Học giỏi để giúp quê hương
Hơn 16.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Mỹ, theo số liệu vừa được Bộ Ngoại giao nước này công bố. Hành trình thực hiện giấc mơ du học của nhiều bạn cũng giống như Nguyễn Lộc Bảo Châu: học giỏi để mong có ngày giúp ích cho quê hương.
Bảo Châu (thứ tư từ phải sang) cùng bạn học tốt nghiệp thạc sĩ năm 2011 – Ảnh: nhân vật cung cấp
Bảo Châu tham gia cứu trợ ở châu Phi – Ảnh: nhân vật cung cấp
1. 14 tuổi, Nguyễn Lộc Bảo Châu là học sinh giỏi của Trường THCS Trần Phú, Đà Lạt. Đoạt giải nhì (không có giải nhất) học sinh giỏi tiếng Anh toàn quốc, được tuyển thẳng vào lớp 9 chuyên Anh nhưng Bảo Châu lại thực hiện một quyết định quan trọng đầu tiên trong đời – đi du học. Thi tiếng Anh và được nhận học bổng giao lưu văn hóa của Mỹ, cô gái bé nhỏ một thân một mình sang học tại Trường trung học Oregon ở Illinois. “Tôi bắt đầu cuộc hành trình thực hiện giấc mơ du học nơi xứ người với biết bao khó khăn, thử thách” – Bảo Châu kể với tôi như vậy trong lần gặp cô mới đây ở TP.HCM, lúc này cô đã là nhân vật quan trọng của một ngân hàng lớn thứ năm ở Mỹ – US Bank.
Ba mẹ của Bảo Châu không giàu có, họ là những viên chức sống bằng đồng lương ít ỏi. Vì vậy, suy nghĩ đầu tiên của Bảo Châu khi sang Mỹ là phải học thật giỏi để có học bổng. Thế là cô vùi đầu vào học. Nhờ có vốn tiếng Anh giỏi, cô dễ dàng tiếp thu bài giảng của thầy cô trên lớp và trao đổi thêm với bạn bè. Chỉ hai năm học miệt mài, Bảo Châu đã hoàn tất các tín chỉ của cả ba năm trung học một cách xuất sắc và được nhiều trường đại học cấp học bổng vào học. “Gia đình không có tiền để sang thăm cháu, cháu cũng không có tiền để về thăm nhà. Nhớ thương chúng tôi chỉ biết gói chặt trong lòng. Nhưng nghe cháu học giỏi, được học bổng thì rất vui” – mẹ của Bảo Châu tâm sự.
2. Bảo Châu chọn vào học ngành quản lý kinh doanh quốc tế Trường Augsburg College tại Minneapolis. Bốn năm ở đại học, dù có học bổng toàn phần nhưng cô vẫn tranh thủ đi làm thêm để có tiền đi lại, mua sắm sách vở, tài liệu… và tham gia các hoạt động cộng đồng. Sau cơn bão Katrina, Bảo Châu trong vai trò là phó chủ tịch hội sinh viên của trường đã cùng các bạn đến đây một tuần dọn dẹp, xây cất lại nhà cho người dân. “Cực nhưng rất vui. Là người Việt, chứng kiến nhiều cơn bão ập vào tàn phá miền Trung, tôi hiểu hơn về nỗi đau của con người khi bị thiên tai tàn phá” – cô nói. Rồi Bảo Châu nhận đỡ đầu, hỗ trợ một em bé bị khuyết tật ở Hà Nội (50 USD/tháng) và dạy thêm môn toán cho những sinh viên năm nhất còn yếu môn học này.
Mùa hè năm 2008, trước khi tốt nghiệp đại học, cô nhận làm dự án “Hiệu quả kinh tế của người di dân gốc Việt tại Mỹ”. Cô cho biết do nước Mỹ đang tranh cãi về vấn đề người di dân có tốt cho nước họ không nên cô quyết định làm dự án này. Suốt ba tháng, cô đi tìm gặp người Việt Nam đang làm việc tại các nhà hàng, xưởng xe hơi, doanh nghiệp… để khẳng định hiệu quả kinh doanh của người Việt tại Mỹ. “Nhiều người Việt lúc đầu mới qua chỉ làm thuê nhưng sau đó làm chủ, tạo thêm việc làm cho người Mỹ” – Bảo Châu nói.
