Học giả Trung Quốc vô lý tuyên bố ‘cải tạo đảo không gây hại môi trường’
Một trong những ‘tiếng nói hàng đầu’ của Trung Quốc về biển Đông vừa bác bỏ những lo ngại về tác động tiêu cực mà chương trình xây dựng đảo nhân tạo của Bắc Kinh gây nên, nói rằng môi trường sinh thái biển Đông ‘có thể phục hồi’. Cải tạo đảo không làm ảnh hưởng môi trường!?
Chủ tịch Viện Quốc gia Trung Quốc về biển Đông Wu Shicun nói rằng các biện pháp bảo vệ sinh thái nghiêm ngặt luôn được đặt lên hàng đầu đối với việc xây dựng mà Trung Quốc tiến hành trên bảy bãi đá ở biển Đông.
Những “đặc tính xây dựng môi trường xanh” của dự án “đảm bảo phạm vi khu vực bị ảnh hưởng là ít nhất có thể, khoảng thời gian xây dựng càng ngắn càng tốt và mức độ tác động là tối thiểu”, báo ABC dẫn lời ông Wu.
Chủ tịch Viện Quốc gia Trung Quốc về biển Đông Wu Shicun. (Ảnh: en.nanhai.org)
Trong một nỗ lực nhằm xoa dịu những lo ngại về môi trường, ông cho biết việc xây dựng được tiến hành trên những bãi đá “đã chết rồi”. Ông Wu cho biết vật liệu được nạo vét để xây dựng các công trình cũng là những “mảnh vụn san hô đã chết”.
Quan điểm của Trung Quốc không đáng tin cậy
Tuy nhiên, hãng ABC cho biết tốc độ và quy mô xây đảo nhân tạo của Bắc Kinh trong ba năm qua đã gây ra những quan ngại về ngoại giao và môi trường sinh thải biển ngày càng tăng.
Video đang HOT
“Một đảo san hô không thể trở về hiện trạng như trước một khi bề mặt của nó được bao phủ bằng bùn và cát để tạo ra một đường băng” – Terry Hughes, một nhà sinh vật học biển tại Đại học James Cook (Úc) cho biết.
“Về mặt khoa học, việc tuyên bố các dự án nạo vét lớn ở biển Đông không có tác động lên môi trường là không đáng tin cậy” – ông Terry Hughes nhấn mạnh. Nói cách khác, việc cải tạo đảo mà Trung Quốc tiến hành thời gian qua gây ra những tác động tiêu cực lớn đối với môi trường.
Các chuyên gia biển trước đó đã cảnh báo rằng những sinh vật góp phần tạo nên sự phong phú của các đảo san hô cùng với các sinh vật biển lớn có thể bị tiêu diệt khi cát được nạo vét từ bên trong các đảo san hô. Tuy nhiên, việc xây dựng của Trung Quốc hiện vẫn không cho thấy dấu hiệu chậm lại.
Trung Quốc bồi đắp và xây dựng đường băng trái phép trên đá chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: CSIS)
John McManus, một nhà sinh vật học biển thuộc Đại học Miami (Mỹ) nói rằng hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc “đã làm quá trình mất đi vĩnh viễn các bãi san hô diễn ra nhanh nhất trong lịch sử nhân loại”. Chuyên gia cho biết bên cạnh khu vực các tiền đồn, một khu vực san hô rộng lớn đã bị tàn phá do việc nạo vét cát để xây đảo.
Trong một nghiên cứu hồi tháng 4-2015 của Trường Quốc tế học S. Rajaratnam (Singapore), nhà khoa học biển Youna Lyons thấy rằng: “Các bãi san hô mà con người không tác động tới nhiều thế kỷ trước đây giờ đã biến mất sau khi Trung Quốc xây đảo nhân tạo”.
“Quy mô của việc nạo vét liên tục các đảo, các bãi san hô không có người ở tại biển Đông là chưa từng có trong lịch sử loài người gần đây” – bà Lyons nói.
