Học hộ, thi thuê: Nghề mới cho cử nhân thất nghiệp
Có một thế giới ngầm của học sinh, sinh viên hoạt động khá sôi nổi, đó là dịch vụ học thuê, thi thuê…, thậm chí làm cả đồ án tốt nghiệp thuê.
Hàng loạt sinh viên, học viên ra trường thất nghiệp đã cố gắng làm đủ thứ nghề, kể cả lao động chân tay, công nhân, bán trà đá… hay học tiếp lên bậc cao hơn để nuôi hy vọng tìm được một công việc ưng ý. Thế nhưng, với số tiền ít ỏi đó, họ vẫn không đủ để chi trả cho cuộc sống đắt đỏ tại Hà Nội.
Cùng với đó, do nhu cầu thuê người học hộ của sinh viên, thạc sĩ, liên thông, tại chức ngày một gia tăng, và thế là một dịch vụ mới “học thuê, thi thuê…” diễn ra, dần trở thành hệ thống ngầm truyền tai nhau.
Một tờ giấy quảng cáo học thuê “hiên ngang” trên đường. Ảnh: Phụ Nữ TP HCM.
Sinh viên, học viên đi học thuê: Giá rẻ như bèo
Tôi đã ra trường đi làm được 5 năm, và đang có ý định học lên thạc sĩ. Tuy nhiên, tôi quá bận rộn, con còn nhỏ, công việc hiện tại bận túi bụi. Vì vậy, tôi có than phiền với một người bạn, người này hướng dẫn một cách gỡ khó hết sức đơn giản.
Bạn cho tôi số điện thoại của 0913… để liên lạc nếu có ý định nhờ học hộ. Trò chuyện với tôi, N. (trưởng nhóm chuyên đi học thuê, tự xưng là sinh viên năm ba Đại học KT Hà Nội) báo giá:
“Bên em chỉ là một kênh trung gian thôi, tiếp nhận yêu cầu của người muốn học hộ và tìm người có thời gian đi học hộ. Với trường hợp sinh viên đi học hộ, bọn em chỉ mong muốn tạo điều kiện, chứ không lấy tiền môi giới. Còn với những trường hợp hợp tác lâu dài, chúng em mới thu phí môi giới. Mỗi tuần 50 nghìn thuê đi học hộ, đó chỉ riêng là tiền dịch vụ.
Video đang HOT
Còn việc trao đổi giá cả sẽ là của chính người đi học hộ và người cần thuê chủ động thỏa thuận với nhau, thông thường là 50 nghìn/buổi nếu không quá 4 tiếng, không chép bài; còn chép bài đầy đủ thì 70 nghìn/buổi”.
Liên lạc với một trưởng nhóm của trung tâm môi giới học hộ khác tên D, người này cho biết: “Một buổi 70.000 đồng (dưới 4 tiếng). Như thế là rẻ vì học đại học, bạn cũng mất 10.000 gửi xe, rồi ăn sáng, nước nôi các kiểu. Vấn đề học này thì bọn nó đi học lâu năm rồi, kiến thức cũng tạm ổn, kinh nghiệm đầy mình nên không lo bị phát hiện.
Các bạn bên mình có kinh nghiệm vào rất nhiều lớp ở rất nhiều trường rồi. Giảng viên khó tính hay dễ tính thì đều học qua. Học cho sinh viên cần học hộ một hai buổi hay lâu dài cũng được nhưng phải báo trước để mình bố trí người”.
Trò chuyện với V.T.T – một bạn học cao đẳng đã ra trường tại Hà Nội, T. cho biết, mình đã đi học thuê cả năm trời cho một vài khách, nhưng chỉ học vào thứ bảy, chủ nhật; những ngày khác thì làm việc khác. Mỗi tháng cũng thêm được thu nhập hơn 1 triệu đồng từ việc học hộ này.