Dự án của Bảo Châu được trao thưởng 4.000 USD. Nhưng quan trọng hơn là qua dự án này, cô có cơ hội tiếp cận thượng nghị sĩ, thị trưởng thành phố Minneapolis. Ông thị trưởng thành phố đã nhận Bảo Châu làm trợ lý ngay sau khi cô nhận bằng tốt nghiệp đại học hạng ưu, sau đó cùng với hai thượng nghị sĩ khác giới thiệu cô vào làm tại US Bank.
Video đang HOT
Vừa đi làm, Bảo Châu vừa theo học thạc sĩ quản trị kinh doanh. Hai tuần nghỉ phép theo quy định, cô lại vác balô đến Ethiopia và Kenya thuộc châu Phi để dạy cho các em từ lớp 5 đến lớp 8. Với quê hương mình, Bảo Châu liên lạc với trường cũ để nhận hướng dẫn các em mới sang Mỹ du học về việc làm quen với môi trường, tìm kiếm chỗ ở, mở tài khoản ngân hàng… Đồng thời tìm các nguồn học bổng cho sinh viên trong nước sang Mỹ học.
“Từ năm 2014, tôi sẽ tổ chức cho sinh viên năm cuối ở trường đại học Mỹ về Việt Nam trải nghiệm văn hóa, để giới trẻ hai nước hiểu nhau hơn, từ đó có thể hỗ trợ giúp đỡ nhau sau này. Bên cạnh đó, cùng với một số bạn bè khác, chúng tôi đang triển khai lập một trang web tư vấn về vấn đề ngăn ngừa phòng tránh thai cho trẻ em vị thành niên, trong đó có trẻ em Việt Nam” – cô háo hức chia sẻ.
Theo tuoitre
Hai chị em nhà nghèo nuôi mẹ tật nguyền vẫn học giỏi
Gia đình nghèo khó, thiếu bóng người cha, mẹ lại tật nguyền nhưng Nhàn và Vũ vẫn luôn là học sinh giỏi nhất nhì trường.
Về xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, hỏi thăm hai chị em Nguyễn Thị Nhàn (15 tuổi) vàNguyễn Tấn Vũ (13 tuổi) học sinh trường THCS Lý Tự Trọng, không ai không biết. Họ biết đến không chỉ bởi gia đình các em là một trong những hộ nghèo nhất xã mà điều đặc biệt ở hai em chính là nghị lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn để học tập đạt kết quả cao khiến bạn bè, thầy cô khâm phục.
Tài sản quý giá nhất trong nhà có lẽ là những tấm giấy khen của hai chị em Nhàn và Vũ
Sáng đi học, chiều lên núi nhặt củi
Chúng tôi gặp Nhàn và Vũ vào một ngày đầu năm mới, lúc Nhàn đang thay mẹ nấu bữa cơm tối đạm bạc. Còn Vũ thì đang loay hoay sắp củi ở ngoài sân. Hỏi ra mới biết củi này là do em đi nhặt về, lúc trưa phơi ra cho khô rồi giờ sắp lại thành bó để sáng mai đem bán kiếm tiền mua gạo cho ba mẹ con. Được tận mắt chứng kiến hoàn cảnh sống của gia đình hai em mà chúng tôi không sao kìm được cảm xúc.
Hai chị em Nhà cùng người mẹ tật nguyền trong căn nhà rách nát
Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về Nhàn đó là một cô bé với dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt sáng long lanh, nước da ngăm đen và nổi bật là nụ cười rất duyên. Cô học trò này được bạn bè, thầy cô quý mến không chỉ vì học giỏi mà còn là 1 người tích cực tham gia các phong trào của trường lớp, một cô bé luôn sống hòa đồng và lễ phép với mọi người xung quanh.
Hằng ngày, sau những giờ học căng thẳng trên lớp, Nhàn lại vội vã về nhà phụ giúp mẹ việc nhà. Cứ rảnh ra lúc nào là Nhàn lại tranh thủ lên núi hái rau và nhặt củi cùng em trai để mong sao bán được ít tiền trang trải cuộc sống gia đình và có tiền thuốc thang cho mẹ.
Là một học sinh giỏi toàn diện, hai năm liên tiếp đạt giải cấp huyện năm lớp 4, lớp 5 thế nhưng Nhàn chưa bao giờ hài lòng kết quả đó. Sáng học trên lớp chiều về nhà phải đi hái rau nên tối đến Nhàn lại thức khuyên để học bài, nhiều khi đuối sức em ngủ gật luôn trên bàn đến sáng...
