Học IELTS, chọn giáo viên nước ngoài hay người Việt?
Hiện nay, học IELTS là lựa chọn của nhiều người có nhu cầu đi du học, định cư nước ngoài hay xin việc làm… Song, việc chọn cho mình một người thầy phù hợp để theo học vẫn là nỗi băn khoăn không nhỏ.
Băn khoăn chọn… thầy
Từng kinh qua 2 lớp IELTS với cả giáo viên Việt Nam và nước ngoài, Hà (20 tuổi) cho biết giáo viên bản ngữ đem đến kho kiến thức tiếng Anh vô tận cho người học. Hà thích cảm giác nói chuyện với người nước ngoài, chất giọng “chuẩn” và cả văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, lớp chỉ xài tiếng Anh, đôi lúc lúc Hà nghe giảng như “vịt nghe sấm”, song lại ngại hỏi vì rào cản ngôn ngữ.
Giáo viên bản ngữ không trải qua “bể khổ” học tiếng Anh như Hà. Họ sống ở đất nước sinh ra đã nói tiếng Anh mỗi ngày. Kiến thức phong phú của người dạy chưa chắc đã mang lại thành công cho người học. Hà nhớ mãi lời thầy giáo Mỹ hỏi “Vì sao cứ học trước quên sau?”, mà không hiểu cô bạn vấp phải lỗ hổng lớn bài nghe, thiếu từ vựng bài nói và đang đau đầu với ngữ pháp bài viết…
Ảnh: Minh hoạ
Học với người nước ngoài khi lần đầu tiếp cận IELTS, với Hà, giống như xỏ chân vào chiếc giày quá cỡ. Song, trải nghiệm với cô giáo Việt sau đó nhanh chóng giúp Hà lấy lại tự tin, bởi được giáo viên dạy cho nhiều kinh nghiệm vượt khó học IELTS, cách luyện thi ẵm điểm cao… Giáo viên hiểu rõ và đồng cảm với mọi lỗi sai mà học viên hay mắc, từ đó chủ động truyền thụ kiến thức.
Học IELTS với ai cũng là băn khoăn của Đức (16 tuổi) khi bắt đầu. Áp lực lấy IELTS 7.5 để du học khiến cậu bạn toát mồ hôi. Cuối cùng, Đức quyết định học cả hai cùng lúc với hy vọng: Thầy “Tây” sẽ dạy tốt kỹ năng nghe – nói và nâng cao trình độ giao tiếp khi du học, còn thầy Việt giúp thuần thục kỹ năng đọc – viết và chia sẻ bí kíp ôn luyện lấy điểm cao cả 4 bài thi.
Khóa IELTS với thầy người Anh có học phí lên đến 25 triệu. Sau 3 tháng, Đức thấy trình nghe nói tiến bộ lên hẳn. Bên cạnh đó, khi học luyện âm cô giáo Việt, cô nắm được những âm người học dễ đọc sai do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng Việt để có cách khắc phục hiệu quả.
Lúc luyện đọc và viết, theo Đức, giáo viên Việt là lựa chọn số một, nhờ khả năng giải thích cặn kẽ dễ hiểu bằng tiếng mẹ đẻ, ví dụ như phân biệt cách dùng Although, Though, Even Though, Despite, In spite of…
Và đặc biệt là học phí “mềm”, Đức chỉ bỏ ra khoảng 1/3 số tiền so với khóa học với thầy người Anh cho khóa 52h (46 buổi) và 20h bổ trợ offline cùng giảng viên tại IELTS Fighter. Mỗi tuần còn thêm một buổi offline với giáo viên kết hợp học online miễn phí, kèm cặp sát sao và luyện đề.
Cần giáo viên phù hợp
Video đang HOT
Nhiều người thường có tư tưởng cứ phải học giáo viên bản ngữ mới “xịn”. Nhưng trong cuốn “The Non-Native Teacher”, Giáo sư ngôn ngữ học ứng dụng Peter Medgyes – Phó thư ký Bộ Giáo dục Hungary đã đưa ra 6 lợi thế của giáo viên “không phải người bản ngữ” mà thầy cô bản ngữ không có.
Đó là, họ có thể dạy phương pháp học hiệu quả hơn, cung cấp cho người học nhiều thông tin hơn về tiếng Anh, thấu hiểu mọi khó khăn học ngoại ngữ, nhạy cảm với nhu cầu và khó khăn của người học, tận dụng được lợi ích của tiếng mẹ đẻ giảng giải dễ hiểu cho học viên… Và cuối cùng, Medgyes khẳng định chỉ có giáo viên “không phải người bản ngữ” mới có thể trở thành “hình mẫu của một người học tiếng Anh giỏi” để học viên noi theo.