Kỹ năng xử lý tình huống với… vài năm kinh nghiệm
“Cứ yên tâm rằng chúng mình khi nhận khách sẽ học thuộc họ và tên đầy đủ, số điện thoại, mã sinh viên, tên lớp trưởng, tên cô giáo chủ nhiệm, mã lớp… vì chúng mình làm ăn lâu dài nên cũng phải có uy tín và đảm bảo, không lo bị phát hiện. Nếu thầy cô sinh nghi thì cũng chỉ quanh quẩn hỏi mấy câu hỏi đó thôi, không trượt đi đâu mà phải sợ”, trưởng nhóm N. của nhóm học hộ, học thuê cho biết
Liên hệ với một trung tâm học hộ, học thuê khác, trưởng nhóm tên V. cho biết: “Học hộ lên thạc sĩ là dễ nhất. Trong các cấp, học đại học là kiểm tra gắt gao nhất, sau đó đến cao đẳng, liên thông cũng không khó lắm. Còn học thạc sĩ, các thầy, cô về cơ bản là dễ và hầu như tạo mọi điều kiện cho học viên, chỉ cần có người điểm danh thôi.
Hồi trước em có đi cho vài bạn ở Ngoại thương nhưng các thầy, cô cũng chỉ điểm danh, không kiểm tra kỹ. Vì mọi người thường đi làm rồi, đến sớm đến muộn nhiều khi các thầy cũng thông cảm, chẳng đến được thì điện cho thầy cô cũng điểm danh hết cho ấy mà”.
V. chia sẻ việc từng bị bắt mấy lần: “Có lần bị bắt, em đứng lên trao đổi thẳng với thầy là nhà cũng xa mà anh ấy có việc bận, em chỉ đến ghi bài hộ để anh ấy về có cái để học lấy kiến thức thôi. Thế là thầy chẳng nói gì, thầy lại dạy tiếp, dễ không ấy mà”.
Theo Báo Phụ nữ
Công khai dịch vụ 'ngầm' đi học hộ
Các trường có nhiều giải pháp phòng chống chứ không chỉ đơn thuần siết chặt kỷ luật lớp học, phòng thi.
Siết chặt quy chế, xử lý nghiêm minh
Tình trạng học hộ, thi hộ không còn xa lạ. Nó trở thành loại hình "làm thêm" thu hút sinh viên tham gia. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy, cần phải có sự liên kết từ nhiều phía mới có thể hạn chế và ngăn chặn hiệu quả.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Phú, Trưởng phòng Quản lý Học sinh Sinh viên (Đại học Luật Hà Nội) cho biết: "Trong những năm trước, tình trạng sinh viên học hộ thi hộ trong trường xảy ra khá nhiều, có kỳ học phải xử lý kỷ luật tới 15 em. Tùy vào từng mức độ mà có hình thức xử lý, có cảnh cáo, đình chỉ học và đã có trường hợp bị buộc thôi học. Chính những hình thức xử lý quyết liệt, không dung túng sinh viên của trường đã trở thành biện pháp răn đe hiệu quả nhất tới các sinh viên khác". Do vậy, đến kỳ 1 năm học 2014- 2015, nhà trường chỉ còn phải kỷ luật 5 em vì hành vi học hộ, còn kỳ học vừa qua chỉ còn có 1 em vi phạm.
Bên cạnh đó, nhà trường siết chặt quy trình thi như kiểm tra cả chứng minh nhân dân, thẻ sinh viên. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, ngay lập tức cán bộ coi thi sẽ mang thẻ sinh viên lên phòng quản lý tin học để kiểm tra.
Thầy Phú cũng nhận định, các sinh viên học hộ ngày càng tinh vi. Bên ngoài, nhiều cơ sở làm thẻ sinh viên giả đang hoạt động. Những trường hợp này rất khó phát hiện nếu nhà trường không quản lý được đội ngũ cán bộ lớp. Trường cũng đưa ra những quy chế xử lý cán bộ lớp nếu để hiện tượng này xảy ra mà không báo cáo thầy cô giáo. Phối hợp chặt chẽ giữa ban quản lý sinh viên và cán sự lớp sẽ giảm được tình trạng trên.
Cô Phương Hà Xuyên- Phó trưởng phòng công tác sinh viên, Cao đẳng Sư phạm T.Ư. Ảnh: Tiền Phong.