Dù mới có hơn chục tuổi nhưng cô bé đã phải thay mẹ gánh vác cả gia đình
Nhận xét về học trò của mình, cô Bùi Thị Lệ Thủy tâm sự: "Nhàn là một học sinh có ý chí phấn đấu và thành tích học tập rất tốt. Biết em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên nhà trường đã tạo nhiều điều kiện để giúp đỡ em được tiếp tục đến trường".
Dù thua thiệt bạn bè về mọi mặt nhưng 6 năm qua Vũ luôn là một trong những học sinh có học lực đứng đầu toàn trường. Trong năm lớp 7 này, em được chọn vào đội thi học sinh giỏi và là niềm hy vọng sẽ giành được giải thưởng cấp huyện và tiến xa hơn nữa là cấp tỉnh...
Tuy mới 13 tuổi đầu, sức lực còn yếu, ấy vậy mà hằng ngày Vũ vẫn gắng sức theo chị hái rau và nhặt củi kiếm tiền.
Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, giáo viên chủ nhiệm của Vũ xúc động chia sẽ: "Ở lớp Vũ rất ngoan hiền và học giỏi, luôn nhiệt tình với các hoạt động của lớp. Có lẽ do tự ti với hoàn cảnh của gia đình nên em hơi nhút nhát nhưng tôi biết ẩn đằng sau đó là một ý chí vươn lên rất đáng khâm phục".
Dệt ước mơ trong túp lều rách
Nhìn những tấm bằng khen đỏ rực dán đầy trên vách tường cũ kỹ, chúng tôi mới thấy hết được tinh thần hiếu học và ý chí vượt khó của hai em lớn lao đến thế nào. Có lẽ chính cuộc sống lam lũ đã tạo nên tính tự lập và nhóm lên trong hai em ngọn lửa ham học ấy.
Cứ thế gần 9 năm ròng cắp sách đến trường, cả hai em chưa một lần được đi học thêm cũng như mua nổi một cuốn sách nâng cao nào. Ngày qua ngày, hai chị em vẫn nhịn ăn sáng đèo nhau trên chiếc xe đạp cà tàng vượt hàng chục cây số để đến trường, tan học lại cố phóng thật nhanh về nhà lo cơm nước cho mẹ, rồi chiều đến lại lặng lẽ dắt nhau lên núi hái rau, lượm củi...
Ngoài giờ học, Nhàn và Vũ đi hái rau và nhặt củi để nuôi mẹ và có tiền để tiếp tục đến trường
Thương mẹ, hiểu được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, hai chị em không đòi hỏi bất cứ thứ gì, chỉ mong sao có đủ tiền để tiếp tục đến trường theo đuổi ước mơ của mình.
"Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành bác sỹ chữa bệnh cho mẹ", Vũ ngây thơ tâm sự.
Còn Nhàn, khi được hỏi về ước mơ của mình, em trầm tư suy nghĩ: "Chắc hết năm nay em phải nghỉ học ở nhà đi làm để nuôi mẹ và lo cho Vũ đi học tiếp... Nhưng em vẫn muốn đi học lắm, khi nào có điều kiện nhất định em sẽ đi học lại và cố gắng thi vào trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và nếu có cơ hội được học tiếp thì em sẽ quyết tâm thi vào ngành sư phạm để được miễn tiền học phí...".
Nhàn có thể phải nghỉ học để chăm mẹ và lo cho em trai ăn học
Giảng đường Đại học sẽ đón chào Nhàn và Vũ vào một ngày không xa, nhưng hành trình ấy đối với các em dường như cứ dài ra mãi bởi các nghèo, cái bất hạnh cứ đeo đẳng.
Theo TNO
Chàng trai Tây Nguyên chinh phục vô số giải thưởng tại Nga Có niềm đam mê Toán học và Vật lý từ nhỏ, không chỉ học giỏi Lương Lê Hải (thị trấn KrôngKmar, huyện KrôngBông, tỉnh Đắc Lắc) đạt nhiều giải thưởng. Đam mê Ấp ủ niềm đam mê Toán học và Vật lý từ nhỏ, trong thời gian học cấp 3 trường THPT KrôngBông,Lương Lê Hải giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi...