Học hành bây giờ sao tốn kém, vất vả thế
Con mới đi học lớp một được hơn một tháng mà tính sơ sơ các khoản phải nộp cho con đã &’đi đứt’ tháng lương viên chức. Biết là con vào lớp 1 sẽ gặp nhiều khó khăn và bố mẹ nào cũng muốn con mình được tạo điều kiện thoải mái nhất, vui vẻ nhất khi bước vào cổng trường tiểu học, thế nhưng không ngày nào bố mẹ khỏi canh cánh.
Sau thời gian đăng ký, nộp hồ sơ xin học vào trường, bố mẹ đã bắt đầu lo gom góp tiền để nộp cho con. Từ đầu tháng 8, khi con bắt đầu có tên trong danh sách vào trường là bố mẹ đã phải chuẩn bị, nào tiền học văn hóa, tiền quần áo đồng phục, mua sách vở cho năm học mới, tiền ăn trưa… chừng đó đã phải nộp gần 2,5 triệu đồng. Rồi tiền điều hòa, học phẩm, vào năm học thì tiền học hai buổi/ngày, tiền bán trú, hỗ trợ điện nước… ngót nghét 2 triệu nữa. Đi họp phụ huynh đầu năm học tiếp tục được thông báo quỹ CMHS, tiền trang thiết bị phục vụ dạy học phòng học hiện đại… thôi thì chả kê ra nữa, chứ thu nhập của viên chức lao động chả đủ tiền đóng cho con.
Bảng Thông báo thu tiền học tháng 9/2018 của một trường trên địa bàn Hà Nội
Đành rằng lo cho con cái học hành là bổn phận của người làm cha, làm mẹ, và ở thành phố, con cái chúng ta được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn so với nhiều vùng miền khác. Thế nhưng sao cứ nghèn nghẹn.
Con vào lớp một, mới lớp đầu tiên trong cả quãng đời học tập, bố mẹ thì lo lắng vậy, chưa kể có những trường, lớp còn quá tải học sinh, lãnh đạo và thầy cô giáo trong trường phải chịu áp lực sĩ số tăng cao, đến 60-70 học sinh/lớp, mà cũng không phải năm học này (2018-2019) mới xảy ra tình trạng số lượng học sinh tăng đột biến như vậy bởi ở các năm trước, lứa dê vàng (sinh năm 2003) và heo vàng (sinh năm 2007) số học sinh cũng đã tăng đột biến. Vậy mà vẫn không lo nổi trường lớp, cơ sở vật chất, giáo viên giảng dạy các em để rồi loanh quanh lại đổ lỗi tại quy hoạch phát triển thành phố không đồng bộ, tư duy nhiệm kỳ…
Con đi học, mỗi sáng thấy con oằn vai cắm cúi bước vào cổng trường vì trên vai đeo chiếc ba lô với quá nhiều sách vở, đồ dùng học tập. Nhìn cái dáng bé tí tẹo lúi cúi bước đi, chả kịp ngoảnh lại nhìn mẹ mà chỉ kịp chào “Con chào mẹ ạ!” Lòng ứa nước mắt. Chiều tối về nhà, nào là bài tập làm thêm, bài tập viết nâng cao ngoài chương trình học mà nếu không nhắc con làm thì lại sợ không theo được chương trình, rồi còn bài kiểm tra cuối mỗi học kỳ mà mẹ thấy con sẽ rất khó để thực hiện… Ước gì con vẫn được vui chơi, được thảnh thơi đùa nghịch như các bạn học sinh Pháp, Bỉ, Hà Lan… như mẹ biết khi nói chuyện với các mẹ bên đó.
Với những yêu cầu “Điền vần, Điền chữ, Viết dấu” trong sách, liệu các con có thể không ghi vào sách?