Bảo Anh
Theo_PLO
Nhân tố Iran "bồi" thêm đòn đau cho kinh tế Nga
Ngày 18/1, đồng nội tệ rúp và thị trường chứng khoán Nga đều giảm giá mạnh do tác động của giá dầu mỏ tiếp tục lao dốc, xuống dưới 28 USD/thùng.
Tại thị trường chứng khoán Moscow, tỷ giá rúp so với USD còn 78,75 rúp/USD so với mức 77,60 rúp/USD khi thị trường đóng cửa hôm 17/1. Tỷ giá này đã cận kề với mức đáy 80 rúp/USD hồi tháng 12/2014. Tỷ giá với đồng euro cũng giảm còn 86,71 rúp/euro so với mức 85,68 rúp/euro của ngày hôm trước
Cũng ngay sau khi mở cửa phiên giao dịch, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Moscow đã giảm 1,1% so với ngày 17/1.
Đồng rúp Nga đã giảm hơn 50% so với đồng USD, kể từ khi giá dầu mỏ bắt đầu xuống dốc. Ảnh: Reuters
Nguyên nhân của sự lao dốc này hiện được giới quan sát đánh giá là do tác động của giá dầu đã giảm thấp còn 27,96 USD/thùng tại London trong sáng 18/1, sau khi một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ là Iran được Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ biện pháp trừng phạt kinh tế liên quan đến xuất khẩu dầu mỏ.
Giá dầu giảm mạnh kéo dài và các biện pháp trừng phạt kinh tế là hai yếu tố tác động mạnh đến nền kinh tế Nga trong cả năm 2015 và đầu năm 2016 do thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt chiếm hơn một nửa thu ngân sách Nga.
Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ áp đặt đối với Moscow, do liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, đã khiến GDP của Nga sụt khoảng 1,5% trong năm 2015. Tuy nhiên, một quan chức giấu tên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây nhận định tình trạng rớt giá của dầu thô tác động nhiều hơn (so với các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU) tới kinh tế Nga.
Trả lời phỏng vấn truyền hình cuối tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho hay tình trạng tụt dốc của giá dầu sẽ khiến nguồn thu ngân sách của Nga thiếu hụt 3.000 tỷ rúp(38,6 tỷ USD) trong năm nay.
Tuy nhiên, ông Siluanov nhận định tỷ giá đồng rúp đã vượt qua tình trạng tồi tệ nhất, trong bối cảnh giá dầu đã giảm gần 4 lần và khó có thể giảm thêm 4 lần nữa so với mức hiện nay.
Giá dầu giảm khiến Chính phủ Nga phải cắt giảm chi tiêu công và thậm chí điều chỉnh lại dự báo vĩ mô cho năm 2016. Hiện ngân sách 2016 của Nga lấy giá dầu là 50 USD/thùng, tới đây có thể sẽ điều chỉnh còn 40 USD. Ngân hàng Trung ương Nga vẫn duy trì một kịch bản tiêu cực khi giá dầu còn 35 USD/thùng, thậm chí thấp hơn.
Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho biết trong bối cảnh hiện nay, Nga sẵn sàng cắt giảm chi tiêu ngân sách, kể cả chi tiêu quân sự.
Trng khi đó ông Siluanov nói rằng, Nga có thể phải sử dụng một phần của Quỹ Tiền tài Quốc gia (NWF) để bù đắp cho ngân sách thâm hụt trong năm 2016, nếu không thực thi các biện pháp điều chỉnh ngân sách tương ứng với mức giá dầu mới.
Kinh tế Nga liên tục bị "tác động" bởi sự sụt giảm mạnh của giá dầu trên thị trường thế giới kể từ giữa năm 2014, trong bối cảnh nguồn thu từ bán dầu khí chiếm gần một nửa nguồn thu ngân sách nước này.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Căng thẳng ngoại giao Ả Rập Xê út và Iran, giá dầu có động lực mới Cẳng thẳng giữa Ả Rập Xê út và Iran đang trở thành biến động địa chính trị mới nhất gây tác động mạnh tới giá dầu. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ả Rập Xê út Adel Al-Jubeir Ả Rập Xê út vừa tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, các nhân viên ngoại giao tại Iran có 48 tiếng đề...