Giáo dục ý thức và trách nhiệm
Trường CĐ Sư phạm Trung ương dù chưa phát hiện được vụ việc học hộ, thi hộ nào nhưng cũng đề phòng bằng cách kiểm soát thông tin của SV bằng thẻ từ. Cô Phương Hà Xuyên - Phó trưởng phòng công tác sinh viên cho biết, trường gần như không có hiện tượng học hộ, thi hộ.
Để chủ động ngăn chặn, trường thường xuyên tổ chức các buổi giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Truyền đạt quy chế của nhà trường đến với các em sinh viên một cách đầy đủ nhất ngay từ những ngày đầu bước chân đến trường. Như vậy, các em hiểu ý nghĩa của việc học tập, tạo mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò, tránh trường hợp thầy không biết đâu là học sinh lớp mình để khi có học sinh khác vào học mà không biết.
Nhận định về hành vi học hộ, thi hộ, thầy Nhạc Phan Linh, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng: "Học hộ, thi hộ là một dạng hành vi lệch chuẩn của cả người đi học hộ lẫn được học hộ.
Ông cha ta có câu "Học thì ấm vào thân" hàm ý giá trị của việc học sẽ đem lại tri thức, hiểu biết lẫn những thành công. Vậy khi bạn nhờ người đi học, tất yếu bạn sẽ chẳng có cái để "ấm vào thân".
Còn với người thường xuyên nhận đi học hộ, thi hộ, thì chứng tỏ không hiểu gì về giá trị của việc học. Người ta đi mua tri thức để xây dựng nhân cách. Người học hộ, thi hộ thì ngược lại, bán nhân cách để con cái hư không, tha hóa niềm tin vào chính con đường tử tế nhất đến thành công.
Trước hết hành vi lệch chuẩn này xuất phát từ ý thức của cá nhân mỗi sinh viên đối với việc học. Mọi vấn đề đều có hai mặt, bản thân nhận thức của các bạn sinh viên chưa thực sự tốt nhưng nếu thầy cô bộ môn và nhà trường quản lý chặt chẽ thì sẽ hạn chế được tình trạng này ở mức thấp nhất. Vì vậy, ngành giáo dục cần đưa ra các giải pháp đồng bộ đến từ hai phía.
Thầy Nhạc Phan Linh cho rằng: "Trò phải có tâm thế là trò. Thầy phải đúng tư cách là thầy. Đặc biệt, thầy phải đổi mới phương pháp giảng dạy và đầu tư nội dung để thu hút lôi cuốn học trò. Có một thực tế thầy giảng không tốt, sinh viên sẽ chán. Thầy giảng tốt, tự khắc lôi kéo sinh viên đến lớp với một sự háo hức nhất định. Nhiều nơi áp dụng các biện pháp về mặt kỹ thuật để điểm danh nhiều lần trong giờ bằng hình thức ký tên trực tiếp... Cá nhân tôi không thích vì như vậy chỉ giữ được thân xác chứ không giữ được linh hồn của người".
Bên cạnh đó, các nhà trường cần có những giải pháp cứng rắn hơn, thắt chặt kỉ cương trong học tập. Để học hộ thi thuê sẽ không còn là "một dịch vụ kinh doanh" nơi giảng đường.
Bạn Hoàng Như Quỳnh (sinh viên năm thứ 3, Đại học Sư phạm Hà Nội) bày tỏ quan điểm: "Việc học hộ thi hộ mang rất nhiều rủi ro, không chỉ là việc bị phát hiện sẽ ảnh hưởng lớn đến học tập, thậm chí bị đình chỉ học, mà quan trọng nhất là các bạn sẽ không có kiến thức nền tảng và kỹ năng nghề nghiệp. Đặc biệt với nhiều ngành học như y, dược, sư phạm... lỗ hổng kiến thức và kỹ năng sẽ tác động trực tiếp đến nhiều người, gây hại cho xã hội".
Theo Nhóm PV/ Báo Tiền Phong
Một nửa số giảng viên sẽ thất nghiệp Đó là lo lắng của một số lãnh đạo trường đại học, khi năm 2016, Bộ GD&ĐT sẽ khống chế quy mô đào tạo sinh viên chính quy ở các trường. Theo thông tư 32 quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục ĐH vừa được Bộ GD&ĐT ban hành (sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2016),...