Con đi học, mỗi ngày mẹ lại đọc bao nhiêu thông tin về giáo dục, khi thì tranh cãi chương trình giáo dục phổ thông với giáo dục công nghệ, chương trình thực nghiệm diễn ra hàng tháng trời mà vẫn chưa đến hồi kết. Rồi tranh cãi về lãng phí SGK hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm vì các con học ghi luôn vào sách khiến các em học sau sẽ không còn dùng được sách của các bạn đã học, không như bố mẹ ngày xưa dù bố mẹ sinh năm 7X thôi thì vẫn sử dụng được sách của các anh/chị học trước đó cả gần chục năm. Mà làm sao cứ phải yêu cầu giáo viên trên lớp hướng dẫn các con không được ghi vào trong sách trong khi sách thì ghi rõ “Điền chữ”, “Điền vần”, “Viết dấu”…
Hàng chục năm trời, năm nào cũng cải cách, hết thời này đến thời khác đều đưa vấn đề đổi mới, cải cách giáo dục, mà người viết không thấy cải được bao nhiêu, để lại mơ bao giờ cho tới ngày xưa, bố mẹ học hành thế nhưng đúng là thực chất, học cũng không vất vả như các con bây giờ, anh/chị có thể dạy cho em học, bố mẹ vẫn dạy được cho con và bố mẹ cũng chỉ tốn tiền đóng học phí cho con…
Người xưa có câu “có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”, quả thực việc nuôi con ngày nay vất vả gấp trăm ngàn lần trước, có lẽ không phải chỉ do từ phía chăm sóc con mình mà còn từ phía xã hội, khi cha mẹ vẫn ngày ngày phải gồng mình gánh cả trách nhiệm được làm phụ huynh.
Video đang HOT
Minh Vy
Theo toquoc.vn
Tại sao tuyển sinh vào lớp 1 trường Cao Bá Quát vẫn còn bức xúc?
Dù đã vào học được nhiều ngày nhưng việc học hành của học sinh trường Tiểu học Cao Bá Quát (Gia Lâm, Hà Nội) vẫn còn gây bức xúc đối với phụ huynh.
Như báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, câu chuyện lùm xùm về tuyển sinh năm học lớp 1 tại trường Tiểu học Cao Bá Quát (Khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội) kéo dài suốt nhiều tháng trước khi vào đầu năm học mới.
Sau Quyết định của huyện là gì?
Trước đó, việc phân tuyến theo địa giới hành chính đã khiến hành chính đã khiến cho học sinh cùng sinh sống trong khu đô thị Đặng Xá không được học tại trường Cao Bá Quát mà phải chuyển sang trường khác.
Ngày 9/8, trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam ông Hoàng Việt Cường, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm cho biết, phòng cũng đã lắng nghe các ý kiến phản hồi của người dân và đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm về các phương án sao cho hợp lý nhất. Kết quả sẽ được thông báo vào chiều ngày 10/9.
Mới đi vào hoạt động được 2 năm nhưng việc tuyển sinh tại trường này vẫn chưa hết nóng (Ảnh: L.C)
Nói về phương án phân bổ lại học sinh, ông Lý Duy Thanh, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm đã cho biết:
"Dân phản ánh là đúng. 279 cháu đã có hộ khẩu thường trú tại nơi đó (Khu đô thị Đặng Xá), bất kỳ ở đâu (dù là xã Cổ Bi hay Đặng Xá) sẽ được học tại Cao Bá Quát. Còn lại 359 cháu là tạm trú sẽ về trường mới."
Tuy nhiên, phương án này đã không trở thành hiện thực khi các vị phụ huynh học sinh tiếp tục gửi đơn phản ánh đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về việc học sinh của trường quá tải, thậm chí các cháu phải đi học nhờ.
Năm học 2018 - 2019, trường Tiểu học Cao Bá Quát được giao tuyển sinh 500 học sinh lớp 1, tuy nhiên lượng hồ sơ nộp vào đã vượt chỉ tiêu lên hơn 557 học sinh, theo các vị phụ huynh phần lớn trong số đó lại là các cháu ở khu vực lân cận.
Sau khi tuyể sinh xong, tháng 8/2018, trường Cao Bá Quát thông báo sẽ có 202 cháu phải chuyển sang trường tiểu học Cổ Bi vì nhà trường bị quá tải.
Điều khiến các vị phụ huynh bức xúc khi số phải chuyển đi đó lại là con em những người dân trong khu đô thị còn các cháu ở ngoài Khu Đô Thị nơi gần với trường tiểu học Cổ Bi hơn thì lại vào tận trong Khu Đô Thị để học.
Điều này gây ra xúc dư luận, đặc biệt là những phụ huynh sống trong Khu đô thị. Để giải quyết bức xúc này, các vị phụ huynh đã nhiều làm việc với các cơ quan chức năng ngành giáo dục huyện Gia Lâm.
