Học giả Mỹ: Hồng Kông gắn với ‘lợi ích cốt lõi’ của Mỹ

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc hay dùng từ “lợi ích cốt lõi” để nhận xằng các khu vực thuộc chủ quyền của nước khác mà điển hình là đường lưỡi bò vô lý, vi phạm luật pháp quốc tế. Lần này, đến lượt người Mỹ dùng từ “lợi ích cốt lõi” khi nói về Hồng Kông.

Mỹ phải có trách nhiệm với Hồng Kông

Báo chí và các chuyên gia hàng đầu của Mỹ cho rằng đây là dịp mà chính quyền của ông Obama cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn, để giúp người dân Hồng Kông vì nó nằm trong “lợi ích cốt lõi” của Mỹ.

Học giả Mỹ: Hồng Kông gắn với &'lợi ích cốt lõi' của Mỹ - Hình 1

Ông Kerry nhiều lần nhắc nhở TQ phải biết hành động kiềm chế

Một khi Hồng Kông được thỏa mãn các yêu sách thì sẽ đến lượt Macau và sau đó có thể là các khu vực khác của Trung Quốc. Một Trung Quốc bị phân mảnh là điều mà Mỹ mong muốn.

Ông Mike Gonzalez – giáo sư thuộc Học viện chính sách và quan hệ đội ngoại Mỹ, đã viết một bài với tựa đề: “Mỹ phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và hỗ trợ dân chủ ở Hồng Kông”. Theo ông Mike, Mỹ có lý do chính đáng để thực hiện chuyện này. Năm 1992, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Chính sách Mỹ – Hồng Kông để thiết lập chính sách của Mỹ đối với Hồng Kông sau khi khu tự trị này được trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997 Trong Đạo luật có một ý quan trọng sau đây:

“Hỗ trợ dân chủ là một nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại Mỹ. Như vậy, áp dụng chính sách của Mỹ đối với Hồng Kông là lẽ tự nhiên… Nhân quyền ở Hồng Kông rất quan trọng đối với Mỹ và có liên quan trực tiếp đến lợi ích của Mỹ tại Hồng Kông. Quá trình chuyển đổi hoàn toàn thành công trong việc thực thi chủ quyền đối với Hồng Kông (của TQ) phải bảo đảm nhân quyền ở Hồng Kông. Nhân quyền cũng là cơ sở cho sự thịnh vượng kinh tế tiếp tục của Hồng Kông”.

Ông Kerry đến Bắc Kinh có tình cờ?

Ông Mike Gonzalez cũng cho rằng tình hình dân chủ ở Hồng Kông hiện giờ rất tệ do Trung Quốc không giữ lời hứa. Khi tiếp nhận Hồng Kông năm 1997 từ Anh, Trung Quốc hứa sau 20 năm sẽ cho người dân Hồng Kông tự do lựa chọn người lãnh đạo. TQ cũng hứa tương tự với Macau vào năm 1999.

Nhưng giờ thì Bắc Kinh đang muốn nuốt lời hứa. Họ muốn người dân Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo của mình, nhưng các ứng cử viên lại phải do “hội đồng” gồm những người thân Bắc Kinh đề cử. Ngoài ra, các ứng viên phải có phẩm chất “yêu nước”, mà theo cách hiểu rõ ràng hơn là “yêu Bắc Kinh”.

Video đang HOT

Giữa tháng 6, Bắc Kinh ra cáo bạch khẳng định rõ không thể có dân chủ đầy đủ tại Hồng Kông như người dân ở đây mong muốn. Điều đó khiến cư dân Hồng Kông tức giận và tổ chức một cuộc trưng cầu về cải cách dân chủ với 800.000 người bỏ phiếu, trong khi Bắc Kinh gọi đây là trò hề. Sắp tới, đến lượt Macau cũng sẽ có cuộc trưng cầu dân ý đòi cải cách dân chủ sâu rộng hơn.

Có lẽ, cả Hồng Kông và Macau đều biết dựa vào lúc Bắc Kinh đang tối tăm mặt mũi vì bị cả thế giới lên án vì hung hăng trên biển Đông, để cất tiếng nói của mình. Và họ cùng chờ sát dịp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sang thăm Trung Quốc để làm rùm beng trong sự khó chịu và khó xử của Bắc Kinh. Không sai khi nói ông Kerry đã tạo thời cơ cho Hồng Kông và Macau phản kháng Bắc Kinh dữ dội.

Theo Một Thế Giới

Trung Quốc đau đầu trước “quả bom bất ổn” Hong Kong

Tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, thậm chí tên lửa hạt nhân cũng chưa làm Trung Quốc tan rã, nhưng những "quả bom bất ổn" thì có thế.

Chính sách "Một nước hai chế độ" chẳng phải là sự "sáng tạo về lý luận" về CNXH mang màu sắc Trung Quốc của "đồng chí Đặng" mà là sự lặp lại hình thái nhà nước phong kiến của Trung Quốc vào thời trên có Thiên triều, dưới có các ông vua con, mỗi ông hùng cứ mỗi phương.

Vì sao Trung Quốc không dám &'xử rắn' với Hong Kong?

Chính sách này ra đời là xuất phát từ vấn đề thu hồi Đài Loan bằng biện pháp quân sự là không thể, đồng thời, thông qua chính sách này khi đối xử với 2 vùng đất được Anh và Bồ Đào Nha trả lại sau 99 năm sẽ tạo ra một tấm gương tốt, ve vãn Đài Loan yên tâm trở về với Đại lục.

Tuy nhiên, do có nhiều lực lượng còn "dị ứng" với chế độ ở Đại lục, thậm chí còn mong muốn Đài Loan độc lập nên khi được đề xuất về "một quốc gia, hai chế độ", Đài Loan (bao gồm chính phủ, các Đảng phái, kể cả những người ủng hộ một Trung Quốc thống nhất) đã bác bỏ chúng ngay dù cho Bắc Kinh tuyên bố sẽ cho phép Đài Loan có quân đội riêng.

Chính sách này với Đài Loan, Bắc Kinh thực hiện khá cứng rắn, đó là nguyên tắc một Trung Quốc (một nước). Bắc Kinh yêu cầu tất cả các quốc gia muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa phải công nhận nguyên tắc một Trung Quốc và không được duy trì quan hệ với Trung Hoa dân quốc.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Tây Tạng cũng tỏ ý mong muốn một chính sách tương tự cho khu tự trị này. Nhưng, Bắc Kinh đã bác bỏ ngay vì cho rằng Tây Tạng khác với các phần lãnh thổ trên là chưa bao giờ trở thành thuộc địa chính thức của quốc gia phương Tây nào.

Không ngán Trung Quốc, Mỹ thẳng thắn tôn trọng Hong Kong

Hong Kong và Ma Cao là nỗi đau, nỗi nhục của Trung Quốc, là 2 mảnh đất của Trung Quốc khi bị thua trận buộc phải cho Anh quốc (Hong Kong) và Bồ Đào Nha (Ma Cao) "thuê mướn" trong 99 năm. Khi Hong Kông được trả lại năm 1997 (Ma Cao 1998), bằng chính sách "một nước 2 chế độ" hay "mèo trắng, mèo đen..." đã phát huy tác dụng, Hong Kong trở thành một cửa ngõ để Trung Quốc thu hút đầu tư, là "con ngỗng vàng đẻ trứng" cho kinh tế Trung Quốc khởi sắc.

Trung Quốc đau đầu trước quả bom bất ổn Hong Kong - Hình 1

Người dân Hong Kong xuống đường biểu tình

Nhưng bất cứ một hình thái phát triển xã hội nào cũng tuân thủ theo quy luật, có tính khoa học, nếu áp đặt theo ý muốn chủ quan sẽ tạo ra mâu thuẫn để phủ định sự tồn tại đó. Huống chi "một nước 2 chế độ" chỉ là một đối sách mà không phải là một chân lý của CNXH Khoa học thì tất yếu sẽ bị phá sản. Và thực tế hiện tại, chính sách "một nước 2 chế độ" đã lỗi thời, không còn tác dụng.

Hong Kong là nỗi bất an của Trung Quốc

Nếu như bất ổn chính trị là một quả bom đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội Trung Quốc hiện hành thì quả bom này có 3 ngòi nổ nguy hiểm mà Trung Quốc bằng mọi giá phải ngăn chặn. Đó là, lạm phát, thất nghiệp và ly khai, mà "ly khai" đang là hiện hữu, thách thức lớn nhất.

Rõ ràng là có thể tồn tại nhiều thành phần (nền) kinh tế trong một chế độ (mộ nước), nhưng tồn tại nhiều chế độ trong một quốc gia chẳng khác nào nhốt hổ, báo, chó sói...trong một chuồng.

Trong bối cảnh đất nước đang còn tồn tại những kẻ k.hủng b.ố, đòi ly khai âm ỉ của các khu tự trị như Tân Cương, Tây Tạng và tác động của khu vực như Ukraine thời gian qua, Trung Quốc đã thấy sự bất an về chính sách "một nước 2 chế độ" dành cho Hong Kong khi chính nó đã trở thành một mảnh đất màu mỡ cho mầm ly khai đ.âm chồi nảy nở.

Dấu hiệu lây nhiễm nền dân chủ phương Tây từ Hong Kong đã khiến Hoàn Cầu thời báo lên tiếng trấn an "Trung Quốc không phải là Ukraine và Hong Kong không có khả năng trở thành một là Kiev hay Donestk".

Đúng vậy, Hong Kong không thể là Donestk lại càng không thể là Crimea, nhưng một chế độ chính trị khác với chế độ chính trị Trung Quốc, một nền dân chủ khác với nền dân chủ Trung Quốc...mới chính là một ngòi nổ cực kỳ nguy hiểm và nhạy cảm.

"Một Trung Quốc thống nhất không giúp gì nhiều cho cá nhân chúng tôi. Tôi không muốn một quốc gia lớn, mỗi tỉnh có thể độc lập và chúng ta có thể sống chung với nhau trong sự khác biệt"... tuy là một tiếng nói từ tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc (Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) nhưng đã phản ánh một ý tưởng, một nguyện vọng...nguy hiểm đều từ nguồn cảm hứng Hong Kong mà ra.

Hong Kong đã không còn tác dụng như trước với nền kinh tế Trung Quốc hiện tại, chế độ chính trị tại Hong Kong biến Hong Kong trở thành một khối u rất khó chịu cho Bắc Kinh mà nếu không điều trị, phòng ngừa sẽ trở thành u ác tính hay một ổ vi rút truyền nhiễm nguy hại cho chế độ hiện hành Trung Quốc mà Bắc Kinh không muốn.

Xử lý Hong Kong-Bài toán quá khó!

Trung Quốc dứt khoát không thể chấp nhận bầu cử theo kiểu Hong Kong.

Hệ quả xảy ra là Hong Kong phản đối quyết liệt (đương nhiên rồi) và nguy hiểm hơn nữa là Đài Loan tố cáo Trung Quốc can thiệp vào Hong Kong. Các nhà hoạt động chính trị cả hai nơi Đài Loan và Hong Kong luôn nêu bật cụm từ "Hôm nay Hong Kong, Đài Loan ngày mai" như là một cảnh báo về ảnh hưởng của phán quyết mà Bắc Kinh sẽ thực hiện.

Xử lý "sạch sẽ" Hong Kong thì sẽ làm phá sản sách lược với Đài Loan dẫn đến Đài Loan sẽ buộc phải lựa chọn phương án đối đầu hơn là đối thoại. Khi đó thu hồi Đài Loan chỉ còn con đường bạo lực mà phương cách đó lại không một chút khả thi.

Trung Quốc quyết tâm đưa Hong Kong vào "khuôn khổ" bằng cách nào?

Một "Thiên An Môn" tại Hong Kong là điều không thể khi chế độ Hong Kong đang đậm đặc yếu tố bên ngoài, một cuộc cấm vận kinh tế tổng lực của phương Tây, Mỹ, Nhật Bản...sẽ làm cho 3 ngòi nổ của quả bom bất ổn được kích hoạt nhanh hơn, quả bom có sức công phá mạnh hơn. Nhưng không đưa Hong Kong vào "khuôn khổ" thì điều đó không chỉ là để làm tấm gương cho Đài Loan trở về với Đại lục mà còn là tấm gương cho Tân Cương, Tây Tạng và các tỉnh thành khác "học tập, noi theo"...

Liệu rồi sự áp đặt của Bắc Kinh có khiến Hong Kong chùn bước? Liệu cuộc biểu tình, trưng cầu dân ý... đã nổ ra tại Hong Kong vừa qua chỉ là mới bắt đầu hay đã là đỉnh cao của sự phản kháng?...Thời gian sẽ trả lời. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đến lúc buộc phải lựa chọn, có điều, lựa chọn kiểu gì cũng đều dẫn đến sự tổn thương nghiêm trọng cho nội tình đất nước. Và liệu rồi mỗi khi nội bộ Trung Quốc có vấn đề là nhà cầm quyền lại hướng dư luận, hướng sự chú ý trong nước ra bên ngoài theo cách "chuyển lửa sang láng giềng" mà họ thường vận dụng?

Không còn nghi ngờ gì nữa, Hong Kong là ngòi nổ của quả bom bất ổn với Trung Quốc và nguy hiểm hơn khi ngòi nổ này có tính năng "chống tháo gỡ".

