụt sau số thí sinh vào học.
Kinh tế: Hút thí sinh
Vài năm nay, Kinh tế trở thành ngành “hot” trong sự lựa chọn của thí sinh. Số hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường kinh tế tăng vọt, điểm chuẩn cũng vì thế tăng lên. Nếu như mọi năm, trường ĐH Thương mại là địa chỉ được nhiều thí sinh “vừa tầm” lựa chọn để xét NV2 thì năm nay, điểm chuẩn NV2 của trường ở mức cao ngất ngưởng. Ninh Thị Nương (Nam Định) không đỗ NV1 vào trường ĐH Sư phạm Hà Nội với 19,5 điểm. Nhận thấy ngành Quản trị thương hiệu của trường ĐH Thương mại tuyển 50 chỉ tiêu NV2, Nương đã nộp hồ sơ. Nhưng đến khi công bố điểm chuẩn, Nương mới biết mình thiếu có nửa điểm và tỏ ra rất nuối tiếc.
Có thể thấy, 2010 là năm lên “ngôi” của các nhóm ngành Kinh tế. Trường ĐH Tài chính – Marketing có 32.000 hồ sơ, tăng gấp đôi năm 2009; Trường CĐ Kinh tế đối ngoại có trên 39.000 hồ sơ, tăng 18% so với năm trước. Thống kê tại nhiều trường, số hồ sơ xét tuyển NV2 vào nhóm ngành Kinh tế chiếm từ 60 – 80%. Tại các trường còn tuyển NV3, số hồ sơ vào các nhóm ngành này cũng là chủ yếu.
Video đang HOT
Tại sao?
Một chuyên gia giáo dục cho rằng, những kiến thức phải học của nhóm ngành Kinh tế – Quản trị kinh doanh không khó, vừa sức đối với những thí sinh có học lực vừa phải, trong khi đó, nhóm ngành Kỹ thuật luôn được coi là “khô – khó – khổ” khiến ít thí sinh quan tâm.
Tuy nhiên, theo quan điểm của những nhà nghiên cứu thị trường lao động thì phần lớn thí sinh thích làm việc hành chính, “sạch sẽ, sang trọng” và học Kinh tế đáp ứng được nhu cầu này. Cũng có ý kiến khác lại cho rằng, vì thị trường lao động còn đang “dễ dãi”, học ngành này có thể làm ngành khác nên nhóm ngành Kinh tế được ưu tiên trong chọn lựa của thí sinh vì dễ thích ứng với thực tế vừa nêu.
Bộ – thiếu căn cứ khoa học, trường – cần kinh phí
Mặc dù vậy, nguyên nhân cơ bản nhất, có lẽ lại xuất phát từ chính Bộ GD – ĐT và từ các trường. Năm 2010, tính riêng chỉ tiêu tuyển sinh vào các nhóm ngành Kinh tế – Tài chính, Ngân hàng của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước là 102.780 chỉ tiêu, chiếm hơn 18%. Hiện nay, Bộ GD-ĐT giao chỉ tiêu dựa trên đề xuất cũng như năng lực đào tạo của từng trường chứ không căn cứ vào thị trường lao động. Như các nhà phân tích từng bình luận, chính sự tùy tiện, thiếu căn cứ khoa học trong việc định hướng đào tạo nguồn nhân lực cũng như định hướng nghề nghiệp cho người đi học của ngành giáo dục đã gây ra khủng hoảng thiếu hoặc thừa lao động giữa các ngành nghề trong những năm qua và sẽ kéo sang vài năm tới.
Trong khi đó, đào tạo Kinh tế được cho là “ngon ăn” hơn cả khi không phải đầu tư nhiều, lợi nhuận cao nên số trường đại học, cao đẳng xin mở ngành này ngày càng nhiều. Khoa CNTT (ĐH Thái Nguyên) thì có Tin học kinh tế, Học viện Báo chí – Tuyên truyền có Quản lý kinh tế, Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông phải có Quản trị kinh doanh, Học viện Ngoại giao phải có Kinh tế quốc tế… Dường như trường nào (dù chẳng phải trường khối Kinh tế) cũng phải đào tạo những ngành học gắn với chữ “kinh tế”.
Ngược lại, theo nhận định của ông Nguyễn Văn Sang, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên thì không phải ai theo học Kinh tế cũng thành đạt. Tại Trung tâm này, số hồ sơ xin việc của các cử nhân Kinh tế đang tồn đọng rất nhiều. Ngành Quản trị kinh doanh và Markerting đang thu hút nhiều nhân lực nhưng đòi hỏi ứng cử viên phải năng động, giỏi giang trong công việc. Riêng với người làm marketing thì phải biết cả multimedia, web, xây dựng video clip… Nhưng số ứng viên vào ngành này cũng rất đông, thông báo tuyển một nhân sự thì có thể nhận được 40 – 50 hồ sơ.