Cô Lan Phương – Trưởng phòng đào tạo hệ thống IELTS Fighter bày tỏ quan điểm, thế hệ giáo viên trẻ ngày nay có rất nhiều người phát âm chuẩn, ngữ điệu hay, am hiểu văn hóa phương Tây… nhờ rèn luyện chăm chỉ trong nước hoặc du học trở về, chưa kể học liệu trên lớp còn các nguồn phát âm chuẩn từ video và audio.
“Một giáo viên phù hợp cần phải nắm được trình độ và văn hoá của từng học viên, đây là 2 điều cực quan trọng để tiếp cận người học và đưa ra phương pháp giảng dạy nâng cao trình độ học viên. IELTS Fighter từng tuyển nhiều giáo viên bản ngữ, trình độ song chưa đáp ứng được yếu tố phù hợp này so với giáo viên trong nước”, cô Phương nói.
Ngoài chuyên môn, giáo viên cần khả năng truyền đạt tốt. Kỹ năng sư phạm không đánh giá dựa trên màu da, màu mắt, nơi xuất xứ hay bằng cấp. Nó quyết định dựa trên bề dày kinh nghiệm, tình yêu nghề và kỹ thuật dạy học viên.
Chẳng hạn, ở IELTS Fighter có kỹ thuật phản xạ đồng bộ hóa âm thanh. Với những từ hay phát âm sai, giáo viên sẽ cho học viên phản xạ và lặp tại mỗi từ vựng 5-10 lần. Khi đó, người học không cần thuộc quy tắc nhấn trọng âm, nhấn “ending sound” mà vẫn đọc đúng và tự nhiên.
Một giờ học tại IELTS Fighte
Nên học IELTS với giáo viên bản xứ hay giáo viên người Việt, điều này tùy thuộc vào lựa chọn và khả năng tài chính của người học. Điều quan trọng là người học liệu có “khai thác” hiệu quả giờ học với giảng viên hay không, tự luyện tập ra sao. Thầy cô là người dẫn đường chỉ lối, còn thành bại vẫn do nỗ lực từ chính bạn.
Sai lầm phổ biến của người học nói tiếng Anh
Sử dụng các từ đồng nghĩa khi không hiểu rõ nghĩa và ngữ cảnh là sai lầm phổ biến của người học khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
1. Chú trọng ngữ pháp
Chú trọng ngữ pháp khi nói tiếng Anh là sai lầm phổ biến và nghiêm trọng nhất, làm gián đoạn quá trình giao tiếp trôi chảy của bạn. Trên thực tế, ngữ pháp tiếng Anh rất phức tạp để có thể ghi nhớ và sử dụng nhuần nhuyễn trong giao tiếp. Bạn sẽ không đủ thời gian để nhớ về hàng trăm cấu trúc ngữ pháp đã học rồi chọn ra cấu trúc chính xác nhất để sử dụng trong bối cảnh giao tiếp cụ thể.
Nếu muốn sử dụng tốt ngữ pháp trong nói, bạn phải nghe nhiều tài liệu tiếng Anh, từ đó bộ nhớ có thể làm quen và ghi nhớ. Trong khi nói, đừng quan tâm nhiều đến ngữ pháp, đừng ngại mắc lỗi. Nếu chưa giỏi tiếng Anh, bạn có thể sử dụng những cấu trúc thông dụng như câu đơn, thì hiện tại đơn và trau dồi theo thời gian.
2. Phụ thuộc sách giáo trình
Sách giáo trình được coi như ngọn đèn chỉ dẫn cho người học tiếng Anh nhưng nếu muốn nói tốt, trôi chảy, bạn không thể phụ thuộc vào nó. Trong giao tiếp thông thường, người bản ngữ sử dụng nhiều thành ngữ, cụm động từ và tiếng lóng, những điều mà sách giáo trình không thể truyền đạt hết. Để trò chuyện với họ, bạn phải học từ những nguồn tài liệu gắn liền với đời sống như phim ảnh, âm nhạc, YouTube, podcasts.
3. Lạm dụng nhiều tính từ đồng nghĩa cùng lúc
Tính từ giúp bạn miêu tả sự vật, sự việc thú vị, sinh động hơn nhưng việc dùng nhiều tính từ đồng nghĩa cùng lúc là không cần thiết. Nó sẽ khiến câu nói trở nên thiếu tự nhiên.