Sau nhiều phiên làm việc, Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm quyết định nhận 350 cháu được học trong trường Tiểu học Cao Bá Quát theo QĐ số 1358/TBUBND ngày 10/08/2018 xét theo ưu tiên thứ tự 1, 2, 3.
Tuy nhiên, sau khi rà soát toàn bộ hồ sơ thì phòng Giáo dục và Đào tạo , Ban giám hiệu trường Tiểu học Cao bá Quát công bố, số lượng hồ sơ hợp lệ là 537 học sinh theo đối tượng 1, 2, 3. ( Ưu tiên 1: 279 học sinh, Ưu tiên 2: 232, Ưu tiên 3 :22hs ).
Tất cả được bố trí học tại trường Tiểu học Cao Bá Quát chia làm 10 lớp từ A1 - đến A10.
Sau quyết định là... đi học nhờ
Tuy nhiên, trường Tiểu học Cao Bá Quát chỉ có thể đáp ứng cơ sở vật chất được 7 lớp học và
Ngành Giáo dục huyện Gia Lâm đã quyết định luân chuyển 3 lớp từ A8, A9, A10 sang học nhờ tại Trường Trung học cơ sở Cao Bá Quát.
Việc này đã khiến một số phụ huynh bất bình, theo đơn kiến nghị gửi báo Giáo dục Việt Nam, phụ huynh cho rằng việc chuyển các con học lớp 1 sang trường Trung học cơ sở là không hợp lý.
Phụ huynh trường tiểu học Cao Bá Quát từng bao vây cổng trường đòi giải thích.(Ảnh: L.C)
Nhiều lo ngại đã được chỉ ra trong đó có sự lo ngại về việc thiết kế cơ sở vật chất ko phù hợp; không phù hợp về môi trường giáo dục ảnh hưởng tâm sinh lý của trẻ. Rất nhiều hệ lụy khác về học đường có thể xảy ra khiến các vị học sinh lo lắng như bạo lực học đường, ấu dâm học đường vì các cháu lớp 1 chưa thể có khả năng tự vệ...
Các vị phụ huynh cho rằng hầu hết số cháu trong 3 lớp phải chuyển đi thì thuộc đối tượng ưu tiên số 1 có hộ khẩu tại Cổ Bi.
Để minh chứng cho việc này, các vị phụ huynh đã gửi đến báo Điện tử Giáo dục Việt Nam một loạt danh sách, trong đó có danh sách Nghi vấn sai phạm về hồ sơ tuyển sinh vào trường Tiểu học Cao Bá Quát. Đáng chú ý danh sách này có đến 100 em học sinh lớp 1.
Điều này đã khiến các vị phụ huynh bức xúc mong muốn tìm câu trả lời.
Để làm rõ những nghi vấn trong danh sách này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Trần Minh Mạnh, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm.
Ông Mạnh cho biết, thông qua dư luận phản ánh đồng thời nhận được chỉ đạo từ thường vụ huyện ủy Gia Lâm, ngành giáo dục huyện Gia Lâm đã vào cuộc xác minh bản danh sách đã được cung cấp từ dư luận cũng như báo chí.
Theo thông tin ông Mạnh cung cấp kết quả xác minh cho thấy trong danh sách 100 trường hợp có nghi vấn có 40 trường hợp đúng thuộc dạng ưu tiên 1, 50 trường hợp ưu tiên 2, 4 trường hợp là ưu tiên 3 và có 6 trường hợp đã chuyển trường.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã cung cấp thêm danh sách mà các vị phụ huynh cho rằng danh sách sai phạm đã được các vị phụ huynh xác minh.
Tuy nhiên ông Mạnh cho biết, hiện phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm chưa nắm được danh sách này và sẽ cho xác minh ngay sau buổi làm việc với báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Theo giaoduc.net.vn
Học sinh TP.HCM nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi hơn nửa tháng Thời gian nghỉ Tết từ ngày 28/1/2019 nhằm 23 tháng Chạp đến hết ngày 10/2 tức mồng 6 tháng Giêng. Cộng với hai ngày cuối tuần trước nghỉ Tết, thời gian thực nghỉ là 16 ngày. Trong kế hoạch năm học 2018-2019 mà UBND TP.HCM ban hành, học sinh TP.HCM nghỉ tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, từ ngày 28/1/2019 (thứ Hai) tức...