Theo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar
05:57:06 02/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1
15:04:17 01/07/2024
Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine
16:50:55 01/07/2024

Tin đang nóng

Đệ nhất mỹ nhân là "ngoại lệ" của showbiz xuống sắc đáng tiếc sau 20 năm, U60 sống cô độc với 25.000 tỷ
07:00:06 03/07/2024
Diễn viên đình đám tranh chấp gần 6 tỷ với chồng cũ, còn bị xúc phạm "cô đi mà sinh con với người khác"
06:55:47 03/07/2024
Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ, 27 năm sau bí mật bị phanh phui vì một hành động của mẹ
08:43:57 03/07/2024
Hé lộ thời điểm Khánh Vân và bạn trai hơn 17 t.uổi tổ chức đám cưới
08:53:30 03/07/2024
Mỹ nhân gầy trơ xương đáng báo động vì giảm cân cực đoan, lý do đằng sau khiến dân tình sốc nặng
08:56:08 03/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim trước thềm tập cuối: An Nhiên được "tẩy trắng" nhưng chưa gây phẫn nộ bằng thái độ của Ngân Hà
09:23:25 03/07/2024
Chùm ảnh: Thủ môn cứu thua không tưởng, Thổ Nhĩ Kỳ vào tứ kết EURO 2024
07:53:10 03/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim - Tập 50: An Nhiên hôn mê vì cứu bé Kitty, mọi hận thù hóa giải
07:16:44 03/07/2024

Tin mới nhất

Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?

07:00:42 03/07/2024
Những gì Ukraine đã làm là tìm ra những loại vũ khí nhỏ rẻ t.iền, dễ sản xuất và hiệu quả, theo một cách nào đó, có thể làm giảm lợi thế đó của Nga, lợi thế về quy mô nhờ chi phí rẻ, nhanh, linh hoạt, dễ sử dụng và hiệu quả.

Nga sẽ đình chỉ tham gia Hội đồng Nghị viện OSCE

06:58:50 03/07/2024
Nga cho rằng không có ý nghĩa gì khi nước này làm việc trong một tổ chức không còn là nền tảng để cân bằng và hài hòa giữa các bên.

250.000 người tại Gaza chịu tác động do lệnh sơ tán mới của Israel

06:42:46 03/07/2024
Cùng ngày, sau lệnh sơ tán nói trên, lực lượng Israel đã tiến hành các cuộc không kích tại phía Nam Gaza và giao tran với các tay s.úng của nhóm Hồi giáo vũ trang Jihad.

Israel từ chối đề nghị hỗ trợ của Ukraine trong ứng phó với UAV

06:41:02 03/07/2024
Ukraine đã lên kế hoạch mời các chuyên gia Israel nghiên cứu UAV và thử nghiệm hệ thống chống UAV để đổi lấy các công nghệ tiên tiến mà Israel dường như không muốn cung cấp.

Nga cảnh báo Israel về việc chuyển tên lửa Patriot cho Ukraine

06:37:49 03/07/2024
Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng việc đưa vũ khí nước ngoài tới Ukraine sẽ không ngăn cản Moskva đạt được các mục tiêu quân sự của mình mà chỉ kéo dài cuộc giao tranh và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.

Lo bài học Ukraine, Estonia tăng cường năng lực quân sự

05:42:48 03/07/2024
Quốc gia vùng Baltic thành viên EU đang tăng cường khả năng quân sự của mình, trong khi NATO cũng tăng cường hiện diện ở khu vực này.

Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?

05:41:25 03/07/2024
Thời đại mà con người thường xuyên cúi mặt xuống chiếc điện thoại, thời hai ngón tay cái di chuyển với tốc độ ánh sáng trên màn hình smartphone đang dần kết thúc.

Kinh tế Eurozone ghi nhận dấu hiệu tích cực

21:31:32 02/07/2024
Con số này cho thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - mức mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) coi là lý tưởng để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả.

Hai quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

21:07:23 02/07/2024
Malaysia và Indonesia đã tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình. Tính đến cuối tháng 4, Malaysia có 862 nhân sự tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi đó, Indonesia có 2.715 nhân sự.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

21:00:55 02/07/2024
Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy

20:26:14 02/07/2024
Đối với các mẫu xe điện hiện có trên thị trường, thời gian sạc lâu là nhược điểm lớn. Điều này kéo dài thời gian di chuyển của các chuyến đi và gây bất tiện cho những chủ xe chưa thể sạc đủ pin ô tô tại nhà.

Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo

20:14:00 02/07/2024
Ông Zack Smith - Thư ký Quốc gia của Liên minh Công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp và Hàng hải (CFMEU) - ca ngợi quyết định này của chính phủ, cho rằng lệnh cấm sẽ cứu mạng sống của các công nhân xây dựng tại Australia.

Có thể bạn quan tâm

Top 7 "tiên cảnh" mùa hè Nhật Bản

Du lịch

10:59:09 03/07/2024
Nổi tiếng với bốn mùa rõ rệt, Nhật Bản mỗi mùa mang đến những khung cảnh đặc trưng và tuyệt đẹp riêng. Bất kể bạn đến Nhật Bản vào thời điểm nào trong năm, đều có những cảnh sắc thiên nhiên làm say đắm lòng người chờ đón bạn.

Nửa đêm lọ mọ về nhà thấy một 'quý bà' sang chảnh đang đứng trước cửa, tôi nép vào gần đó theo dõi thì c.hết điếng khi thấy người đàn ông này bước tới

Góc tâm tình

10:58:01 03/07/2024
Khi thấy người đàn ông này đến đón mà tôi há hốc mồm kinh ngạc, giờ tôi nó nên nói tin này cho cả nhà biết hay không đây? Tôi và chồng ở riêng, không sống cùng gia đình chồng.

Top 4 phim nổi bật trên Netflix tháng 7/2024

Phim âu mỹ

10:56:56 03/07/2024
Số lượng phim mới được Netflix bổ trung vào tháng này không nhiều. Tuy nhiên, phần cuối cùng của những thương hiệu có tiếng sẽ là yếu tố giữ chân khán giả trong mùa hè này.

Stray Kids nhá hàng teaser, Jin (BTS) tham gia show sống còn

Nhạc quốc tế

10:50:41 03/07/2024
Stray Kids phát hành mini album mới ATE , Jin (BTS) sẽ tham gia chương trình truyền hình thực tế Half-star Hotel in Lost Island của đài MBC.

Thu nhập 65 triệu/tháng, có 7 cây vàng, 500 triệu tiết kiệm vẫn không dám "sống thoải mái" chỉ vì 1 lý do

Sáng tạo

10:42:27 03/07/2024
Muốn mua nhà ở Hà Nội mà không học cách chi tiêu tiết kiệm, chẳng biết đến kiếp nào mới cầm được chiếc sổ đỏ trong tay...

Liveshow Cẩm Ly - nhạc trẻ sẽ được biến hóa trendy hơn

Nhạc việt

10:41:03 03/07/2024
Sau 9 năm kể từ khi Tự tình quê hương 5, tháng 8-2024, ca sĩ Cẩm Ly sẽ tiếp tục tổ chức liveshow Tự tình quê hương 6.

Bắt quả tang nhóm đối tượng đ.ánh b.ạc bằng hình thức đá gà qua mạng

Pháp luật

10:41:00 03/07/2024
Ngày 03/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cần Đước, tỉnh Long An đang tạm giữ 6 đối tượng để điều tra làm rõ hành vi đ.ánh b.ạc, tổ chức đ.ánh b.ạc.

Những nẻo đường gần xa - Tập 28: Đông lao đến gặp Vinh giữa đêm khuya chỉ sau một cuộc gọi

Phim việt

10:07:22 03/07/2024
Mặc cho Dũng ra sức ngăn cản nhưng Đông vẫn cương quyết bắt taxi đến chỗ Vinh sau khi nhận cuộc điện thoại của anh ta.

Từng sở hữu làn da ngăm, Hà Hồ 'lột xác', tỏa sáng với làn da trắng bóc nhờ bí quyết này

Làm đẹp

10:03:16 03/07/2024
Hồ Ngọc Hà được nhiều khán giả biết đến khi xuất hiện trong phim Hoa cỏ may. Khi đó, nữ hoàng giải trí sở hữu làn da ngăm xỉn màu. Tuy nhiên kể từ khi Nam tiến, màu da đã đổi khác. Người đẹp trở nên trắng sáng hơn. Bí quyết nào để cô đư...

Lan truyền 6 cái tên bị loại của Anh Trai Say Hi, có cả sao nam hot nhất show khiến netizen bùng nổ tranh cãi!

Tv show

10:03:02 03/07/2024
Một trong những danh sách bị loại được đồn thổi gồm 6 cái tên: Anh Tú Atus, Dương Domic, WEAN, Captain, Công Dương, Nicky.

Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn

Tin nổi bật

09:39:22 03/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội Hải Phòng sau va chạm giao thông, còn tài xế bị thương nặng.