Ví dụ, bạn không nên nói: "I saw a very large big tree" (Tôi thấy một cái cây cực kỳ lớn). Hai từ "large" và "big" đều đồng nghĩa là to lớn, ngoài ra còn có tính từ "very" dùng để nhấn mạnh. Thay vì vậy, hãy nói "I saw a very big tree" hoặc "I saw a very large tree".
4. Sử dụng từ đồng nghĩa
Vì muốn trò chuyện linh hoạt, tự nhiên, người học tiếng Anh thường sử dụng từ đồng nghĩa thay thế cho những từ họ đã sử dụng. Các từ có thể đồng nghĩa khi đứng riêng lẻ nhưng khi đặt trong câu hoặc ngữ cảnh nhất định, chúng có thể mang nghĩa khác nhau.
Ví dụ, bạn nói rằng: "My doorbell is out of control" (Chuông cửa nhà tôi bị mất kiểm soát) là câu sai. Thay vào đó, bạn nên nói: "My doorbell is out of order" (Chuông cửa nhà tôi không hoạt động).
Từ "control" và "order" đều có nghĩa là "làm chủ, chỉ huy" nhưng khi kết hợp cùng "out of" sẽ mang nghĩa khác nhau. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng từ đồng nghĩa khi nắm chắc cách dùng và ngữ cảnh sử dụng của chúng.
Ảnh: Shutterstock.
5. Phân biệt bối cảnh thông dụng và trang trọng
Ví dụ, khi đến buổi phỏng vấn, bạn không thể nói với nhà tuyển dụng: "Hey, what's up?" (Ê, sao rồi?). Đây là cách chào hỏi trong bối cảnh giao tiếp thông thường, giữa bạn bè hoặc những người thân thiết nhưng không thể sử dụng trong bối cảnh trang trọng, giữa những người xa lạ.
Trước khi trò chuyện, bạn cần xác định đối tượng là ai, bối cảnh cuộc trò chuyện là thông dụng hay trang trọng để quyết định từ ngữ và thái độ của mình. Bạn không nên dùng từ lóng hoặc nói tắt trong bối cảnh trang trọng và cố gắng cư xử lịch sự. Chẳng hạn, hãy nói "how is" thay cho "how's" (như thế nào).
6. Dùng phủ định hai lần
Một lỗi sai phổ biến là sử dụng phủ định hai lần trong một câu. Chẳng hạn, nói rằng "I don't know nothing", nếu dịch ra tiếng Việt có thể hiểu là "tôi không biết cái gì hết" nhưng tiếng Anh không giống vậy. Câu này phải sửa thành "I don't know anything".
7. Thêm "s" sau động từ
Khi giao tiếp, người học tiếng Anh thường mắc lỗi thêm âm "s" sau bất kỳ động từ nào. Trong thực tế, âm "s" hoặc "es" chỉ được thêm sau động từ khi chủ ngữ đứng trước là "he/she/it" (anh ấy/cô ấy/nó). Nếu chủ ngữ là "I/you/we/they" (Tôi/ bạn/chúng ta/bọn họ), bạn hãy giữ nguyên động từ. Việc lạm dụng âm "s" sẽ khiến câu nói thiếu tự nhiên và bạn sẽ mất thời gian nhấn âm cuối.
Ví dụ, thay vì nói: "I wakes up at 6 a.m", hãy nói rằng: "I wake up at 6 a.m" (Tôi thức dậy vào 6h sáng).
8. Sử dụng hai so sánh hơn trong một câu
Một câu tiếng Anh không thể cùng lúc sử dụng hai dạng so sánh, nhưng người học thường mắc lỗi này khi giao tiếp.
Chẳng hạn: "This could never have turned out to be more better" (Mọi thứ không thể trở nên tốt hơn). "Better" là so sánh hơn của tính từ "good" (tốt) nên không cần sử dụng "more" vì từ này thường đứng trước tính từ dài để trong so sánh. Vì vậy, câu trên phải sửa thành: "This could never have turned out to be better".
Tú Anh
IELTS là gì? Những điều cần biết về IELTS IELTS là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời đầy đủ về kì thi IELTS. IELTS là gì? IELTS viết tắt cho International English Language Testing System (tạm dịch: Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ Quốc tế), là kỳ thi quốc tế để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của các thí sinh với mục đích...