Theo SVVN
Lo ngại điểm chuẩn các trường sư phạm ngày càng thấp
Hôm nay (30-9), sẽ chính thức kết thúc đợt tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, các thí sinh sẽ khép lại nguyện vọng 3 - hy vọng cuối cùng để bước chân vào Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ). Nhìn lại điểm chuẩn nguyện vọng 1 (NV), NV 2 vào các trường, không khó khăn để nhận ra được sự chênh lệch lớn giữa các ngành, giữa các trường "hot" với nhau. Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các nhóm ngành nghề tiếp tục diễn ra.
Trong khi nhóm ngành kinh tế tại các trường ĐH, CĐ trong cả nước luôn quá tải hồ sơ đăng ký dự thi, áp đảo cả trong "cuộc đua" xét tuyển NV 2, 3, thậm chí chẳng còn NV 3 để xét tuyển, thì một số ngành thuộc lĩnh vực sư phạm, kỹ thuật, nông lâm, công nghệ, văn hóa - xã hội vẫn không thấy "bóng dáng" người học.
Theo nhận định của một số chuyên gia tuyển sinh, lý do không có nhiều thí sinh chọn những ngành này là vì họ không biết rõ về ngành học đó. Chẳng hạn: ít học sinh nào biết trắc địa (ĐH Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, điểm chuẩn 15) là ngành học phục vụ công tác thành lập bản đồ địa hình, phục vụ thi công; học ngành này sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về xử lý và phân tích thông tin không gian như viễn thám, định vị vệ tinh GPS, hệ thống thông tin địa lý, quản lý hồ sơ qui hoạch sử dụng đất, định giá thống kê và đánh giá quản lý thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, ngành công nghệ (dệt, may) cũng là một ngành ít được thí sinh chú ý trong một vài năm gần đây. Một chuyên gia tuyển sinh đánh giá nguyên nhân chính vì tên của ngành nghe không "thời thượng" như thiết kế thời trang. Có lẽ vì vậy mà điểm chuẩn ngành này ở hầu hết các trường như ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.Hồ Chí Minh), ĐH Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh... đều từ 17 điểm trở xuống.
Nhưng có lẽ đáng quan tâm nhất là các trường Sư phạm, một điều rõ ràng là điểm chuẩn vào các trường này đang ngày càng thấp dần. Điểm qua nhiều trường trước đây từng "sáng giá" như ĐH Vinh, điểm chuẩn luôn "chót vót" thế nhưng những năm gần đây lại rất thấp. Một số ngành sư phạm như Toán, Tin, Lý, tuyển sinh với điểm chuẩn là 14, thấp hơn là các ngành giáo dục tiểu học, giáo dục mầm non điểm chuẩn chỉ 13,5. Qua lý giải của những người trong cuộc, một số nguyên nhân dẫn đến "đầu vào" ngành sư phạm thấp đơn giản vì, nếu điểm chuẩn cao thì không có sinh viên nhập học. Biện pháp hỗ trợ để "kích" đầu vào như học hệ sư phạm miễn đóng học phí, được ưu tiên tuyển dụng khi ra trường đã không còn "hiệu quả".
Thoạt nhìn, việc điểm chuẩn vào các trường sư phạm thấp có vẻ là việc riêng của ngành Giáo dục, nhưng nhìn xa một chút, nếu 5 - 10 năm tới, lớp các sinh viên thi đầu vào các trường sư phạm chỉ với mức 3 đến 4 điểm/môn như hiện nay, sau 3- 4 năm học sẽ ra làm thầy, thì việc dạy học sinh sẽ ra sao? Câu châm ngôn đại ý: một người thợ dốt chỉ làm hỏng một động cơ, một dây chuyền và dù tổn thất nhưng có thể khắc phục được; còn nếu một thế hệ thầy, cô thiếu kiến thức và yếu kém về chuyên môn sẽ cho "ra lò" những sản phẩm như thế nào? Rõ ràng, nếu sự nghiệp "trồng người" rơi vào tay những người "thầy dở" không chỉ hỏng cả một mà là hàng chục thế hệ.
Theo ĐĐK
NV2: Biết chọn sẽ đậu ! Phụ huynh và thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM sáng 27-8. Theo thống kê sơ bộ từ các trường, trong hàng ngàn hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2, hồ sơ đăng ký vào nhóm ngành kinh tế đang chiếm đa số. Trong khi đó, rất nhiều ngành khác có cơ hội...