Học kinh tế cần tố chất nào?
Kinh tê luôn là nhóm ngành được thí sinh ưa chuộng qua các năm. Học ngành này có cân những tô chât đặc thù?
Thí sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên
ĐÀO NGỌC THẠCH
Video đang HOT
Không phải ai cũng phù hợp để học ngành về kinh tế. Khẳng định điều này, thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng: “Tố chất đầu tiên học sinh cần có nếu quyết định xét tuyển nhóm ngành kinh tế là tính năng động và sự ham thích các hoạt động quản lý, mua bán”.
Đại diện Trường ĐH Tài chính – Marketing, cho rằng dù kinh tế có suy thoái nhưng xã hội sẽ không sa thải những lao động có đủ năng lực và phẩm chất. Trong khi đó, với sự hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, người lao động có thể làm việc ở bất kỳ đâu trên thế giới. Nhưng để không bị đào thải bởi thị trường lao động, ngay trên ghế nhà trường sinh viên cần xác định mục tiêu cụ thể để chuẩn bị đủ hành trang cần thiết mà xã hội yêu cầu.
Hành trang này, bên cạnh kiến thức sinh viên cần có ít nhất 10 kỹ năng mềm, trong đó tiếng Anh là vốn quý.
Luôn thiếu người giỏi
Trước rất nhiều lo lắng của thí sinh về tình trạng thất nghiệp của sinh viên ngành kinh tế, tiến sĩ Dương Tôn Thái Dương, Phó trưởng ban Đào tạo ĐH, ĐH Quốc gia TP.HCM, khẳng định: “Chúng ta chọn ngành hôm nay là cho 5 năm sau nữa. Hiện tại chúng ta đang trong phân khúc suy thoái của thời kỳ kinh tế, sự suy thoái này chính là tiền đề cho sự phát triển mới của nền kinh tế. Hơn nữa, chúng ta đang trong hội nhập kinh tế rất mạnh, vài năm nữa chúng ta không chỉ cạnh tranh với nhân lực trong nước mà còn nhiều nước khác trên thế giới. Để vượt qua được thách thức này, khi chọn ngành cần xuất phát từ sự yêu thích của bản thân để trang bị tốt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ làm việc chuyên nghiệp để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Tiến sĩ Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho rằng cơ hội việc làm lĩnh vực này do chính bản thân người học quyết định. “Tình trạng thất nghiệp hiện nay là có thật nhưng không đồng đều. Xã hội đang thừa người có bằng ĐH nhưng thiếu người có bằng ĐH giỏi thực sự. Các ngân hàng vẫn tuyển dụng dù cho quy mô có hạn chế hơn. Do vậy, quan trọng là phải kiên định và chuẩn bị hành trang tìm việc của mình theo đúng yêu cầu xã hội đặt ra”, tiến sĩ Minh nói thêm.
Theo thanhnien.vn
Cử nhân đốt bằng: Em bị stress vì mọi việc đi xa quá
Chủ động liên hệ với Báo, P.A.T, nhân vật chính trong đoạn clip đốt bằng cử nhân Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết những ngày qua anh thật sự mệt mỏi.
Cử nhân trong đoạn video đốt bằng cho biết mình bị stress vì sự việc bị suy diễn quá nhiều
P.A.T tâm sự anh khá căng thẳng vì một số thông tin trên báo chí hơi khác với sự thật và muốn được một lần trình bày rõ ràng về câu chuyện của mình.
T. cho biết anh tốt nghiệp năm 2014 và bắt đầu kinh doanh trên mạng. Đến tháng 11.2016, T. đã trả được nợ đi mượn bên ngoài. Vào tháng 3.2017, do đặc thù nơi T. làm việc, cấp trên cấm sử dụng laptop nên việc kinh doanh qua mạng của T. gặp khó khăn. Lúc này, T. chuyển qua sử dụng điện thoại kết nối mạng, hùn vốn với bạn tiếp tục kinh doanh, nhưng vì không thể quản lý từ xa nên sau đó cũng giải tán.
"Em nghĩ, tấm bằng không còn nhiều công dụng vì em muốn làm việc độc lập, không phải đi xin việc làm. Lúc đốt bằng, em không nghĩ là mình phủ nhận quá khứ hay phụ công ơn ba mẹ. Vì nếu không thành công, không lo được cho bản thân và gia đình thì mới gọi là phụ công ơn. Trong khi đó nhiều người em quen trước đó đã nghỉ học giữa chừng, có người hoãn làm luận văn chỉ để theo đuổi đam mê và giờ họ đã thành công. Em không có ý nói học là vô ích, mà em muốn nói rằng tấm bằng có thật sự quan trọng hay kiến thức mới quan trọng? Em không phải là người giỏi, nhưng em muốn làm điều mình thích" T. tâm sự.
T. cho biết đã nói chuyện với gia đình. Gia đình của T. mong muốn T. xin lại một bản sao bằng tốt nghiệp để gia đình giữ làm kỷ niệm. Mọi chuyện với T. giờ khá ổn và cha mẹ T. cũng đã hiểu hơn tâm sự của anh. Nhưng T. cho biết mình mệt mỏi vì nhiều thông tin đi xa hơn so với sự thật.
"Mục đích em đốt bằng như đã nói là để mình quyết tâm hơn. Điều đó không mang ý nghĩa phủ nhận công lao của những người đã nuôi nấng, dạy dỗ em hay phụ nhận kiến thức em đã được học. Sau đó, thấy hành động này ảnh hưởng đến trường, thầy cô, em đã viết thư xin lỗi. Nhưng với em, tấm bằng không quan trọng quá đến việc xác định công việc trong tương lai. Em cũng muốn đính chính là gia đình không cấm em sử dụng laptop mà do yêu cầu của nơi em công tác mà thôi. Em hy vọng mọi chuyện sẽ qua một cách nhẹ nhàng", T. tâm sự.
Theo TNO
Trao 52 suất học bổng Nhật Bản cho sinh viên nghèo Ngày 20-1, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM phối hợp với Trung tâm Tình nguyện Quốc tế Niigata - Nhật Bản (NVC) trao số học bổng nói trên cho các sinh viên nghèo hiếu học đang học tập tại TP.HCM. ảnh minh họa Mỗi suất học bổng trị giá 4 triệu đồng. Đây là học bổng bảo trợ dành cho...